Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, làm chủ công nghệ và tăng tính minh bạch

Ngọc Hậu
Ngọc Hậu  - 
Trong bối cảnh chính sách thương mại toàn cầu đầy biến động và chiến tranh thương mại gay gắt, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng. Tại Diễn đàn CEO với chủ đề: “Giải pháp mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại” do Báo Sài gòn Giải phóng phối hợp tổ chức, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA), đã khẳng định: “Thị trường hiện tại không dành cho sự trì trệ hay bảo thủ. Doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và vươn ra thế giới cần thay đổi tư duy, làm chủ công nghệ, tăng tính minh bạch và liên kết cùng nhau để phát triển bền vững”.
aa
Doanh nghiệp Việt khẳng định thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm
“Mở khóa” thị trường Hoa Kỳ cho doanh nghiệp Việt Nam
Các CEO thảo luận
Các CEO thảo luận tìm giải pháp mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trước bối cảnh chiến tranh thương mại

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp Việt còn đứng ngoài cuộc chơi

Theo thống kê từ HUBA, mặc dù chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn thờ ơ hoặc gặp khó khăn trong việc thích ứng. Chỉ có 37,4% doanh nghiệp tham gia chuyển đổi, trong khi đó, 27% không muốn chuyển đổi do lo ngại về doanh thu và lợi nhuận, 24% không có đủ thông tin về vấn đề này, và 11% hoàn toàn không quan tâm.

Ông Hòa nhận định, việc đầu tư vào chuyển đổi số và chuyển đổi xanh thường đi kèm với chi phí kiểm định, kê khai, truy xuất nguồn gốc gia tăng, khiến các doanh nghiệp nhỏ khó cạnh tranh về giá. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường.

“Không phải doanh nghiệp không cố gắng, mà là họ không có đủ cơ chế hỗ trợ để bắt kịp các ‘luật chơi mới’ toàn cầu. Tuy nhiên, nếu không thay đổi, rất nhiều doanh nghiệp sẽ bị đào thải ngay trên sân nhà”, ông Hòa cảnh báo.

Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Min
Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Những khó khăn chồng chất và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ

Khảo sát của HUBA cũng chỉ ra những rào cản lớn mà doanh nghiệp đang đối mặt: sức mua yếu, thiếu vốn, chi phí nguyên vật liệu tăng cao, thiếu lao động, thiếu đơn hàng và năng lực quản trị rủi ro, công nghệ, nhân lực còn yếu so với yêu cầu hội nhập mới.

Để vượt qua những thách thức này, doanh nghiệp đang đề xuất nhiều giải pháp từ phía nhà nước. Cụ thể, 58,7% doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ tín dụng, giảm lãi suất và các gói kích cầu tiêu dùng, đầu tư; 49% yêu cầu các giải pháp giảm/hoãn thuế, phí; 42% đề nghị nâng cấp hạ tầng giao thông logistics; và 41% mong muốn rút gọn các thủ tục hành chính.

Doanh nghiệp đặc biệt kỳ vọng vào những đổi mới từ Nghị quyết 68 với các chính sách giảm thuế, đặc biệt là chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp, và mục tiêu giảm 30% các thủ tục hành chính. Ông Hòa khuyến nghị các cơ quan chức năng cần giải quyết các vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp cần hỗ trợ một cách ưu tiên, đúng và linh hoạt tùy theo từng ngành, quy mô doanh nghiệp, thay vì chỉ "bơm tiền".

Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh
Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh

Cấu trúc thị trường toàn cầu phân mảnh và rủi ro chồng chéo

Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh, đã phân tích sâu sắc về những thay đổi trong cấu trúc thị trường toàn cầu. Các chính sách của Hoa Kỳ như thuế đối ứng, cấm tiếp cận công nghệ, và khuyến khích chuyển sản xuất về nước đã dẫn đến sự phân mảnh của chuỗi cung ứng. Chiến lược "friendshoring" và "nearshoring" của Mỹ, EU đã thúc đẩy dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, mở ra cơ hội cho Việt Nam. Tuy nhiên, việc trở thành điểm trung chuyển cũng khiến Việt Nam bị gắn nhãn lẩn tránh thuế trong một số vụ kiện phòng vệ thương mại gần đây.

