Để phát triển năng lượng tái tạo
![]() | Vẫn lo thiếu điện mùa nắng nóng 2022 |
Ngày 2/6/2022, Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch đã công bố Báo cáo triển vọng Năng lượng Việt Nam. Đây là lần thứ 3 báo cáo này được công bố (2 ấn phẩm trước được xuất bản vào năm 2017 và 2019).
Báo cáo chỉ ra, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và dân số, nhu cầu năng lượng trong tương lai của Việt Nam sẽ gia tăng nhanh. Điều này đòi hỏi hệ thống năng lượng của Việt Nam phải phát triển nhanh chóng, dẫn đến rất nhiều thách thức như chi phí xây dựng, vận hành, nâng cao năng lực truyền tải điện, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.
Tuy nhiên, Báo cáo cũng nhấn mạnh, Việt Nam hoàn toàn có thể có được một hệ thống năng lượng có mức phát thải ròng bằng 0 với chi phí tăng thêm chỉ 10% so với kịch bản cơ sở nếu thực hiện đúng cách. Do vậy, Việt Nam cần hành động sớm để mức phát thải đạt đỉnh không muộn hơn năm 2035 nhằm tránh chi phí quá cao.
![]() |
Nhanh chóng để nguồn điện từ năng lượng tái tạo thay thế chính cho nhiên liệu hóa thạch |
Để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 với chi phí thấp nhất, nguồn điện từ năng lượng tái tạo cần phải là nguồn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sản xuất nhiên liệu điện phân. Hệ thống nguồn điện từ năng lượng tái tạo cần đáp ứng 70% nhu cầu năng lượng vào năm 2050. Các nguồn năng lượng tái tạo chính là điện mặt trời (75%) và điện gió (21%).
Đáng chú ý, Việt Nam cần ngừng quy hoạch xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới và cải tạo các nhà máy đang vận hành để tăng mức độ linh hoạt và hỗ trợ tích hợp hiệu quả hơn các nguồn năng lượng tái tạo. Ngoài ra, cần hạn chế xây mới các nhà máy nhiệt điện khí và LNG do công suất 25 GW theo quy hoạch điện hiện tại đã là quá đủ để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Đồng thời, hướng tới đạt được mức phát thải ròng bằng 0 sẽ giúp Việt Nam không phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu. Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu của Việt Nam dự kiến sẽ tăng cao trong thập kỷ tới.
Dự kiến đến 2050, tỷ trọng nhiên liệu nhập khẩu có thể lên đến 70% tổng cung năng lượng trong kịch bản cơ sở, tương đương với chi phí 53 tỷ USD. Giảm nhập khẩu nhiên liệu hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 đồng nghĩa với việc hệ thống năng lượng cũng sẽ giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động giá nhiên liệu.
Tuy vậy, việc phát triển năng lượng tái tạo cũng đang phải gặp phải một số bất cập. Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho hay, về hệ thống điện, đến năm 2021, tổng công suất lắp đặt của các nguồn điện là 78,4 GW, quy mô hệ thống điện của Việt Nam đứng đầu ASEAN. Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về đầu tư vào nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời). Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với thách thức về truyền tải, quá tải lưới điện ở một số thời điểm khi năng lượng tái tạo phát triển mạnh.
Đồng thời, việc thúc đẩy năng lượng tái tạo và đẩy mạnh sử dụng hiệu quả còn nhiều rào cản như hoàn thiện và ổn định cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, chi phí đầu tư.
Lý giải về vấn đề này, đại diện Bộ Công thương cho biết, thời gian qua để khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, Chính phủ đã có ưu đãi thông qua cơ chế giá cố định (giá FIT). Tuy nhiên, cơ chế này hiện đã hết hạn, vì vậy, Bộ Công thương đang nghiên cứu để chuyển sang cơ chế khác.
Hiện tại, Bộ Công thương đang tham mưu Chính phủ ban hành chính sách theo hướng đảm bảo cạnh tranh nguồn năng lượng tái tạo theo cơ chế đấu thầu, với khung giá rõ ràng.
Về thủ tục hành chính, đại diện Bộ Công thương nêu quan điểm, doanh nghiệp Việt Nam hay bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào tham gia đầu tư vào năng lượng tái tạo cần phải tuân thủ pháp luật Việt Nam từ khâu phát triển dự án, tới vận hành... Trước phản ảnh còn có nhiều thủ tục hành chính phát sinh, làm khó nhà đầu tư, Bộ Công thương sẽ ghi nhận và tham mưu với các cấp lãnh đạo, xem điều chỉnh thủ tục hành chính theo hướng rút gọn, đảm bảo hợp lý khi đầu tư vào Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An, Việt Nam đang hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo hướng đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với tăng cường đảm bảo hệ thống truyền tải. Đồng thời, dự kiến không phát triển dự án nhiệt điện than mới vào năm 2030, giới hạn nguồn điện khí LNG để tránh những rủi ro liên quan tới biến động giá dầu, căng thẳng địa chính trị trên thế giới. Với mục tiêu đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Quan trọng hơn đó là không để giá năng lượng vượt mức chi trả của người dân.
Các tin khác

Kết nối doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Hội nghị kết nối cung ứng sản phẩm với doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh

FPT ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Mila

Tổng lợi nhuận sau thuế của 50 công ty niêm yết tốt nhất đạt 228.096 tỉ đồng

Báo chí - doanh nghiệp: Lấy cái đẹp, dẹp cái xấu, cùng nhau vượt khó

Cải tiến công nghệ mở ra nhiều cơ hội

TOP 10 công ty đại chúng hiệu quả nhất năm 2023: “Gọi tên” HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa chất Đức Giang

Thủ tướng hai nước Việt Nam, Úc chứng kiến lễ công bố đường bay thẳng thành phố Hồ Chí Minh – Brisbane của Vietjet

Bay quốc tế với vé 0 đồng từ hãng hàng không Vietjet

Nghị định 13 sẽ thúc đẩy văn hóa bảo mật dữ liệu trong doanh nghiệp

Mastercard tăng cường bảo vệ chống gian lận cho các doanh nghiệp thương mại điện tử

Thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Doanh nghiệp bán lẻ, tiêu dùng ứng phó với khó khăn

Doanh nghiệp sẽ tự tin hơn với “tấm hộ chiếu xanh”

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

HD SAISON đẩy mạnh gói vay 10.000 tỷ đồng, cùng công nhân vượt khó

Thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng trên ứng dụng Vietbank Digital

Sacombank tung ưu đãi lên đến 80 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp
