Đồng lòng, chung sức để kinh tế phục hồi
![]() |
Ảnh minh họa |
TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng:
Chung tay đưa đất nước trở về trạng thái “bình thường mới”
![]() |
TS. Nguyễn Đức Kiên |
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng đã thực hiện tốt các giải pháp điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định KTVM. Trong 2 năm dịch bệnh, thành công lớn nhất của NHNN là đã phát hiện được các vấn đề điểm yếu trong nền kinh tế, từ đó tích cực hỗ trợ bằng việc điều hành linh hoạt CSTT. Thành công thứ hai NHNN làm được trong dịch là nhận thức rõ hơn vai trò CSTT trong điều hành chính sách vĩ mô, nên đã có sự phối hợp hài hoà giữa tiền tệ và tài khoá, giúp giảm áp lực lạm phát cho nền kinh tế.
Tuy nhiên trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến rất nhanh, đòi hỏi NHNN phải có những động thái phản ứng nhanh hơn nữa và có tính chất dự báo. Một trong những nhiệm vụ của NHNN trong hai năm 2022-2023 để giúp hỗ trợ phục hồi nền kinh tế chính là đảm bảo an toàn của hệ thống tài chính tiền tệ và huy động được các nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội vào đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, phải kiên quyết tổ chức thực hiện đúng Nghị quyết của Ban cán sự Đảng NHNN về chiến lược chuyển đổi, phát triển kinh tế số trong lĩnh vực ngân hàng. Hy vọng nếu thực hiện đúng và quyết liệt nghị quyết này, thì đây sẽ là động lực mới để vừa đảm bảo an toàn của hệ thống vừa đáp ứng được khả năng huy động vốn của các thành phần kinh tế trên nền tảng số.
TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia:
Tiên phong hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân
![]() |
TS. Cấn Văn Lực |
Hai năm vừa rồi, một điểm thấy rõ là ngành Ngân hàng đã chủ động, tiên phong hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh dịch bệnh. Từ đầu năm 2022 đến nay, CSTT đã phối hợp tốt với chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách giá cả để kiểm soát tốt lạm phát trong 4 tháng đầu năm (CPI bình quân 4 tháng chỉ tăng 2,1%; lạm phát cơ bản chỉ tăng 0,97% so với cùng kỳ năm trước), trong bối cảnh lạm phát giá cả trên thế giới tăng rất nhanh. Bên cạnh đó, tỷ giá tương đối ổn định nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào và điều hành của NHNN linh hoạt, sát với thị trường hơn. Từ đầu năm đến nay, VND chỉ mất giá so với USD khoảng 0,6% trong khi trên thị trường toàn cầu, đồng USD đã tăng giá khoảng 4,4% và nhiều đồng tiền khác mất giá từ 1-10%. Mặt khác, tăng trưởng tín dụng (TTTD) năm nay tích cực ngay từ đầu năm, hết quý I đã tăng 5,04% - gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó chứng tỏ nền kinh tế đã và đang phục hồi tương đối tích cực và hệ thống ngân hàng đã có những chính sách, quy trình tín dụng phù hợp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Thời gian tới, tôi cho rằng có mấy việc cần tập trung. Trong đó, cần đẩy nhanh tiến độ hướng dẫn thực hiện các cấu phần liên quan đến CSTT trong chương trình phục hồi. Bên cạnh đó, việc điều hành tín dụng cần tiếp tục linh hoạt hơn để một mặt đáp ứng được nhu cầu tín dụng phục hồi, mặt khác kiểm soát được rủi ro, đặc biệt là không để chảy vào những lĩnh vực đầu cơ như Thủ tướng Chính phủ gần đây đã chỉ đạo. Tiếp tục đảm bảo thanh khoản cho hệ thống thông qua chính sách thị trường mở trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống không còn được dồi dào như những năm trước.
NHNN cũng cần bám sát tình hình và tính toán ngay từ bây giờ việc cân nhắc có gia hạn Thông tư 14 hay không. Về mặt lý thuyết thì cần chấm dứt, nhưng theo tôi, nên xem xét gia hạn cho đến hết năm nay hoặc khi kết thúc Chương trình phục hồi (2023), để phù hợp với mục tiêu của chương trình là thúc đẩy phục hồi và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
TS. Võ Trí Thành, Chuyên gia kinh tế:
Cần linh hoạt và khéo léo
![]() |
TS. Võ Trí Thành |