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro khi Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ nhưng lại nhập siêu từ Trung Quốc. Sự chênh lệch lớn giữa khu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa cũng là một thách thức. Các doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm tỷ trọng xuất khẩu hơn 40%, và cả thị trường Đông Bắc Á là hơn 57%. Sự phụ thuộc này khiến xuất khẩu thiếu tự chủ, đặt ra áp lực lớn cho doanh nghiệp nội địa trong việc nâng cao sức chống chịu trước thuế đối ứng.

Ông An nhấn mạnh, doanh nghiệp nội địa với sức chống chịu tài chính yếu cần chính sách hỗ trợ kịp thời để duy trì sản xuất và tạo công ăn việc làm. Đồng thời, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực tuân thủ và truy xuất nguồn gốc, cũng như phân loại và định vị lại thị trường mục tiêu (thị trường bảo hộ cao, thị trường tiềm năng, thị trường ngách).

Nâng cao năng lực nội sinh và khai thác thị trường trong nước

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, khẳng định thành phố luôn xác định Hoa Kỳ là thị trường quan trọng. Do đó, doanh nghiệp cần có những giải pháp mang tính thời sự và những điều chỉnh mang tính chiến lược, lâu dài. Ông khuyến khích doanh nghiệp phát huy lợi thế từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và phản hồi lại cho nhà nước để có chính sách tốt hơn.

Trong khi Bộ Công Thương đang đàm phán thương mại với Hoa Kỳ để có một mức thuế phù hợp, ông Vũ nhấn mạnh doanh nghiệp cần thúc đẩy khai thác lợi thế của thị trường trong nước với 100 triệu dân.

“Chúng ta cũng phải nâng cao năng lực nội sinh trong bối cảnh có "bộ tứ" Nghị quyết là căn cơ, nền tảng cho kinh tế tư nhân, cho doanh nghiệp, cho khoa học công nghệ, phải nâng cao sức mạnh nội sinh của từng doanh nghiệp”, ông Vũ nhấn mạnh.

Nhà báo Nguyễn Khắc Văn, Phó Tổng biên tập phụ trách Báo Sài Gòn Giải Phóng
Nhà báo Nguyễn Khắc Văn, Phó Tổng biên tập phụ trách Báo Sài Gòn Giải Phóng

Nhà báo Nguyễn Khắc Văn, Phó Tổng biên tập phụ trách Báo Sài Gòn Giải Phóng, cũng cho biết gần đây, hàng loạt nghị quyết quan trọng đã được ban hành với tốc độ chưa từng có, như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Những nghị quyết này không chỉ là lời khẳng định chính trị mạnh mẽ mà còn là cam kết thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, công bằng cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực và phát triển bền vững.

Ông Văn khẳng định: “Điều doanh nghiệp cần không chỉ là động lực mà là môi trường pháp lý nhất quán và liên kết chặt chẽ giữa các khu vực kinh tế”.

Diễn đàn CEO lần này là nơi khơi mở các góc nhìn đa chiều, góp phần hình thành giải pháp cụ thể, phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực, giúp doanh nghiệp Việt Nam vững bước trên con đường phát triển bền vững.

Ngọc Hậu

Tin liên quan

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh tổ chức tuần lễ nông nghiệp công nghệ cao hướng tới hội nhập ASEAN

TP. Hồ Chí Minh tổ chức tuần lễ nông nghiệp công nghệ cao hướng tới hội nhập ASEAN

Từ ngày 19-22/6, TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Tuần lễ giống, nông nghiệp công nghệ cao và sinh vật cảnh năm 2025 với chủ đề “Nông nghiệp thành phố gắn với hội nhập ASEAN”. Sự kiện này nhằm giới thiệu những thành tựu nổi bật trong nông nghiệp công nghệ cao của thành phố và tăng cường kết nối với các nước trong khu vực.
HSG vượt kế hoạch lợi nhuận, không bị ảnh hưởng bởi thuế quan Mỹ

HSG vượt kế hoạch lợi nhuận, không bị ảnh hưởng bởi thuế quan Mỹ

Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố kết quả kinh doanh tích cực trong 8 tháng đầu niên độ tài chính (NĐTC) 2024-2025, với lợi nhuận sau thuế đạt 567 tỷ đồng, vượt 13% so với kế hoạch năm theo phương án cao nhất. Điều đáng chú ý là Tập đoàn khẳng định chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.
Hướng đi nào cho sầu riêng Đắk Lắk?

