Doanh nghiệp đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn
![]() |
Có đến 81,4% doanh nghiệp được khảo sát có đánh giá tiêu cực |
Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) đã phối hợp cùng Báo điện tử VnExpress tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến vào cuối tháng 4/2023 để đánh giá bức tranh hiện trạng cùng các triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2023 từ góc nhìn doanh nghiệp.
82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô
Kết quả khảo sát cho thấy, doanh nghiệp đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn. Cụ thể, trong tổng số 9556 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023.
Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến ngừng kinh doanh, chờ giải thể: 10.9%; dự kiến tạm ngừng kinh doanh: 12,4%; dự kiến giảm mạnh quy mô: 38,5% và dự kiến Giảm nhẹ quy mô: 20.5%.
Trong số các doanh nghiệp còn hoạt động năm 2023, có 71,2% dự kiến giảm quy mô lao động trên 5%, trong đó có 22,2% dự kiến giảm trên 50%. Có 80,7% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu trên 5%, trong đó tỷ lệ giảm trên 50% doanh thu là 29,4%.
Báo cáo khảo sát do ông Trương Gia Bình - Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính cho thấy, niềm tin của doanh nghiệp đối với kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành trong bối cảnh này đặc biệt thấp.
Có đến 81,4% doanh nghiệp được khảo sát có đánh giá tiêu cực/ rất tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2023. Các đánh giá rất tích cực/tích cực chỉ chiếm 4.2% các doanh nghiệp được khảo sát.
Tương tự, có đến 83,7% doanh nghiệp đánh giá triển vọng kinh tế ngành năm 2023 là tiêu cực/ rất tiêu cực, trong đó có 29,6% là rất tiêu cực.
Và trong bức tranh “tối màu” chung đó, doanh nghiệp ngành Xây dựng; các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hơn.
Các khó khăn, thách thức lớn nhất doanh nghiệp đang phải đối mặt là: Khó khăn về đơn hàng (59,2%); khó khăn trong tiếp cận vốn vay (51,1%); Thực hiện thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật (45,3%); Nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế (31,1%).
Trong bối cảnh khó khăn đó, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khi có đến 84% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả điều hành và hỗ trợ của chính quyền địa phương ở mức kém hiệu quả.
Ghi nhận những hoạt động điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thời gian qua được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận là rất quyết liệt, kịp thời, bám sát những khó khăn của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo Ban IV, vấn đề đặt ra ở đây là khâu triển khai chính sách, truyền thông chính sách và hiệu quả thực thi chưa tương xứng với quyết tâm và hành động của Chính phủ và Thủ tướng. Do đó, cần có cải thiện mạnh mẽ trong thời gian tới để nỗ lực của Chính phủ và hệ thống hành chính thực sự đem lại giá trị cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Có cơ chế và quy định pháp lý rõ ràng đối với các chính sách
Đợt khảo sát cũng ghi nhận rất nhiều kiến nghị, đề xuất cụ thể từ cộng đồng doanh nghiệp mang tính cấp bách, hướng đến tháo gỡ các nút thắt ngay trước mắt nhằm củng cố niềm tin và gia tăng nội lực để doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước vượt qua giai đoạn nhiều thách thức hiện nay.
Ban IV rất mong được Thủ tướng quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền các địa phương nghiên cứu kỹ lưỡng những nhóm kiến nghị này để lựa chọn áp dụng hoặc tham mưu áp dụng ngay các giải pháp phù hợp.
Cụ thể, đề xuất giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp như kéo dài thời hạn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn Covid-19, bao gồm việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2025 thay vì chỉ hết năm 2023.
Cần tiếp tục giãn, hoãn, giảm các khoản phí liên quan đến bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, hay xem xét mức đóng thuế TNCN mới để phù hợp với bối cảnh mới.
Ban IV kiến nghị đẩy nhanh việc hoàn thuế cho doanh nghiệp tránh kéo dài như hiện nay. Một số cơ chế đặc biệt cần được suy nghĩ tới, ví dụ “cho phép doanh nghiệp ĐƯỢC hoàn thuế trong vòng 3 tháng sau khi hoàn thành xuất khẩu đơn hàng” và kết hợp các biện pháp thanh tra, hậu kiểm để kiểm soát rủi ro, chống gian lận thuế nhằm tạo điều kiện cho số đông các đoanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật.
Đưa thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu về mức 5-10% để tạo sức cạnh tranh với doanh nghiệp các nước khác...
Đối với, các đề xuất để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Ban IV kiến nghị sớm hoàn thành điều tra các vụ án hiện tại để doanh nghiệp ổn định tư tưởng, tập trung sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, cần có nghị quyết không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự như những năm 1997-2000.
Hạn chế thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (không quá 1 lần/năm) và không ban hành thêm văn bản mới tạo thêm gánh nặng về thuế, phí, thủ tục hành chính. Có cơ chế và quy định pháp lý rõ ràng đối với các chính sách, thủ tục hành chính liên quan tới hỗ trợ doanh nghiệp để cán bộ các cấp có thể thực hiện mà không lo bị phạm lỗi.
Đề nghị thay đổi Luật và quy định về đấu thầu: Bỏ quy định dùng giá của hợp đồng cũ làm dự toán. Cho phép áp dụng công thức giá trong chào bán sản phẩm dựa vào các biến động giá nguyên vật liệu và tỉ giá ở thời điểm sản xuất dựa trên các chỉ số giá được công bố công khai trên thế giới.
Xem xét cải thiện các quy định liên quan tới mở tài khoản đồng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận với các nguồn cung mới, các thị trường mới trong bối cảnh khó khăn đặc biệt về thị trường như hiện nay. Quy trình này hiện còn khá phức tạp và kém linh hoạt cho doanh nghiệp...
Các tin khác

Doanh nghiệp vững vàng hơn nhờ sản xuất xanh

Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu 2023

SeABank cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng, danh hiệu tiêu biểu

Doanh nghiệp có cường tráng, đất nước mới cường thịnh

Chuyển đổi số thúc đẩy hoạt động quản trị công ty

Ra mắt sách đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar

Khởi nghiệp xanh tạo ra nhiều doanh nông trẻ và sản phẩm bản địa

Giá gạo xuất khẩu tăng cao nhất trong vòng 10 năm

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài hiệu quả

Doanh nghiệp cần tư duy đúng về phát triển bền vững

Xét chọn và trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh” năm 2023

Doanh nghiệp mía đường trước “cơ hội vàng” để làm chủ sân nhà

Lo ngại khuynh hướng chuyển dịch hợp tác xã thành công ty

Đà Nẵng, tín hiệu vui từ đầu tư trong nước

Vinhomes đạt Top 10 chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam tại BCI Asia Awards 2023

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023
