Gia tăng thị phần tại châu Mỹ thông qua FTA
![]() | Cơ hội tiếp cận thị trường châu Mỹ thông qua FTA |
![]() | Ngành tôm kỳ vọng sức bật từ EVFTA |
![]() |
Ảnh minh họa |
Đặc biệt các nhóm hàng của Việt Nam có thế mạnh và xuất khẩu nhiều nhất sang nước Hoa Kỳ. Cụ thể với hàng dệt may, nhập khẩu của Hoa Kỳ từ thế giới trung bình hàng năm, (năm 2019) khoảng 105 tỷ USD, trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 14,8 tỷ USD (khoảng 14%). Mặt hàng điện thoại và linh kiện, Hoa Kỳ nhập khoảng 101,9 tỷ USD, trong khi chúng ta xuất sang Hoa Kỳ khoảng 8,9 tỷ USD, nghĩa là thị phần của chúng ta chỉ khoảng 8,9%.
Với giày, dép các loại, Hoa Kỳ nhập 28,1 tỷ USD, chúng ta xuất sang Hoa Kỳ 6,6 tỷ USD, thị phần khoảng 23,5%. Với thủy sản, Hoa Kỳ nhập 23 tỷ USD, trong khi chúng ta chỉ xuất khẩu được 1,5 tỷ USD, thị phần khoảng 6,5%. Tiếp theo là đồ gỗ, Hoa Kỳ nhập 86,4 tỷ USD, trong khi chỉ nhập từ chúng ta 5,4 tỷ USD, thị phần 6,3%. Máy tính Hoa Kỳ nhập 91 tỷ USD, nhưng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ 6,1 tỷ USD, thị phần chỉ là 6,6%.
Dư địa xuất khẩu càng rộng khi nhìn sang thị trường Canada, Mexico, Brazin, thị phần của hàng hóa Việt Nam cũng không cải thiện được bao nhiêu. Cụ thể như ở thị trường Canada, thị phần hàng dệt may của nước ta chỉ khoảng 6,9%, tại Mexico chỉ chiếm khoảng 2,2%, tại Brazin là 2,7%. Còn thị phần điện thoại và linh kiện của nước ta tại Canada cũng chỉ khoảng 5,7%, tại Mexico là 3,8%, tại Brazin là 18,8%. Với giày, dép, thị phần hàng hóa Việt Nam tại Canada khoảng 15,6%; đối với thủy sản là 6,9%; đối với đồ gỗ là 1,6% và đối với máy tính và linh kiện là 2,8%... tại các nước khác thị phần cũng rất hạn chế…
Vấn đề quan trọng hiện nay là chúng ta sẽ tận dụng như thế nào đặc biệt với thị trường Chi Lê, Canada và Mexico thông qua Hiệp định CPTPP. Bên cạnh đó là một hiệp định trong tương lai với Hoa Kỳ mà chúng ta đang khởi động chuẩn bị đàm phán... với những mức thuế rất tốt để hàng hóa Việt Nam có thể xâm nhập nhanh vào các thị trường này.
Ông Khanh cho biết với thị trường Hoa Kỳ, hàng dệt may Việt Nam đang chịu thuế MFN (vì chưa có FTA với Hoa Kỳ) khoảng từ 0% đến 23,5%. Nếu chúng ta đàm phán được theo mức thuế trước đây mà Hoa Kỳ đã cam kết theo TPP là 73,1% dòng thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực thì khả năng tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ là hoàn toàn có thể.
Đối với sản phẩm giày dép, hiện nay thuế MFN của Hoa Kỳ khá cao, trung bình là khoảng 48%. Theo cam kết TPP trước đây, Hoa Kỳ đồng ý cắt giảm 85% dòng thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực vì vậy nếu có riêng một FTA với Hoa Kỳ sẽ là điều kiện rất tốt để gia tăng thị phần cho hàng hóa Việt Nam.
Đánh giá về tiềm năng và cơ hội xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, không chỉ giá trị thương mại hai chiều trong vòng 10 năm qua đã tăng 3,5 lần, từ 28 tỷ USD vào năm 2011 lên 96,8 tỷ USD vào năm 2019, trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang châu Mỹ đạt 73,6 tỷ USD và nhập khẩu từ châu Mỹ đạt hơn 23,2 tỷ USD. Ngay cả trong bối cảnh bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19, 8 tháng năm 2020 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ vẫn đạt 69,3 tỷ USD, tăng 11,8% trong đó xuất khẩu của Việt Nam tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2019. Về đầu tư trực tiếp, tính đến hết tháng 8/2020, có 28 quốc gia châu Mỹ đầu tư tại Việt Nam với 1.530 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 22,85 tỷ USD.
Thời gian qua, một số Hiệp định thương mại quan trọng đã và đang được thiết lập để tạo nên nền tảng tích cực cho phát triển hợp tác kinh tế - thương mại mới như: Hiệp định thương mại với Cuba ký năm 2018; Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ký năm 2018 và đi vào hiệu lực năm 2019, trong đó có Canada, Peru, Mexico của khu vực châu Mỹ là những quốc gia lần đầu tiên có quan hệ tự do thương mại (FTA) với Việt Nam. Hiện nay, Hiệp định thương mại tự do với Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) cũng đang được trao đổi về khả năng đàm phán.
Tuy nhiên, ông Hải cũng cho biết, đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đã có những tác động xấu tới nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam và các nước châu Mỹ. Đơn hàng giảm, chuỗi cung ứng đứt gãy, thất nghiệp gia tăng là những khó khăn lớn mà cộng đồng doanh nghiệp đang gặp phải. Song, khó khăn tới cũng là lúc cơ hội phát triển mới cho những doanh nghiệp biết thích ứng, nắm thông tin và có chiến lược phát triển phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam được đánh giá đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư châu Mỹ trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các tin khác

Doanh nghiệp vững vàng hơn nhờ sản xuất xanh

Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu 2023

SeABank cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng, danh hiệu tiêu biểu

Doanh nghiệp có cường tráng, đất nước mới cường thịnh

Chuyển đổi số thúc đẩy hoạt động quản trị công ty

Ra mắt sách đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar

Khởi nghiệp xanh tạo ra nhiều doanh nông trẻ và sản phẩm bản địa

Giá gạo xuất khẩu tăng cao nhất trong vòng 10 năm

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài hiệu quả

Doanh nghiệp cần tư duy đúng về phát triển bền vững

Xét chọn và trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh” năm 2023

Doanh nghiệp mía đường trước “cơ hội vàng” để làm chủ sân nhà

Lo ngại khuynh hướng chuyển dịch hợp tác xã thành công ty

Đà Nẵng, tín hiệu vui từ đầu tư trong nước

Vinhomes đạt Top 10 chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam tại BCI Asia Awards 2023

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023
