Doanh nghiệp Việt trong vòng xoáy thị trường
Đối diện những khó khăn
Một ví dụ điển hình, trong báo cáo tài chính quý I/2022 công bố vào cuối tháng 4/2022, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội, với doanh thu tăng trưởng 41% đạt mức 44.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 8.200 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Tuy nhiên đến báo cáo quý III/2022 công bố cuối tháng 10/2022, các con số đều đảo ngược: Doanh thu hợp nhất chỉ đạt 34.441 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả là Hoà Phát lỗ sau thuế hợp nhất 1.786 tỷ đồng trong quý này. Hòa Phát chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện như vậy.
Đại diện một số doanh nghiệp phản ánh, dù đã rất nỗ lực nhưng khó khăn vẫn đang hiện hữu như chưa có tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trực tiếp sang một số thị trường, nhất là những thị trường mới nổi có khoảng cách địa lý xa xôi; việc tiếp cận thông tin cập nhật về thị trường, các chính sách ưu đãi, pháp luật, thói quen tiêu dùng tại các thị trường mới của các doanh nghiệp còn rất hạn chế.
![]() |
Các doanh nghiệp Việt đứng trước cơ hội có thể tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi ứng toàn cầu |
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng đang gặp một số khó khăn cố hữu trong việc đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ, vấn đề chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn của từng thị trường.
Nhằm triển khai các chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và phục hồi sau Covid-19 các bộ, ngành Trung ương đã nỗ lực trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp liên quan đến lãi suất các khoản vay, gia hạn nộp thuế thu nhập cho doanh nghiệp, tiền thuê đất.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít vướng mắc khi thực hiện một số chính sách trong chương trình phục hồi, hỗ trợ doanh nghiệp như xây dựng văn bản hướng dẫn còn chậm, chưa hỗ trợ được người dân, doanh nghiệp vào thời điểm cần thiết; việc tiếp cận của doanh nghiệp với các chính sách tín dụng, các chính sách hỗ trợ khác còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Cả hệ thống chính trị cùng chung tay
Tuy thế, không “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Ông Đinh Tuấn Anh, Tổng giám đốc Ladoda cho biết, trước tình hình khó khăn như hiện nay, công ty tiếp tục đầu tư đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào nghiên cứu sản xuất các sản phẩm; đổi mới quy trình sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, nâng cao năng suất từ 10 - 15% và tiết kiệm chi phí trong sản xuất; phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
Không chỉ vậy, ngoài việc tìm cách nâng cao số lượng và giá trị đơn hàng, phát triển nhiều sản phẩm mới chất lượng cao, đầu tư cho dây chuyền sản xuất hiện đại, doanh nghiệp còn phải chủ động tìm kiếm cơ hội ở những thị trường mới. Nhờ tận dụng được lợi thế của các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhiều doanh nghiệp đã mở rộng và chiếm lĩnh cả những thị trường mới, xa xôi như Peru, Chile, Mexico…
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, Chính phủ đã tháo gỡ nhiều rào cản về chính sách, tiếp tục thúc đẩy việc cắt giảm chi phí về thủ tục, thời gian, hỗ trợ hạ tầng cơ sở nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp; cơ quan chức năng cũng nỗ lực cung cấp đầy đủ thông tin để doanh nghiệp tận dụng, khai thác được những quy định có lợi thế từ các hiệp định thương mại…
Bộ Công Thương cũng rốt ráo vào cuộc với việc tăng cường kết nối thông tin giữa doanh nghiệp với các cơ quan thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài thông qua các cuộc giao ban thương vụ định kỳ. Bên cạnh đó, các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cũng chủ động phát huy vai trò xúc tiến, thúc đẩy đầu tư; thu thập thông tin, nghiên cứu cơ chế, chính sách thị trường sở tại, tham mưu, đề xuất các biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương phù hợp… Về phần mình, các doanh nghiệp cũng chủ động tái cơ cấu sản xuất, sản phẩm, thị trường…
Ở giai đoạn còn nhiều bất định hiện nay, để nhanh chóng khắc phục khó khăn đưa hàng hóa Việt Nam vươn xa ra thị trường thế giới, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu trên nền tảng số, hỗ trợ kết nối giao thương, phòng tránh nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Ông Tô Hoài Nam cũng cho rằng, muốn tận dụng cơ hội, doanh nghiệp cần chủ động, tích cực nắm bắt, nghiên cứu thị trường, văn hóa tiêu dùng cũng như các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật của các nền kinh tế; đổi mới năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; nhất là nắm rõ các quy định về quy tắc xuất xứ; cải thiện, đầu tư công nghệ sản xuất.
“Các doanh nghiệp Việt đang đứng trước cơ hội tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp - Bộ Công thương khẳng định, đồng thời chia sẻ thêm về vận hội với các doanh nghiệp: “Việc các tập đoàn lớn đang có kế hoạch chuyển dịch tái cơ cấu sản xuất theo hướng Trung Quốc+1 mở ra những cơ hội cho doanh nghiệp tham gia cung ứng của thế giới, qua đó sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng đầu tư, về vốn, công nghệ cũng như là kinh nghiệm quản trị để có thể góp phần hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế trong nước”.
Các tin khác