Hướng đi nào cho sầu riêng Đắk Lắk?

Trong chưa đầy một thập kỷ, cây sầu riêng đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành “ngôi sao mới” của ngành nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang xuất khẩu tỷ đô, ngành hàng này - đặc biệt là tại thủ phủ sầu riêng Đắk Lắk - đang đối mặt nhiều thách thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược để phát triển bền vững.
TP. Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn kinh tế 2025 quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư vào kỷ nguyên AI

TP. Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn kinh tế 2025 quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư vào kỷ nguyên AI

Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh vừa công bố kế hoạch tổ chức Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 6/2025 (HEF 2025) với chủ đề "Trí tuệ nhân tạo - Từ công nghệ đến thực tiễn" ("Artificial Intelligence - From Technologies to Applications"). Diễn đàn dự kiến diễn ra từ ngày 24 đến ngày 30/11/2025, nhằm quảng bá tiềm năng hợp tác, phát triển kinh tế, du lịch và cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn của thành phố trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
VinUni đặt mục tiêu vào Top 100 đại học hàng đầu thế giới - mời tuyển 500 nhà khoa học toàn cầu

VinUni đặt mục tiêu vào Top 100 đại học hàng đầu thế giới - mời tuyển 500 nhà khoa học toàn cầu

Trường Đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển Giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
MB hợp tác chiến lược cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ kết nối doanh nghiệp kiều bào EU

MB hợp tác chiến lược cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ kết nối doanh nghiệp kiều bào EU

Từ ngày 6 đến 8/6//2025, tại Thủ đô Brussels - Vương quốc Bỉ, MB phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ tổ chức chuỗi sự kiện thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU.
Mở "cánh cửa" mới cho nông sản Việt Nam tới Ohio, Hoa Kỳ

Mở "cánh cửa" mới cho nông sản Việt Nam tới Ohio, Hoa Kỳ

Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Ohio (Hoa Kỳ) vừa đạt được những bước tiến đột phá, hứa hẹn tạo ra "cú hích" lớn cho ngành nông nghiệp hai nước. Với Biên bản ghi nhớ trị giá hơn 600 triệu USD, các bên đã thống nhất cùng nhau xây dựng mối quan hệ thương mại không cạnh tranh, mà bổ trợ cho nhau.
[Infographic] Tháng 5/2025: Thặng dư thương mại 0,55 tỷ USD

[Infographic] Tháng 5/2025: Thặng dư thương mại 0,55 tỷ USD

Trong tháng 5/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 78,64 tỷ USD, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục giữ vai trò chủ lực với kim ngạch xuất khẩu tăng 27,7% và nhập khẩu tăng 30,4%, góp phần quan trọng vào đà tăng thương mại quốc tế của Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI cần chuẩn bị gì cho Luật Dữ liệu mới tại Việt Nam?

Doanh nghiệp FDI cần chuẩn bị gì cho Luật Dữ liệu mới tại Việt Nam?

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới về quản trị dữ liệu. Với sự ra đời của Luật Dữ liệu vào tháng 11/2024, cùng với Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã có hiệu lực, và Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dự kiến được thông qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cần nhanh chóng thích nghi để đảm bảo tuân thủ. Việc vi phạm các quy định này có thể dẫn đến mức phạt lên tới 5% doanh thu tại Việt Nam.
Ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu thu hút dòng vốn FDI

Ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu thu hút dòng vốn FDI

Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển mạnh sau đại dịch và ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị, Việt Nam nổi lên như điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Làm sao để tận dụng hiệu quả dòng vốn này, không chỉ dừng lại ở con số đầu tư, mà còn tạo giá trị lan tỏa cho khu vực kinh tế trong nước?