Đàm phán trần nợ công của Mỹ tiến triển, giá dầu thô, kim loại tăng
![]() |
Ngày hôm qua, Sở Chicago và Sở Giao dịch Kim loại LME đóng cửa nghỉ Lễ Chiến sĩ trận vong (Memorial Day). Trong khi đó, giá các mặt hàng năng lượng và kim loại được giao dịch trong ngày hôm qua nhìn chung được hỗ trợ trong bối cảnh đàm phán trần nợ công của Mỹ có chuyển biến tích cực.
Giá dầu duy trì đà tăng
Giá dầu trải qua một phiên giao dịch đầy giằng co khi nhà đầu tư cân nhắc các tin tức xoay quanh vấn đề trần nợ công và khả năng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Kết thúc phiên 29/5, giá dầu thô WTI tăng 0,51% lên 73,04 USD/thùng, giá dầu thô Brent có mức tăng khiêm tốn hơn, chỉ 0,16% lên 77,1 USD/thùng.
![]() |
Sức mua xuất hiện ngay từ phiên sáng thúc đẩy giá dầu tăng 1% sau khi có tin tức cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc nâng trần nợ và giới hạn chi tiêu của chính phủ Mỹ trong hai năm tới. Cả hai nhà lãnh đạo bày tỏ tin tưởng rằng các thành viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ ủng hộ thỏa thuận này.
Tuy nhiên, giá giảm trở lại từ phiên chiều, và làm “bốc hơi” đà tăng của phiên sáng khi thị trường một lần nữa lại lo ngại về việc Fed vẫn tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Chỉ số giá tiêu dùng (PCE) được công bố trong tuần trước vẫn cao hơn so với mức dự báo, khiến cho các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản nữa. Công cụ theo dõi của CME cho biết xác suất cho kịch bản này đang là 58,5%.
Lãi suất cao sẽ tiếp tục gây sức ép lên nền kinh tế Mỹ nói riêng, và nền kinh tế toàn cầu nói chung, khi đồng USD là đồng tiền thanh toán chính trong các hoạt động thương mại quốc tế.
Trên thị trường hàng thực, theo số liệu của Reuters, nhập khẩu dầu thô của châu Á đang trên đà phục hồi mạnh mẽ trong tháng 5 với hai khách hàng lớn nhất của khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ. Vào đầu tháng 5, có tổng cộng 27,73 triệu thùng dầu thô mỗi ngày (bpd) dự kiến sẽ được bốc dỡ tại các cảng, tăng 8,6% so với mức 26,39 triệu thùng/ngày trong tháng 4 và cũng là mức cao nhất trong năm 2023.
Nhập khẩu dầu thô qua đường biển và đường ống của Trung Quốc từ Nga dự kiến sẽ tăng từ 1,74 lên mức 2,0 triệu thùng/ngày trong tháng 5. Điều này đồng nghĩa với việc Nga một lần nữa thay thế Saudi Arabia trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc.
Các nhà đầu tư sẽ cần theo dõi số liệu về sản lượng dầu thực tế của Nga, nhất là khi cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đang đến gần. Bởi Nga là một trong những thành viên cam kết mức cắt giảm lớn, bên cạnh Saudi Arabia.
Thị trường kim loại phân hóa
Giá đồng COMEX giảm 0,26% xuống 3,67 USD/pound. Giá đồng tăng khá mạnh trong phiên sáng do được hưởng lợi từ những tiến bộ trong thỏa thuận trần nợ công. Tuy nhiên, triển vọng tiêu thụ của kim loại công nghiệp này vẫn còn mờ nhạt, khiến lực bán áp đảo trong phiên tối.
Dữ liệu của Sở giao dịch Kim loại London (LME) cho thấy các quỹ phòng hộ đã chuyển sang vị thế bán ròng đối với đồng LME, đánh dấu vị thế bán ròng lần đầu tiên kể từ tháng 06/2020, do nhu cầu tiêu thụ yếu trong khi nguồn cung ổn định.
![]() |
Trái lại, giá quặng sắt trên Sở giao dịch Singapore tăng 2,21% lên 102,8 USD/oz nhờ triển vọng tiêu thụ tích cực từ Khu vực các nước Đông Nam Á (ASEAN). Theo số liệu do Viện Gang thép Đông Nam Á công bố, nhu cầu thép tại 6 nước ASEAN (Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore) trong năm 2023 dự kiến sẽ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 77,6 triệu tấn.
Hơn nữa, về phía Trung Quốc, nhà tiêu thụ sắt lớn nhất, mức lợi nhuận của các doanh nghiệp tiếp tục đạt mức tăng trưởng âm trong 4 tháng đầu năm. Cụ thể, mức lợi nhuận công nghiệp từ tháng 1 - 4 đã giảm 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái, do các doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với những thách thức như nhu cầu tiêu thụ yếu, tình trạng giảm phát giá sản xuất kéo dài và kinh tế tăng trưởng chậm.
Điều này tiếp tục thúc đẩy kỳ vọng của nhà đầu tư về việc Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tung ra các gói kích thích tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR).
Giá thép nội địa giảm lần thứ 8 liên tiếp
Trên thị trường nội địa, sau 6 lần điều chỉnh tăng liên tục hồi đầu quý I năm nay, giá thép trong nước hiện đã ghi nhận lần điều chỉnh giảm thứ 8 liên tiếp chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng. Hôm nay 30/05, nhiều doanh nghiệp đã tiếp tục hạ giá thép thêm từ 200 - 510 đồng/kg, chủ yếu ở dòng thép cuộn CB240. Hiện giá thép xây dựng nội địa dao động phổ biến từ hơn 14.100 đồng đến hơn 15.300 đồng/kg, thấp hơn khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lý giải nguyên nhân giá thép liên tục phải điều chỉnh giảm, MXV cho rằng, để kích cầu tiêu thụ nên các doanh nghiệp trong ngành buộc phải giảm giá chung với đà giảm của thế giới. Giá thép cây giao dịch trên Sở giao dịch Thượng Hải hiện thấp hơn khoảng 26% so với mức đỉnh trong năm 2023 vào tháng 3 và thấp hơn gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt khác, giá các loại nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất thép cũng đang trong xu hướng giảm, đồng thời nguồn cung thép cũng đang khá dồi dào và tình hình hàng tồn kho còn lớn.
Giá quặng sắt trên Sở giao dịch Singapore hiện giao dịch khoảng 105 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức 130 USD/tấn hồi giữa tháng 3 và thấp hơn khoảng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá than mỡ luyện cốc hiện cũng giảm khoảng 60% so với giá than cốc cao nhất ghi nhận vào hồi cuối quý I/2022. Giá thép phế liệu nội địa cũng điều chỉnh giảm từ 400 đồng/kg đến 600 đồng/kg giữ mức 8.800 đến 9.200 đồng/kg.
Xét về nhu cầu, hiện mức tiêu thụ các sản phẩm thép trong nước tiếp đà suy yếu. Lượng thép xây dựng bán ra trong tháng 4/2022 giảm hai chữ số, về mức thấp thứ hai kể từ năm 2022, dù giá liên tục giảm. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thành phẩm đạt hơn 8,8 triệu tấn, giảm 22,4% so với cùng kỳ năm 2022; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 8,1 triệu tấn, giảm 23,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhu cầu tại các thị trường lớn của xuất khẩu thép Việt Nam như EU, Mỹ cũng được đánh giá kém tích cực khi mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao. Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các tin khác

