Chỉ số kinh tế:
Ngày 18/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.994 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Doanh nghiệp lo lắng về định mức chi phí tái chế không hợp lý

Ngọc Hậu
Ngọc Hậu  - 
Ngày 28/7, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước Giải khát Việt Nam (VBA), Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) và Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA) lấy ý kiến cho dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (gọi tắt là Fs).
aa

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI cho biết, với tinh thần cùng quan tâm đến bảo vệ môi trường, đến kinh tế tuần hoàn và tuân thủ pháp luật, VCCI cùng các hiệp hội, doanh nghiệp ngành hàng mong muốn được chia sẻ và đóng góp các ý kiến xây dựng để có một dự thảo định mức chi phí tái chế (Fs) phù hợp nhất, khả thi nhất cho cả mục tiêu bảo vệ môi trường và sản xuất, tiêu thụ bền vững.

Nếu không có Fs phù hợp thì sẽ không thể triển khai yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý, tái chế sản phẩm (EPR).

Doanh nghiệp lo lắng về định mức chi phí tái chế không hợp lý
Đại diện Hiệp hội đồ uống nêu lên lo lắng vì mức chi phí tái chế không hợp lý

Theo các Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp còn những lo lắng đáng kể về nhiều đề xuất Fs trong Dự thảo mà nếu được ban hành thì sẽ ảnh hưởng lớn tới môi trường kinh doanh và “sức khoẻ” của doanh nghiệp.

Dự thảo ngày 26/7/2023 quy định mức chi phí tái chế Fs trong dự thảo vẫn cao hơn cả mức Fs trung bình của 14 nước Tây Âu là các nước rất phát triển và có chi phí đắt đỏ, như Fs của nhôm cao gấp 1,26 lần, của thủy tinh cao hơn 2,12 lần.

Bà Nguyễn Hồng Mỹ, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa VPA cho biết: “Riêng ngành nhựa, Việt Nam năm 2022 tiêu thụ 9,2 triệu tấn nguyên liệu nhựa, trong đó nhóm bao bì chiếm 38%, tương đương gần 3,5 triệu tấn.

Tuy nhiên, ngành tái chế nhựa Việt Nam mới bước vào giai đoạn đầu, đang gặp nhiều khó khăn. Ngành bao bì nhựa là ngành gia công với công nghệ đơn giản, dễ làm nên biên lợi nhuận rất thấp, chỉ xoay quanh khoảng 5%, hay khoảng 10 tỷ đồng/năm cho doanh nghiệp có quy mô trung bình 200 tỷ doanh số mỗi năm.

Với mức phí Fs như đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì chỉ riêng tiền đóng góp tái chế đã chiếm gần 40% lợi nhuận của doanh nghiệp. Lãi đã ít, đóng góp lại lớn, ngành nhựa Việt Nam đứng trước nguy cơ chưa kịp lớn đã teo tóp. Còn đối với bao bì kim loại, bao gồm nhôm, sắt, thép, đồng… thì năng lực tái chế của Việt Nam rất cao, các nhà tái chế chính thức đều đang có lãi lớn, dù chưa có hỗ trợ từ EPR.

“Do vậy, cần xem xét lại mức Fs cho phù hợp, không để hàng ngàn doanh nghiệp và toàn thể người tiêu dùng Việt nam phải đóng góp quá cao chỉ để hỗ trợ cho vài chục doanh nghiệp tái chế”, bà Mỹ nói.

Góp ý thêm cho dự thảo, bà Chu Thị Vân Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cho biết, với tinh thần ủng hộ Chính phủ trong việc bảo vệ môi trường cũng như thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp ngành đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) cam kết thực hiện tốt nhất trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), chủ động nghiên cứu các giải pháp tái chế, xử lý bao bì đặc thù bao gồm nguyên liệu nhôm, thủy tinh, nhựa, giấy.

Tuy nhiên, theo bà Chu Thị Vân Anh, định mức chi phí tái chế Fs hiện nay đang còn nhiều bất cập nhất là các nghiên cứu tham vấn FS đang có kết quả khác nhau và độ tin cậy chưa cao và chưa phù hợp với thực tế ở Việt Nam, cụ thể: Fs cho bao bì nhôm là 6.180 đồng/kg, cao hơn gần 5 lần so với trung bình các nước là 1.250 đồng/kg.

“Định mức tái chế rất cao dẫn đến nguy cơ giá sản xuất và tiêu dùng tăng cao, gây khó khăn và ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp, không phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và ổn định đời sống nhân dân” bà Vân Anh lo ngại.

Doanh nghiệp lo lắng về định mức chi phí tái chế không hợp lý
Chính phủ đang lấy ý kiến của các doanh nghiệp cho dự thảo định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì.

Ông James Ollen, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam TP.HCM (AmCham Việt Nam) cho rằng mức Fs trong dự thảo còn cao hơn nhiều mức trung bình Fs của 13 nước Tây Âu. Lưu ý rằng chi phí tái chế của EU chắc chắn cao hơn nhiều của Việt Nam vì nếu công nghệ tái chế như nhau thì do chi phí nhân công EU rất cao (lương tối thiểu ở Pháp là 1539 EUR ~ 40 triệu đồng/tháng, cao gấp 10 lần lương tối thiểu ở Việt Nam ở mức khoảng 4 triệu đồng/tháng), do vậy định mức Fs của Việt Nam nên thấp hơn của EU mới là hợp lý.

“Định mức chi phí tái chế cao sẽ dẫn đến việc giá cả hàng hóa tăng cao, gây khó khăn cho sản xuất-kinh doanh và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Fs cao bất hợp lý, theo chúng tôi, là do chưa theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, đó là chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được”, ông James Ollen cho biết.