Nhiều doanh nghiệp dược vượt khó bằng lợi thế riêng

Sắp thanh tra về quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực

Đề xuất xóa nợ thuế đối với doanh nghiệp phát sinh lỗ

Mytel dẫn đầu thị phần dịch vụ di động tại Myanmar với 13 triệu khách hàng

Đà Nẵng: Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đối ngoại nhân dân

Thương mại điện tử xuyên biên giới thúc đẩy doanh nghiệp Việt mở rộng kinh doanh toàn cầu

Đề xuất quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
![[Infographic] Chỉ số công nghiệp 5 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/062023/08/16/add20230608160734.jpg?rt=20230608160908?230608042740)
[Infographic] Chỉ số công nghiệp 5 tháng năm 2023

Doanh nghiệp nâng cao khả năng lập kế hoạch chuỗi cung ứng

WinMart đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Ngành nhựa có tốc độ tăng trưởng bình quân từ 10-12% mỗi năm

Tăng cường kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp

Hỗ trợ tiếp cận vốn - tín dụng cho doanh nghiệp

Đẩy mạnh thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu trực tuyến

EVN trả lời đại biểu Quốc hội vấn đề nhập khẩu điện và khoản lỗ 26.000 tỷ đồng

Giữ vững ổn định hệ thống ngân hàng để kiểm soát các hoạt động khác là cần thiết

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường tiết kiệm điện

EVN trả lời đại biểu Quốc hội vấn đề nhập khẩu điện và khoản lỗ 26.000 tỷ đồng

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Mạch nguồn tín dụng ưu đãi ở Hà Tĩnh
Đồng Tháp: Cho vay sản xuất kinh doanh tăng trưởng cao
Vĩnh Long: Tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm đạt 9,1%

Vinamilk mở rộng thị trường quốc tế với 2 hướng đi mũi nhọn

Vinhomes Sky Park Bắc Giang chính thức ra mắt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank: Tăng cường ứng dụng AI, tối đa hóa lợi ích khách hàng

Vietbank trao thưởng ô tô, xe máy SH cho khách hàng
![[Infographic] VietinBank ra mắt combo tài chính trọn gói theo hành trình phát triển doanh nghiệp SME](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/062023/09/14/croped/medium/info-hanh-trinh-gan-ket-v520230609140444.jpg?230609023640)
[Infographic] VietinBank ra mắt combo tài chính trọn gói theo hành trình phát triển doanh nghiệp SME

Sacombank thưởng lớn không giới hạn cho khách hàng giới thiệu bạn bè, người thân mở thẻ tín dụng

ACB tự động hóa quy trình nghiệp vụ để tăng năng suất lao động

Sacombank ra mắt thẻ tích hợp Visa UNIQ Platinum đa tiện ích

Sacombank khởi động dự án triển khai Basel III và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro
