Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Dư nợ cho vay ngoại tệ liên tục giảm

Hải Nam
Hải Nam  - 
Tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định là yếu tố tác động tích cực lên hoạt động sản xuất kinh doanh, của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh xung quanh hoạt động cung ứng và cho vay ngoại tệ đáp ứng các nhu cầu hợp pháp của cá nhân và doanh nghiệp.
aa
Giảm cho vay ngoại tệ TP.HCM: Dư nợ cho vay ngoại tệ tăng 2,4%
Dư nợ cho vay ngoại tệ liên tục giảm

Thưa ông, vì sao tỷ trọng cho vay ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng những năm gần đây có xu hướng giảm dần?

Có thể nói cho vay ngoại tệ là loại hình cho vay có điều kiện, đối tượng vay ngoại tệ là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu theo quy định của NHNN Việt Nam tại văn bản hợp nhất 06/VBHN-NHNN ngày 11/1/2019, quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú. Theo đó, các TCTD chỉ cho vay ngoại tệ phục vụ các nhu cầu: cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay; Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hàng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay; Cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay; Cho vay để đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Với quy định này, cùng với chính sách quản lý ngoại hối với yêu cầu chống đô-la hóa nền kinh tế, dư nợ cho vay ngoại tệ có xu hướng giảm dần trong thời gian qua. Chỉ tính riêng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, dư nợ ngoại tệ trong 5 năm gần đây chiếm khoảng 7% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn và luôn có xu hướng giảm dần.

Cụ thể, năm 2019 dư nợ ngoại tệ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chiếm 7,25% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn; tỷ lệ này năm 2020 chiếm 6,76%, năm 2021 chiếm 7,06%, năm 2022 chiếm 5,21%, năm 2023 chiếm 4,28% và 8 tháng đầu năm 2024 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chỉ chiếm 3,6%. Diễn biến này là tích cực, phản ánh hiệu quả cơ chế chính sách về quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kìm giữ lạm phát, ổn định giá trị tiền đồng, bảo đảm tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định. Song vẫn đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tăng trưởng.

Dư nợ cho vay ngoại tệ giảm như vậy sẽ giúp cho việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được thuận lợi, thưa ông?

Mặc dù cho vay ngoại tệ giảm, cơ cấu dư nợ thay đổi theo hướng tỷ trọng cho vay VND là chủ yếu, song ngành Ngân hàng vẫn đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệp để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ và đầu tư. Theo đó, để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ, doanh nghiệp có thể mua ngoại tệ để thanh toán, thay vì vay ngoại tệ với những công cụ hối đoái rất tiện ích và linh hoạt đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngoại tệ để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả và phòng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá.

Những kết quả trên là khá tích cực sau hàng loạt chính sách thực hiện chủ trương chống đô-la hoá nền kinh tế?

Chính sách quản lý ngoại hối và mục tiêu chống đô-la hóa tiếp tục được thực hiện, không chỉ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giữ ổn định giá trị tiền đồng mà còn hỗ trợ thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, như: xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hội nhập… Vì vậy, như tôi đã phân tích ở phần trên, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệp hoàn toàn được đảm bảo. Những thay đổi về tỷ trọng hoặc tăng trưởng dư nợ ngoại tệ mang tính chất ngắn hạn, về cơ bản trong trung dài hạn, cho vay ngoại tệ sẽ ở mức hợp lý gắn với chính sách điều hành của NHNN Việt Nam nhằm vừa thực hiện nhiệm vụ chính sách tiền tệ, vừa đảm bảo khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ qua hệ thống ngân hàng.

Xin cảm ơn ông!

Hải Nam

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 23/6: Tỷ giá trung tâm giảm phiên đầu tuần

Sáng 23/6: Tỷ giá trung tâm giảm phiên đầu tuần

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (23/6), tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 3-35 đồng so với phiên trước.
Agribank - Ngân hàng duy nhất được vinh danh tại chương trình "Vinh quang Việt Nam"

Agribank - Ngân hàng duy nhất được vinh danh tại chương trình "Vinh quang Việt Nam"

Tối ngày 22/6/2025, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Chương trình “Vinh quang Việt Nam” năm 2025 với chủ đề “Tự hào và Khát vọng”. Tại chương trình, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vinh dự là đại diện ngân hàng duy nhất được xướng tên, ghi dấu ấn đặc biệt với những đóng góp to lớn, bền bỉ và đầy trách nhiệm vì sự phát triển của đất nước – đặc biệt trong lĩnh vực “Tam nông”.
Lần đầu tiên Việt Nam có đại diện lọt Top 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á do Kantar công bố

Lần đầu tiên Việt Nam có đại diện lọt Top 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á do Kantar công bố

Kantar BrandZ - Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, mới đây đã công bố danh sách 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á năm 2024. Trong danh sách, Việt Nam có 01 đại diện duy nhất góp mặt là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Với vị trí thứ 20, thương hiệu Vietcombank được định giá 2.105 triệu USD, tăng 18% so với năm 2023.
Đà Nẵng - Dòng chảy tín dụng chính sách giúp hộ nghèo vượt khó

Đà Nẵng - Dòng chảy tín dụng chính sách giúp hộ nghèo vượt khó

Trong bức tranh phát triển bền vững của TP. Đà Nẵng, có một dòng chảy âm thầm và bền bỉ đã giúp nhiều hộ nghèo vươn lên có cuộc sống ổn định. Đó là nguồn vốn tín dụng chính sách. Ở nơi ấy, nguồn vốn tín dụng chính sách như một nhánh sông lặng lẽ đang ngày ngày tưới mát những mảnh đất khô cằn, giúp cho bao gia đình vươn lên có cuộc sống ấm no, thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống...
Agribank đồng hành cùng báo chí trong phát triển tam nông

Agribank đồng hành cùng báo chí trong phát triển tam nông

Là ngân hàng thương mại với 100% vốn Nhà nước, Agribank kiên định với sứ mệnh phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trải qua 37 năm hình thành và phát triển, Agribank không ngừng nỗ lực đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và nền kinh tế quốc dân. Trên hành trình ấy, báo chí luôn là người bạn đồng hành thân thiết, là kênh thông tin thiết yếu giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp mà Agribank mang lại.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng -  kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng - kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Trong dòng chảy không ngừng của báo chí hiện đại, Thời báo Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, khẳng định vai trò là cơ quan ngôn luận chính thống và kênh truyền thông chủ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Những chuyển mình mạnh mẽ từ nội dung đến ứng dụng công nghệ đã giúp những người làm báo bắt kịp xu hướng làm báo hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu truyền thông chính sách. Trước bối cảnh mới, với những đòi hỏi cao về năng lực phân tích, tư duy phản biện và ứng dụng công nghệ số, Thời báo Ngân hàng cần tiếp tục có những giải pháp đột phá để phát huy vai trò là “cầu nối” tin cậy giữa chính sách và thị trường, giữa nhà quản lý và công chúng. Đồng thời, khẳng định vị thế là cơ quan báo chí nòng cốt thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu ý kiến của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về vai trò, kỳ vọng và định hướng phát triển của Thời báo trong giai đoạn tới.
NHCSXH Đắk Lắk hỗ trợ hộ nghèo trong giai đoạn mới

NHCSXH Đắk Lắk hỗ trợ hộ nghèo trong giai đoạn mới

Đắk Lắk, một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên với địa bàn rộng, dân số đông, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, nhưng nhờ triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Đắk Lắk trở thành điểm tựa vững chắc cho hàng chục ngàn hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.
Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ

Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ

Chiều 20/6, Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 với chủ đề "Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ" để thể hiện rõ quyết tâm chính trị và phương hướng hành động của Chi bộ trong nhiệm kỳ mới, tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân chính trị của Chi bộ trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy NHNN, Thống đốc NHNN Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố thành 15 NHNN chi nhánh Khu vực để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các NHNN khu vực đã đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.