Vai trò của thị trường tài chính và hệ thống tài chính (trong đó có hệ thống ngân hàng, các định chế tài chính và thị trường vốn) là rất quan trọng trong cung ứng vốn cho nền kinh tế. Thách thức đặt ra là làm sao cân đối được giữa một bên là tăng cường khả năng chống chịu, ổn định kinh tế vĩ mô với một bên là tạo điều kiện cho các thị trường này vẫn vận hành được bình thường và phát triển để hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Cá nhân tôi cho rằng, mặc dù hiện nay những rủi ro tài chính - tiền tệ đang tăng, nhưng tôi nghĩ, các rủi ro vẫn nằm trong chừng mực mà chúng ta hoàn toàn có thể “quản trị” được. Để ứng phó với những biến động, bất định gia tăng cũng như tăng sức chống chịu và lành mạnh của thị trường tài chính thì từ góc độ hệ thống ngân hàng và điều hành CSTT, tôi cho rằng hai từ “linh hoạt” và “khéo léo” đã và vẫn rất cần thiết.
Một ví dụ về sự uyển chuyển linh hoạt là NHNN tiếp tục thực hiện chính sách khoanh, hoãn, giãn nợ. Chính sách này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn chưa trả được nợ vẫn có được điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng để khôi phục sản xuất kinh doanh. Tất nhiên về lâu dài, việc không chuyển nhóm nợ sẽ khiến nợ xấu tích tụ ngày càng lớn, gây khó khăn và rủi ro cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong lúc nền kinh tế và các doanh nghiệp đang dần hồi phục, sự thay đổi chính sách cũng nên thực hiện từng bước, trên cơ sở nắm bắt cụ thể thực trạng hoạt động của doanh nghiệp cũng như tính toán khả năng chống chịu của các ngân hàng trước khi dừng chính sách hỗ trợ này. Ở đây việc tiến hành phép thử “stress tests” đối với các NHTM thường xuyên và cả “đột xuất” là cần thiết.
Về trung và dài hạn, cần đặc biệt quan tâm việc gắn XLNX với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Trong đó, vấn đề tăng vốn của các NHTM cần được tiếp tục thúc đẩy. Cùng với đó là nỗ lực cải cách để các ngân hàng tuân thủ được các thông lệ tốt nhất, như theo Basel II và Basel III cùng đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số.
TS. Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia:
Điểm sáng điều hành CSTT
![]() |
TS. Trương Văn Phước |
Trong hai năm qua, cả thế giới và Việt Nam chìm đắm trong đại dịch Covid-19. Các nền kinh tế trên thế giới phần lớn bị suy thoái, đời sống xã hội vô cùng khó khăn. Việt Nam là một trong ít ỏi các quốc gia có tăng trưởng dương, dù thấp hơn các năm trước. Trong bối cảnh đó, sự đóng góp của CSTT mà NHNN thực thi, đã có những đóng góp tuy thầm lặng, nhưng rất có hiệu quả giúp cho nền kinh tế vẫn tiếp cận được dòng vốn tín dụng ngân hàng.
Trong thời gian tới điều hành CSTT sẽ gặp những khó khăn không hề nhỏ. Đó là những áp lực về lạm phát do hậu quả của các chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng mặt khác, cần phải thực thi CSTT sao cho nền kinh tế vẫn tiếp cận được vốn với chi phí thấp nhất có thể, trong khi thị trường vốn vừa qua vẫn còn bộc lộ nhiều chệch choạc. Tập trung tái cơ cấu hiệu quả các NHTM sẽ tạo thuận lợi cho điều hành CSTT. Trong khoảng vài ba năm tới, thị trường tiền tệ vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng trong nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch. Vì vậy, cần chú trọng việc quản lý và định hướng dòng vốn tín dụng đi đúng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phục vụ cho nền kinh tế thực. Đồng thời giám sát rất chặt chẽ dòng vốn vào BĐS, chứng khoán. Làm được điều này thì kinh tế sẽ tăng trưởng bền vững và giữ được ổn định vĩ mô.
Với kinh nghiệm có được trong khoảng thời gian gần 40 năm đổi mới và hội nhập, tôi tin rằng NHNN có đầy đủ khả năng, nguồn lực để đóng góp lớn hơn nữa vào những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam.
TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế:
Thành công lớn là giữ lãi suất ổn định
![]() |
TS. Vũ Đình Ánh |
Một trong những nỗ lực lớn nhất của NHNN trong thời gian vừa qua là giữ được lãi suất ổn định, kể cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Điều này đóng góp rất tích cực trong ổn định KTVM và góp phần giữ được lạm phát khá thấp. Nhờ duy trì được lãi suất ổn định như vậy nên TTTD cũng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong hai năm qua.