Ủy ban châu Âu dự báo tăng trưởng kinh tế EU sẽ giảm tốc

Sắc đỏ phủ kín bảng giá, chỉ số MXV-Index xuống ‘đáy’ 6 tuần

Các quan chức Fed dự báo khác nhau về tương lai lãi suất

Chỉ số hàng hóa xuống mức thấp nhất 1 tháng

Sản lượng dầu của OPEC vẫn tăng dù Saudi Arabia cắt giảm mạnh

Số liệu mới giúp Fed và ECB lạc quan về cuộc chiến chống lạm phát

Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc phục hồi chậm lại trong tháng Chín

Triển vọng giá dầu và kim loại quý tuần 2-8/10

Giá nông sản, đường, cà phê đồng loạt giảm mạnh

Kinh tế Mỹ tăng trưởng vững chắc

Giá dầu tăng mạnh và còn có thể tiếp tục

RBA có thể giữ lãi suất trong tháng 10 và tăng trở lại vào cuối năm

Giá dầu đảo chiều giảm mạnh, kim loại đón nhận lực mua tích cực

Nhật Bản: Lạm phát chậm lại trong tháng Chín

Úc: Lạm phát tiếp tục nóng hơn trong tháng Tám

Giám đốc ADB: Việt Nam khá thành công trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô

CIC cảnh báo hiện tượng lừa đảo "kiểm tra điểm tín dụng"
![[Infographic] Giá xăng giảm trong phiên điều hành 2/10](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/102023/02/15/medium/infographic-gia-xang-giam-trong-phien-dieu-hanh-2102023-20231002155928.jpg?rt=20231002155931?231002042521)
[Infographic] Giá xăng giảm trong phiên điều hành 2/10

WB: Sức cầu yếu khiến GDP của Việt Nam chững lại, dự báo ở mức 4,7%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
NHNN Quảng Trị tổ chức Hội nghị chuyên đề Quỹ tín dụng nhân dân năm 2023
Bình Định: Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đà Nẵng: Agribank ra mắt chợ, tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Thanh toán không tiếp xúc là xu hướng của thời đại mới

Nhiều ưu đãi dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB

Hành trình chuyển đổi BIDV Core Banking và những điều “lần đầu tiên” thực hiện

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ
