Vẫn lo thiếu điện mùa nắng nóng 2022

07:55 | 19/05/2022

Đây là vấn đề được thảo luận tại tọa đàm ''Tiết kiệm năng lượng-giải pháp bảo đảm nguồn cung ứng điện mùa nắng nóng'' do Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức ngày 18/5.

van lo thieu dien mua nang nong 2022
Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả vượt mùa nắng nóng 2022

Hiện hữu nguy cơ thiếu hụt điện

Theo các chuyên gia, việc kinh tế - xã hội phát triển rất nhanh, điện sẽ là một trong những nhu cầu đầu tiên và thiết yếu, đặc biệt trong bối cảnh đảm bảo sự phục hồi của nền kinh tế sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm dự báo thời tiết Quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2022 sẽ liên tiếp xảy ra các đợt nắng nóng diện rộng dẫn đến nhu cầu sử dụng điện trên cả nước tăng vọt.

Trong khi đó, sản lượng điện đang có xu hướng giảm. Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến hết quý I/2022, năng lượng điện đã tăng trưởng 7,3%, gần gấp đôi so với năm 2020 nhưng do biến động thời tiết nên tăng trưởng tháng 4/2022 thấp (6,3%) so với quý I/2022. Đáng chú ý, lượng điện ở TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng chậm lại. Trong khi đó giá than tăng gấp 3 lần so với năm ngoái, giá xăng dầu, khí cũng tăng lên khiến chi phí đầu vào đang là thách thức với vận hành hệ thống điện.

Năng lượng tái tạo là một trong những hi vọng của ngành năng lượng trong mùa nắng nóng cũng không mấy khả quan khi thời tiết biến động, đơn cử ngày 19/3 toàn quốc không có gió, chỉ có 15 MW được phát trên hệ thống điện. Bên cạnh đó, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh phân tích, du lịch và dịch vụ đang phục hồi, chuỗi sản xuất công nghiệp cũng sẽ phục hồi nhưng chuỗi dự án năng lượng tái tạo đa phần tập trung ở miền Trung, trong khi nền tảng truyền tải chưa đáp ứng được nhu cầu đủ từ miền Trung ra miền Bắc. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn xuất khẩu than, dầu khí vì thị trường quốc tế có giá cao thay vì để sản xuất.

van lo thieu dien mua nang nong 2022
Các diễn giả thảo luận tại tọa đàm

Cần giải pháp trước mắt và lâu dài

Để kịp thời giải quyết nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, đơn vị đang tập trung vào 2 nhóm giải pháp. Giải pháp về vận hành, đơn vị đã chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, các nhà máy điện thuộc Tập đoàn, đồng thời đề nghị đối tác, nhà máy điện BOT, nhà máy điện độc lập rà soát, xong việc sửa chữa trong quý I/2022 để đảm bảo lượng điện cho tiêu dùng, sản xuất. Đối với nhóm nguồn điện bổ sung có kịch bản 1 ở mức 8,3%, tương ứng sản lượng điện toàn quốc đạt 275,5 tỷ kWh. Kịch bản 2 với mức tăng trưởng nhu cầu phụ tải ở mức cao 12,4%, tương ứng sản lượng điện toàn quốc đạt hơn 286 tỷ kWh.

Bên cạnh đó, EVN cũng xây dựng các kịch bản để tìm kiếm thêm nguồn điện mới, bảo đảm cung ứng điện, nhất là ở miền Bắc. Cụ thể tăng cường hệ thống truyền tải Bắc-Nam, vận hành hành lang tuyến không để xảy ra sự cố về điện trong mùa nắng nóng; đẩy nhanh tiến độ mua điện từ nước bạn Lào, các dự án kết nối lưới điện với các nước láng giềng. Giữa tháng 4 vừa qua, EVN đã hoàn thành đường dây 220 kV nối liền với nước bạn Lào để sẵn sàng mua thêm 135 MW từ các nhà máy thủy điện từ Lào. Đối với các dự án kết nối với Trung Quốc cũng được tăng cường thêm năng lực giải tỏa công suất để trường hợp cần thiết có thể nhập khẩu thêm 500 MW.

Dưới góc nhìn của nhà quản lý, ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho rằng, tiết kiệm năng lượng là giải pháp duy nhất để đủ điện cho mùa nắng nóng trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, giá nhiên liệu tăng cao, nguồn cung sơ cấp không đảm bảo. Điều này sẽ làm giảm áp lực cung ứng điện, tăng được hiệu quả chung của nền kinh tế.

Không chỉ vậy, cần huy động nguồn điện tối ưu và hiệu quả sử dụng năng lượng. Để làm được điều này, Việt Nam cần tăng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất sang sản xuất xanh hơn; áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng hiệu quả sử dụng năng lượng; nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng năng lượng của người dân, doanh nghiệp. Còn về lâu dài, tăng cường mua điện từ các quốc gia láng giềng, thúc đẩy lưới điện Asean cùng một biện pháp, ông Trịnh Quốc Vũ đề xuất.

Ngoài ra, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh cho rằng, Chính phủ cần có chính sách rõ ràng để doanh nghiệp mạnh dạn huy động vốn đầu tư sản xuất điện theo hướng vừa có lợi nhuận cho doanh nghiệp, vừa góp phần giảm phát thải, đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung năng lượng quốc gia theo hướng tăng trưởng xanh. Đồng thời, có Bộ Công Thương nên cân nhắc sớm việc đề xuất Chính phủ có giải pháp mạnh mẽ hơn về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; cần có những cam kết cao hơn từ doanh nghiệp, người dân.

Hương Giang

Nguồn:

Thông tin chứng khoán

Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,00
5,10
5,10
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,40
5,50
5,60
7,40
7,50
7,70
7,90
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,30
7,30
7,30
7,30
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,30
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.270 23.640 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.330 23.630 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.290 23.655 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.280 23.650 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.240 23.620 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.300 23.800 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.273 23.778 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.306 23.650 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.290 23.910 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.350 23.680 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)

Giá vàng Xem chi tiết

Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
66.300
66.920
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
66.300
66.900
Vàng SJC 5c
66.300
66.920
Vàng nhẫn 9999
54.950
55.950
Vàng nữ trang 9999
54.850
55.550