Điều chỉnh chính sách sát thực tế
Những năm gần đây, bên cạnh các chương trình tín dụng chính sách truyền thống như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo; cho vay giải quyết việc làm; cho vay học sinh sinh viên, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường… thì hoạt động cho vay ưu đãi hỗ trợ thương nhân, hộ kinh doanh tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi do Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) triển khai cũng mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Tuy nhiên chính sách cho các đối tượng này đã ban hành hơn chục năm trước nên cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
![]() |
Ảnh minh họa |
Số liệu thống kê của NHCSXH cho thấy, đến cuối năm 2021 tổng doanh số cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh các vùng khó khăn (theo Quyết định 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ) đạt khoảng hơn 84.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt khoảng 27.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng doanh số cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (theo Quyết định 92/2009 của Thủ tướng Chính phủ) đạt khoảng 1.600 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt khoảng 180 tỷ đồng. Cả hai chương trình kể trên trong vòng 15 năm (2007 - 2021) đã hỗ trợ hơn 3 triệu lượt hộ gia đình và thương nhân vùng khó khăn tiếp cận nguồn tín dụng chính sách để phát triển các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cải thiện đáng kể thu nhập cho người dân các xã, huyện vùng cao, vùng sâu vùng xa.
Tuy nhiên, do các chính sách này ban hành từ 14-15 năm trước, nên đến hiện nay đã gặp một số bất cập và vướng mắc về pháp lý cần tháo gỡ. Trong đó, nổi bật là hạn mức cho vay đối với hộ gia đình và thương nhân kinh doanh ở các vùng khó khăn đã lạc hậu, cần được tăng lên phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Ngoài ra, do quá trình sáp nhập địa giới hành chính và đô thị hóa, nhiều khu vực kinh tế khó khăn ở các địa phương đã “lọt sổ”, không còn tiếp cận được các khoản vay ưu đãi từ ngân sách. Diễn biến của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nông nghiệp ở nhiều địa phương cũng đã khiến nhu cầu vay vốn của hộ gia đình, thương nhân kinh doanh tại các vùng khó khăn có nhiều thay đổi.
Vì thế, để phù hợp với nhu cầu vốn phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng khó khăn và các địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, từ đầu năm 2022 đến nay, các chính sách tín dụng phục vụ người dân và thương nhân tại các vùng khó khăn đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng ngày càng chi tiết và bám sát thực tiễn nhu cầu vốn ở từng khu vực, từng ngành nghề, từng đối tượng khách hàng cũng như các chương trình, dự án ở từng địa phương cụ thể.
Đơn cử cuối tháng 4 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong đó, các chương trình tín dụng được thiết kế phù hợp cho các mục đích và nhu cầu sử dụng vốn. Cụ thể, bên cạnh chính sách cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số, Nghị định 28/2022 cũng mở rộng cho vay hỗ trợ nhà ở đối với người dân tộc thiểu số; cho vay đến 50 triệu đồng/hộ với lãi suất 3%/năm để các hộ dân, doanh nghiệp vùng khó khăn chuyển đổi nghề và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Đặc biệt, Nghị định này cũng quy định cho vay ưu đãi tối đa 96 tỷ đồng đối với các DN, hợp tác xã, hộ gia đình để phát triển các dự án trồng cây dược liệu, trung tâm cây giống ứng dụng công nghệ cao, lãi suất vay ở mức thấp (3,96%/năm), thời gian cho vay lên đến 10 năm. Quan sát tại các địa phương như Nghệ An, Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Nam... Ngân hàng đã giải ngân được hàng trăm tỷ đồng cho vay phát triển cây dược liệu thuộc nhiều dự án cấp tỉnh và cấp huyện.
Mới đây, Bộ Tài chính cũng đã công bố dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 31/2007 và Quyết định 92/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với hộ kinh doanh, thương nhân tại các vùng khó khăn. Trong dự thảo này, đối tượng cho vay được mở rộng tối đa, bao phủ cả các vùng khó khăn bị nằm ngoài danh mục do thay đổi địa giới hành chính hoặc do các quy định ràng buộc, chồng chéo. Đặc biệt, mức cho vay đối với hộ kinh doanh tại vùng khó khăn đã được nâng lên tối đa 200 triệu đồng/hộ (đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo) và 100 triệu đồng/hộ đối với các khoản vay tín chấp. Trong khi đó, các thương nhân kinh doanh tại vùng khó khăn, thay vì chỉ vay tối đa được 500 triệu đồng theo Quyết định 92/2009 thì sẽ có thể vay tới 1 tỷ đồng để triển khai các dự án sản xuất kinh doanh.
Những diễn biến trên cho thấy, chính sách tín dụng đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi có kinh tế khó khăn đang ngày càng được Chính phủ, NHNN và các bộ, ngành, địa phương quan tâm nhiều hơn. Những nút thắt, vướng mắc về pháp lý cũng như những bất cập, lệch pha giữa nhu cầu vốn thực tiễn của người dân với các quy định lỗi thời, lạc hậu cũng đã được tháo gỡ, thiết kế trong các văn bản pháp lý mới nhằm đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ở từng vùng, từng đối tượng khách hàng. Vì vậy, có thể kỳ vọng, trong những năm tới đây dòng vốn tín dụng chính sách chắc chắn sẽ là động lực “thay da đổi thịt” cho nhiều vùng quê nghèo ở khắp mọi miền tổ quốc.
Các tin khác

NHNN tăng phát hành tín phiếu, một mũi tên trúng nhiều đích

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Agustín Carstens

Ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

SHB giảm lãi suất cho vay tới 2,5%/năm hỗ trợ khách hàng cá nhân

Tội phạm rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Tín dụng đang rất hỗ trợ, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp

Thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam

Thúc đẩy kết nối thanh toán xuyên biên giới trong khu vực ASEAN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 26, cho ý kiến về Luật các TCTD (sửa đổi)

Thúc đẩy tín dụng xanh là vấn đề cấp bách

LPBank và Bưu điện Việt Nam luôn đảm bảo quyền lợi khách hàng ở mức cao nhất

Tín dụng xanh: Nguồn vốn rẻ cho phát triển bền vững

Cơ cấu tổ chức mới của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ có 7 đơn vị

Thông tin tín dụng: Trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia

NHNN ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngưng hiệu lực thi hành một số quy định của Thông tư 39

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’
Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