Đại diện các hiệp hội doanh nghiệp chỉ ra rằng, nguyên nhân chính của dự thảo Fs cao bất hợp lý là chưa tính đúng, tính đủ, khi chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, và Fs dự thảo chỉ là giá trị trung bình của 2 nghiên cứu có đề xuất Fs cao (của nhóm CGTV và Hiệp hội Tái chế), trong khi bỏ qua 2 nghiên cứu khác có đề xuất Fs thấp hơn của Đại học Kinh tế Quốc dân và của Liên minh Tái chế Việt nam PRO.

Theo các đơn vị, có nhiều loại bao bì có giá trị tái chế cao hơn chi phí tái chế như kim loại, giấy carton, nhựa cứng… đang được tái chế gần như hoàn toàn, không có nguy cơ đến môi trường, các nhà tái chế chính thức đều đang có lãi mà không cần phải hỗ trợ. Mức Fs cao của các vật liệu này khiến các doanh nghiệp và 100 triệu người dân đang khó khăn phải hỗ trợ cho vài chục nhà tái chế đang có lãi, trong khi không có lợi ích gì thêm cho môi trường, rõ ràng là chưa phù hợp.

Các Hiệp hội doanh nghiệp mong muốn các đơn vị dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ xem xét thấu đáo các ý kiến được nêu lên để điều chỉnh Fs cho hợp lý, và hoàn thiện các quy định nhằm triển khai chính sách EPR hiệu quả hướng tới kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Ngọc Hậu

Tin liên quan

Tin khác

Khởi công đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh: Động lực mới cho kết nối vùng và phát triển kinh tế

Khởi công đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh: Động lực mới cho kết nối vùng và phát triển kinh tế

Hôm nay (18/6), Lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương đã chính thức diễn ra, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối các tỉnh, thành phố trọng điểm phía Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
3 công ty thành viên của Viettel nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

3 công ty thành viên của Viettel nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

Tạp chí thế giới Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng (BXH) 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) có 3 công ty thành viên được xướng tên.
Vắc xin thú y Việt Nam chinh phục thị trường thế giới

Vắc xin thú y Việt Nam chinh phục thị trường thế giới

Lô hàng gồm 120.000 liều vaccine dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang Indonesia. Thành tựu này không chỉ thể hiện năng lực khoa học công nghệ tiên tiến của Việt Nam mà còn khẳng định vị thế của ngành vaccine thú y nước nhà trên bản đồ quốc tế.
Vietjet đặt hàng mới 100 máy bay A320/A321neo

Vietjet đặt hàng mới 100 máy bay A320/A321neo

Vietjet và hãng sản xuất máy bay Airbus vừa công bố đơn đặt hàng lớn, gồm 100 máy bay và 50 quyền chọn mua A321neo mới. Sự kiện diễn ra tại Triển lãm Hàng không Lé Bourget Paris (Paris Airshow) 2025, góp phần thúc đẩy kim ngạch hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Pháp và Châu Âu, đồng thời ghi dấu mốc giai đoạn phát triển mới của Vietjet theo hướng tập đoàn hàng không đa quốc gia.
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Vingroup thăng 8 bậc, thuộc Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Đề xuất những giải pháp chiến lược, đồng bộ nhằm đưa nông sản Việt vươn xa

Đề xuất những giải pháp chiến lược, đồng bộ nhằm đưa nông sản Việt vươn xa

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam luôn khẳng định vị thế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, thách thức về chất lượng, thị trường và hạ tầng logistics vẫn cản trở tiềm năng phát triển.
TP. Hồ Chí Minh: Bán lẻ bứt phá kỷ lục 5 năm, xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh 6 tháng đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh: Bán lẻ bứt phá kỷ lục 5 năm, xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh 6 tháng đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đã ghi nhận những tín hiệu tích cực vượt trội trong 6 tháng đầu năm 2025, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 304.369 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua của ngành bán lẻ.
Một doanh nghiệp Việt được hơn 120 quỹ đầu tư ESG quan tâm nhờ quản trị

Một doanh nghiệp Việt được hơn 120 quỹ đầu tư ESG quan tâm nhờ quản trị

Quản trị - chữ “G” ít được đề cập trong bộ tiêu chí ESG nhưng gần đây đã ngày càng nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp để trả lời câu hỏi: Làm sao để quản trị mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) và cụ thể như Net Zero?
Nhiều hộ kinh doanh "bức xúc" khi sàn TMĐT thu thêm phí

Nhiều hộ kinh doanh "bức xúc" khi sàn TMĐT thu thêm phí

Từ đầu tháng 6/2025, nhiều người bán hàng trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Shopee bất ngờ nhận được thông báo về việc thu “phí hạ tầng nền tảng” với mức 3.000 đồng cho mỗi đơn hàng thành công. Động thái này đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng tiểu thương và hộ kinh doanh cá thể vốn là những người đang đối mặt với áp lực chi phí ngày càng lớn trên môi trường online.
Vietnam Airlines hợp tác Scandinavian Airlines để mở ra cơ hội khám phá Bắc Âu

Vietnam Airlines hợp tác Scandinavian Airlines để mở ra cơ hội khám phá Bắc Âu

Vừa qua, Vietnam Airlines và Scandinavian Airlines đã thỏa thuận hợp tác liên danh nhằm tăng cường kết nối hàng không giữa Việt Nam và khu vực Scandinavia (gồm Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển), mang đến nhiều lựa chọn chuyến bay thuận lợi và đảm bảo hành trình của hành khách được thông suốt từ điểm đầu đến điểm cuối.