Bên cạnh đó, NHNN đã rất nỗ lực trong vấn đề kêu gọi, thúc đẩy các NHTM, các định chế tài chính giảm dần lãi suất cho vay, giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận được nguồn vốn có giá rẻ hơn. Điều đó cho thấy NHNN đã rất tích cực trong vấn đề thực hiện các chính sách xã hội. Tuy nhiên, hiện có một số điểm khó khăn và thách thức hơn với điều hành lãi suất trong năm nay, yếu tố lớn nhất phải kể tới là áp lực lạm phát đang tăng mạnh. Rất nhiều dự báo cho thấy khả năng duy trì lạm phát 4% như mục tiêu năm nay là khó khăn. Mặc dù sức ép lạm phát tăng chủ yếu đến từ giá tiêu dùng chứ không phải do yếu tố tiền tệ (lạm phát do tiền tệ theo số liệu thống kê đến nay rất thấp), nhưng khi áp lực lạm phát lên cao thì cơ hội và các điều kiện để giảm được lãi suất huy động xuống là rất khó (thực tế đang có chiều hướng tăng). Lãi suất huy động khó giảm, áp lực lạm phát tăng nên khả năng giảm lãi suất cho vay là rất khó. Bên cạnh đó, khi Thông tư 14 hết hiệu lực, các NHTM sẽ phải tăng trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản nợ xấu tiềm ẩn mà như vậy sẽ buộc các ngân hàng phải cân nhắc trong duy trì khoảng cách giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, theo đó lại càng làm khó hơn khả năng giảm lãi suất cho vay. Vì vậy, NHNN trong năm nay nên chủ yếu tập trung vào làm sao cố gắng tối đa để tạo điều kiện và khuyến khích NHTM, các định chế tài chính ổn định được lãi suất cho vay.
PGS-TS. Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân:
Đóng góp quan trọng vào ổn định vĩ mô
![]() |
PGS-TS. Tô Trung Thành |
Trong những năm gần đây, điều hành CSTT đã đóng góp quan trọng và tích cực vào ổn định KTVM, hỗ trợ tăng trưởng. Nhìn lại 2 năm trở lại đây từ thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, có thể thấy sau nhiều lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành về mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế, năm 2021 các mức lãi suất chính sách được NHNN giữ ổn định, bảo đảm thanh khoản trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để mặt bằng lãi suất cho vay và huy động của khu vực ngân hàng giảm; đồng thời bảo đảm cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu TTTD định hướng đối với các ngân hàng theo hướng tăng trưởng đi đôi với chất lượng (cơ cấu tín dụng hướng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên). Bên cạnh đó, NHNN và các NHTM đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Tuy nhiên, khu vực ngân hàng cũng đang xuất hiện một số rủi ro như: Mức độ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng đang bị đe dọa bởi sự suy giảm chất lượng tài sản và danh mục tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro do tác động bởi dịch bệnh, tỷ lệ CAR đang bị sụt giảm; Nợ xấu có xu hướng gia tăng có thể gây rủi ro cho hệ thống; Các khoản phải thu, lãi dự thu của các ngân hàng ở mức cao (không loại trừ trường hợp các khoản này có thể là các khoản nợ xấu nhưng vẫn được giữ nguyên nhóm nợ)… Những yếu tố đó cho thấy những khó khăn của khu vực kinh tế thực (nhất là từ khó khăn của khu vực doanh nghiệp) đang tác động đến khu vực tài chính. Bên cạnh đó, thách thức lớn cho việc điều hành CSTT trong giai đoạn tới là từ xu hướng bật tăng trở lại của lạm phát… Tất cả những yếu tố đó cho thấy điều hành CSTT đang ở tình thế lưỡng nan hơn.
Trong bối cảnh này, điều hành lãi suất nên tập trung vào việc cắt giảm lãi suất cho vay hơn là lãi suất huy động. Cùng với đó, cần hướng chuyển các dòng vốn tín dụng vào các khu vực sản xuất và nền kinh tế thực, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng “nóng” ở các thị trường tài sản. Chính sách hỗ trợ tín dụng nên hướng đến cả các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng do đại dịch nhưng có độ lan tỏa lớn, có tác động tích cực đến các ngành, các lĩnh vực khác để thúc đẩy sản xuất của cả thị trường. Đồng thời NHNN cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp về cơ cấu lại nợ và XLNX; tiếp tục chấn chỉnh, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém để lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô và chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn hệ thống.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright:
Cần phối hợp đồng bộ các chính sách
![]() |
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn |
