Doanh nghiệp tư nhân đang ở đâu trên hành trình ESG?
PwC Việt Nam vừa ra mắt bổ sung Báo cáo về thực hành ESG trong doanh nghiệp tư nhân (DNTN) tại Việt Nam.
Báo cáo phân tích, động lực chính thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân (DNTN) trong việc thực hành ESG là nhu cầu khách hàng, áp lực cạnh tranh, mong đợi từ nhà đầu tư và thu hút nhân tài. So với các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp tư nhân linh hoạt hơn trong việc báo cáo về tác động và hiệu quả thực hành ESG của mình.
Như vậy, thay vì tập trung vào việc tuân thủ quy định, các doanh nghiệp tư nhân có thể tập trung tìm hiểu các tác động của doanh nghiệp đến các bên liên quan, xác định các rủi ro và cơ hội tăng trưởng từ các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị.
Các DNTN có thể làm chủ câu chuyện ESG của mình thông qua mục đích và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có thể tạo sự đồng thuận một cách tự nhiên với các bên liên quan thông qua việc tập trung vào các giá trị lâu dài, tài sản bền vững với mục tiêu tạo dựng di sản doanh nghiệp.
Theo báo cáo này, các DNTN Việt Nam đã bắt đầu khởi động hành trình ESG: 69% đã cam kết hoặc có kế hoạch cam kết ESG trong 2-4 năm tới.
34% cho biết hội đồng quản trị của họ không tham gia các vào vấn đề ESG, và 48% cho biết chưa có lãnh đạo ESG trong tổ chức của họ.
60% có cơ cấu quản trị ESG không chính thức hoặc không có cơ cấu quản trị ESG.
Khi hỏi về những yếu tố ngăn cản DNTN cam kết ESG, 60% đề cập đến việc thiếu kiến thức, tuy nhiên hơn một nửa vẫn chưa quan tâm đến việc đào tạo về ESG.
Sự cần thiết của Lãnh đạo ESG
Hiện trạng của lãnh đạo ESG trong các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cho thấy sự thiếu hụt về vai trò lãnh đạo ESG trong tổ chức:
34% cho biết hội đồng quản trị của họ không tham gia các vào vấn đề ESG (Việt Nam là 38%);
48% cho biết chưa có lãnh đạo ESG trong tổ chức của họ (Việt Nam là 38%);
53% cho biết chương trình ESG của họ được quản lý bởi một trưởng phòng cao cấp, nhưng đây không phải trách nhiệm duy nhất của họ (Việt Nam là 41%).
Đây là lời kêu gọi cấp thiết dành cho chủ doanh nghiệp cần làm chủ câu chuyện ESG của mình, dẫn dắt các sáng kiến ESG và trở thành hình mẫu lãnh đạo trong việc xây dựng doanh nghiệp bền vững và trách nhiệm. Đồng thời cũng mở ra cơ hội dành cho các Giám đốc tài chính (CFO) đóng vai trò lớn hơn trong việc thực hành và lập báo cáo mục tiêu ESG.
Mặc dù các doanh nghiệp tư nhân đang dần tiến bộ trong hoạt động bền vững và theo kịp các doanh nghiệp niêm yết, đa số các doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực hiện truyền thông ra công chúng một cách hiệu quả. Hiện trạng về quản trị và báo cáo ESG trong các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cho thấy cần được cải thiện nhiều.
60% có cơ cấu quản trị ESG không chính thức hoặc không có cơ cấu quản trị ESG (Việt Nam là 51%);
29% xác định rõ các mục tiêu và số liệu ESG (Việt Nam là 47%);
82% không có hoặc hạn chế báo cáo các vấn đề ESG ra bên ngoài (Việt Nam là 70%).
Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp gia đình, cần ưu tiên báo cáo ESG. Đây là cơ hội để thể hiện giá trị cốt lõi và thành tựu đạt được, giúp họ tạo ấn tượng các bên liên quan.
"Báo cáo ESG có thể phức tạp, nhưng doanh nghiệp nên bắt đầu từ những bước nhỏ bằng việc tập trung vào các vấn đề ESG chính liên quan trực tiếp đến ngành nghề và các bên liên quan", báo cáo của PwC khuyến nghị.