Để hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi phân phối toàn cầu
Đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị AEON: Doanh nghiệp đóng vai trò quyết định Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị Lotte Mart |
Sữa Vinasoy là sản phẩm dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành hộp giấy, chiếm 90% thị phần Việt Nam; xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung QUốc, Canada… Nước giải khát, bánh kẹo, bia, nha và các sản phẩm dịch vụ khác của Đường Quãng Ngãi đạt Thương hiệu Quốc gia nhiều năm liền, được người tiêu dùng ưa chuộng và đưa vào hệ thống siêu thị lớn trong nước và quốc tế…
“Để chiếm được lòng tin người tiêu dùng như vậy, bên cạnh ứng dụng khoa học trong trồng trọt, chế biến và quản trị thì chất lượng sản phẩm của công ty được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế FSSC 22000 được công nhận bởi GFSI - Tổ chức sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu và các tiêu chuẩn của Việt Nam”, ông Hiệp cho biết.
Trên thực tế, số doanh nghiệp có thể đầu tư bài bản như Đường Quảng Ngãi không ít, nhưng để chiếm lĩnh được thị trường trong nước và tham gia sâu hơn vào các kênh phân phối hiện đại, xa hơn là chuỗi phân phối toàn cầu vẫn là bài toán “loay hoay” của nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay.
Chia sẻ về bài toán này, từ kinh nghiệm hợp tác với rất nhiều nhà cung cấp trong nước để đưa hàng hóa, thực phẩm, các mặt hàng nông sản Việt Nam vào phân phối tại hệ thống siêu thị, ông Park Chang Lyul, Giám đốc Vận hành LOTTE Mart Việt Nam khuyến nghị những điểm mà các nhà sản xuất, cung ứng trong nước nên chú ý, cải thiện.
Thứ nhất, với mặt hàng thực phẩm, mỗi đơn vị sẽ có bộ hồ sơ riêng để tiếp nhận. Các nhà cung cấp trước tiên phải đáp ứng về mặt giấy tờ chứng nhận chất lượng sản phẩm, chứng nhận hoạt động cũng như tìm hiểu về quy trình giao nhận hàng hóa của hệ thống bán lẻ để đảm bảo cung cấp đầy đủ giấy tờ cần thiết.
So với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp nước ngoài, mẫu mã của sản phẩm trong nước chưa có tính cạnh tranh cao |
“Trong thời gian qua, chúng tôi thấy hồ sơ pháp lý của các nhà cung cấp, đặc biệt các nhà cung cấp quy mô nhỏ và vừa, thường thiếu hoặc không theo quy chuẩn, khiến cho việc xét duyệt hồ sơ rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Vậy nên đối với những hồ sơ pháp lý như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP/HACCP/ISO 22000/Viet GAP/GlobalGAP/Organic, kết quả kiểm nghiệm, quy định tem nhãn… cần phải được tuân thủ chuẩn và đầy đủ”.
Thứ hai, về mẫu mã bao bì sản phẩm, các nhà cung cấp nội địa dù đã có sự cải thiện trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa theo kịp những thay đổi của thị trường. So sánh với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp nước ngoài, mẫu mã của sản phẩm trong nước chưa có tính cạnh tranh cao. Vì vậy, các nhà cung cấp cần đầu tư thêm vào mẫu mã bao bì sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp để bắt kịp sự thay đổi của thị trường và tạo hiệu ứng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần chú trọng vào vấn đề nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm, một trong những yếu tố giúp đưa hàng vào siêu thị dễ hơn. Việc sử dụng tem truy xuất hàng hóa dưới dạng QR code sẽ giúp bảo vệ và khẳng định chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp.
Thứ ba, yếu tố quan trọng để thu hút người tiêu dùng là độ đồng đều chất lượng hàng hóa, đảm bảo đủ sản lượng cung cấp và giữ được sản phẩm tươi ngon khi vận chuyển đến siêu thị.
“Chúng tôi nhận thấy nhiều nhà phân phối gặp khó khăn trong việc đảm bảo thời gian giao hàng, bị chậm trễ hoặc thiếu hàng, hay hàng hóa không đạt đủ điều kiện giao nhận. Nếu các nhà cung cấp trong nước cải thiện được các vấn đề này thì con đường đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị hiện đại như LOTTE Mart sẽ rất rộng mở”, ông Park Chang Lyul chia sẻ thêm.