Trong hơn hai năm nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực, nặng nề của đại dịch Covid-19, NHNN đã rất tích cực, chủ động trong thực hiện các CSTT để giữ ổn định nền kinh tế, cũng như duy trì hỗ trợ nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn đứt gãy các chuỗi cung ứng, dòng tiền. Có thể thấy nhiều Thông tư hỗ trợ của ngành Ngân hàng được ban hành trước cả nghị định, nghị quyết của Chính phủ hay Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù linh hoạt chỉ tiêu tín dụng, song NHNN vẫn thận trọng điều hành, kiểm soát chất lượng tăng trưởng là tín hiệu phát đi cho thấy chính sách hỗ trợ hướng tới lĩnh vực có khả năng phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát. Mặc dù CSTT của Việt Nam nói chung vẫn chưa được trang bị hoàn toàn đầy đủ các công cụ như của các NHTW hiện đại và thiếu khuôn khổ pháp lý để triển khai các công cụ này, nhưng NHNN đã luôn tích cực, chủ động và linh hoạt điều hành trong điều kiện giới hạn đó.
Đặc biệt, sự phối hợp của NHNN và Bộ Tài chính trong hai năm dịch bệnh khá tốt, nhịp nhàng và linh hoạt hơn. Và với sự điều hành đó cùng các chính sách quản lý vĩ mô khác thì Việt Nam không gặp bất ổn vĩ mô như các thị trường tài chính khác. Thách thức giai đoạn tới là tiếp tục bình ổn nền tảng vĩ mô. Trong đó NHNN sẽ rất khó kiểm soát lạm phát do chi phí đẩy, bởi CSTT chủ yếu tác động vào tổng cầu. Thời gian tới lạm phát cao thì thách thức điều hành đối với CSTT là có, nhưng đặt trách nhiệm cho một mình CSTT là không đúng. Để hoá giải khó khăn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính sách cần tập trung phía cung hơn là cầu. Điều đó đòi hỏi vai trò phối hợp đồng bộ của các thành viên Chính phủ bên cạnh công tác điều hành CSTT của NHNN. Ví dụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thu hút các dòng vốn chất lượng cao, Bộ Tài chính phân bổ hiệu quả các dòng tài chính công... Còn NHNN thách thức lớn nhất là khi nền kinh tế phục hồi, phải kiểm soát dòng tiền, có thể nới room cho các ngân hàng quản trị rủi ro tốt, nhưng quan trọng là phải hướng tín dụng vào nền kinh tế thực, làm sao một mũi tên trúng nhiều mục tiêu, vừa tăng trưởng sản lượng, vừa tạo việc làm, vừa tăng thu ngân sách… tránh hiện tượng dòng tiền đổ vào các ngành mang tính chất đầu cơ như BĐS, chứng khoán.
TS. Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế:
Điều hành CSTT ngày càng theo sát thị trường
![]() |
TS. Đinh Thế Hiển |
Điều hành CSTT của NHNN ngày càng theo sát thị trường và có tính thực tiễn nhiều hơn. Bước sang giai đoạn mới phục hồi kinh tế, NHNN cần thể hiện tốt vai trò giám sát các NHTM, nhất là trong một nền kinh tế số, dịch vụ của các NHTM càng phải phát triển mạnh mẽ, chất lượng dịch vụ về tài chính phải được đặt lên hàng đầu. Vấn đề tiếp theo là hướng đến ngân hàng bán lẻ, phục vụ cho khách hàng cá nhân và những dịch vụ đa dạng.
Trong giai đoạn hiện nay, các chính sách điều hành của NHNN rất mạnh mẽ nhưng khéo léo. Có thể nói “ném chuột không sợ vỡ bình quý”, không những không ảnh hưởng thị trường tài chính, thị trường BĐS mà làm lành mạnh hóa thị trường. Đây là hướng đi tích cực mà ngay cả đối với một số chuyên gia thế giới cũng đã có sự nhìn nhận, đánh giá về cách thức xử lý làm lành mạnh thị trường tài chính của Việt Nam trong giai đoạn này rất hiệu quả, mang “văn hóa” mới, tạo đà phát triển thị trường. Như vậy, trong năm 2022 nếu như Việt Nam tiếp tục phát huy tốt vai trò của điều hành CSTT với hướng đi đúng, bám sát thực tiễn sẽ giúp cho nền kinh tế đất nước nhanh chóng phục hồi đi lên trong giai đoạn phục hồi kinh tế.
Các tin khác

Chuyên gia: Cần xem xét thành lập ngân hàng đầu tư xanh

Thúc đẩy thực hành ESG để nền kinh tế phát triển bền vững

Lãi suất và phục hồi tăng trưởng

Tăng vốn - vấn đề cấp thiết của ngân hàng

Thách thức chưa giảm, cần nỗ lực nhiều hơn

Kỳ vọng mảng bán lẻ

Tỷ giá sáng 5/4: Tỷ giá trung tâm đi ngang

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi

Mua, bán ngoại tệ trên mạng là trái quy định pháp luật

Chuyên gia Standard Chartered: Cắt giảm lãi suất là động thái tích cực

Thu nhập lãi thuần của các nhà băng ngày càng thu hẹp

Vốn chảy vào bất động sản có chọn lọc

Nhân sự ngân hàng: Sẵn sàng để vượt khủng hoảng

Bất động sản: Phân khúc nào được ngân hàng quan tâm?

“Bến đỗ” nào hợp lý cho nhà đầu tư trong năm 2023?

Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Trị: Tăng cường chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
