Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Rào cản lớn nhất là chất lượng hàng hoá
|
![]() |
Luật sửa đổi , bổ sung Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập của Luật hiện hành. |
Luật không theo kịp thực tiễn
Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 3/3, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, trong bối cảnh Việt Nam mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng, dẫn đến hoạt động kinh tế đi vào chiều sâu, thực chất hơn, doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng đối mặt với nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ... Vì vậy, theo ông Huy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là cần thiết nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trước yêu cầu mới của thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế; đồng thời, phục những tồn tại, bất cập của Luật hiện hành.
Thông tin nội dung cơ bản của dự thảo Luật, Trưởng Ban quản lý Chất lượng và đánh giá sự phù hợp, Ủy ban Tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) Nguyễn Thị Mai Hương cho biết, dự thảo Luật đề xuất 4 nhóm chính sách: sửa đổi, bổ sung quy định về xác định sản phẩm hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) và hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc về phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tăng cường tính hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đẩy nhanh phân công, phân cấp quản lý để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Bà Hương cho biết, sau khi rà soát các thủ tục hành chính theo quy định của Luật hiện hành, Ban soạn thảo đã đề xuất bãi bỏ 3 thủ tục hành chính: công bố hợp quy và đăng ký kiểm tra chất lượng đối với một số hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu; đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp; đề xuất sửa đổi 5 thủ tục hành chính: đăng ký kiểm tra chất lượng đối với một số hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu; đăng ký miễn kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch, đăng ký chỉ định tiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp, đăng ký hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá.
![]() |
Sửa đổi luật giúp doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí vận hành. |
Phát huy sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp
Đề xuất việc nâng cao công tác quản lý hàng hóa, tạo cơ chế đột phá để thúc đẩy hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước trên thế giới, ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam góp ý, Ban soạn thảo dự thảo Luật cần nhấn mạnh đến đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, góp phần tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, trong dự thảo Luật cần có tiếp cận mở rộng, tạo ra thể chế đột phá, đưa hàng hóa Việt Nam vươn ra thế giới, phát huy sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp.
Ông Nam nhấn mạnh, để hàng hóa Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu khi xuất khẩu sang các nước khác, Luật cần đảm bảo mục tiêu quản lý hàng hóa của các cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó phải đưa ra các quy định từ tiền kiểm đến hậu kiểm đối với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu hàng hóa; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa theo tinh thần của Nghị quyết 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhấn mạnh, nội dung nêu ra tại dự án luật cần phải rõ ràng, minh bạch và tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động, không để doanh nghiệp chịu thêm chi phí về thời gian, tiền bạc.
Về phía doanh nghiệp, bà Đỗ Minh Hạnh – đại diện Công ty TNHH Panasonic Việt Nam đề cập về bổ sung thêm khái niệm về mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề chuyển đổi số sẽ giúp mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị mới nhờ việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mới; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa, nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
Theo bà Hạnh, việc định danh, mã hóa và thu thập thông tin dạng máy đọc là tiền đề để có thể số hóa, trao đổi dữ liệu điện tử giữa các đơn vị trong chuỗi cung ứng và là nền tảng cho giải pháp truy xuất nguồn gốc điện tử.
Đồng tình với những quan điểm trên, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI cho rằng, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá đóng vai trò quan trọng, không chỉ nâng cao uy tín hàng hoá của Việt Nam trên thị trường quốc tế mà còn bảo đảm uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Theo đó, để Luật mang lại hiệu quả tích cực, cần thiết kế hài hoà với cơ chế quản lý nhà nước và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường. Ông Công nhấn mạnh, Luật cần khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hoá. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí vận hành.
Các tin khác

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Biến ESG thành lợi thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập

Vietnam Airlines ứng dụng AI để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón đối mặt với thách thức truy xuất nguồn gốc

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Đột phá từ đổi mới và sáng tạo

Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao toàn cầu

Hà Nội "nóng" lên với Triển lãm và Diễn đàn Năng lượng Việt - Trung - ASEAN

Thuế đối ứng của Mỹ: Doanh nghiệp cần tăng sức chống chịu

AI - đòn bẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp Việt

Minh bạch xuất xứ hàng hóa là yêu cầu bắt buộc

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức

Vietnam Airlines tiên phong ứng dụng định danh và xác thực điện tử toàn hành trình trong thủ tục bay

TS Trần Đình Thiên: “Sau APEC 2027, Phú Quốc sẽ bước sang ngưỡng phát triển hoàn toàn khác”

Doanh nghiệp hướng tới phục vụ khách hàng cao cấp
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ ngày 14-19/4/2025

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam
