Ngành tôm kỳ vọng sức bật từ EVFTA
![]() | Đã có trung tâm công nghiệp ngành tôm |
![]() | Ngành tôm với nhiều “cửa sáng” |
![]() |
Ngành tôm tăng tốc chinh phục thị trường châu Âu |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (Hiệp định EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020 đã mang đến triển vọng cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong những tháng cuối năm 2020.
Ngay khi EVFTA có hiệu lực, một số mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu có mức thuế hiện nay là 12 - 20% sẽ về 0% như tôm sú đông lạnh. Sau 5 - 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, một số mặt hàng tôm khác sẽ được điều chỉnh về 0%. Mới đây, những lô tôm đông lạnh Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang châu Âu với thuế suất nhập khẩu về 0% theo cam kết EVFTA.
Đại diện Công ty Thông Thuận (Ninh Thuận) cho biết, các đơn hàng của công ty tại thị trường EU tăng mạnh. Tháng 9/2020, doanh nghiệp dự kiến xuất khẩu 9,5 triệu USD, trong đó xuất vào châu Âu khoảng 4,5 triệu USD. Dự kiến trong năm 2020, doanh số xuất khẩu vào châu Âu của công ty đạt khoảng 45 triệu USD.
Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Hiệp định EVFTA đã mở ra cơ hội rất lớn cho ngành tôm Việt Nam. Các sản phẩm tôm được hưởng thuế suất nhập khẩu bằng 0% ở thị trường châu Âu sẽ thúc đẩy sự gia tăng về xuất khẩu của cả ngành. Một số khác là các sản phẩm chế biến sâu được giảm về 0% trong 3-5 năm tới sẽ là một cơ hội rất tốt để trước mắt Việt Nam thúc đẩy sản xuất và cũng là giúp ngành tôm có được kế hoạch lâu dài để tái cơ cấu ngành.
Về phía doanh nghiệp, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Thuận Phước chia sẻ, trong bối cảnh nhiều nước như Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan... phải thu hẹp sản xuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành tôm Việt lại càng có cơ hội ở thị trường EU. Song ông Lĩnh cũng chỉ rõ điểm yếu của ngành tôm Việt Nam là quy mô nuôi trồng nhỏ lẻ nên giá thành cao hơn nhiều nước. Hiện giá tôm nguyên liệu của Việt Nam cao hơn của Ấn Độ từ 8-12% tùy theo kích cỡ, mùa vụ. Điều này dẫn đến một bất lợi là dù EVFTA có đem đến cơ hội thuế nhập khẩu về 0% thì tôm Việt Nam cũng khó cạnh tranh với sản phẩm của Ấn Độ.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cũng chung nhận định trên và bày tỏ, doanh nghiệp rất mong được Nhà nước hỗ trợ để xây dựng những trung tâm đảm nhiệm khâu thu mua nguyên liệu, đồng thời cũng là nơi phân phối thức ăn nuôi thủy sản, vật tư nông nghiệp.
Hiện nay, đang có nghịch lý diễn ra ở ngành tôm là vùng nuôi tại nông thôn, trong khi nhà máy chế biến phải ở khu dân cư thì mới có công nhân sản xuất. Vì vậy, thời gian tới, ngành tôm cần phải phát triển theo chuỗi giá trị, doanh nghiệp là một mắt xích giúp nâng cao giá trị sản xuất của cả ngành, ông Quang kiến nghị.
Cùng với đó, để đáp ứng việc truy xuất nguồn gốc cho thị trường châu Âu và các thị trường khác, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu các địa phương đẩy nhanh các việc cấp mã số vùng nuôi tôm, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất vì sản xuất tôm nhỏ lẻ đang còn nhiều, nên việc truy xuất nguồn gốc khó và khả năng cạnh tranh yếu.
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, ngành tôm Việt Nam vẫn phải tiếp tục tăng cường về khoa học công nghệ, chủ động được đàn tôm bố mẹ. Đặc biệt, cần kiểm soát chặt về tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh, tăng cường các nguồn nuôi sạch, nuôi có kiểm soát. Cùng với đó, phải hết sức tích cực đẩy mạnh xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam ở thị trường châu Âu - được xem là một “tín chỉ” để đưa tôm Việt Nam đến bất cứ thị trường nào trên thế giới.
Các tin khác

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Vốn ngân hàng tiếp sức cho sản phẩm OCOP

Đà Nẵng - Tín dụng chính sách như dòng suối mát lành

Tín dụng xanh cho tam nông nhiều cơ hội bứt phá

Đảm bảo khả năng phục hồi cho nông dân và cây trồng thông qua bảo hiểm nông nghiệp

Tín dụng chính sách trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững

Tín dụng chính sách trở thành điểm tựa cho hộ gia đình khó khăn

Sản xuất nông nghiệp từng bước được khôi phục sau bão

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả

Vốn Agribank giúp doanh nghiệp vươn tầm quốc tế

Góp sức phát triển kinh tế địa phương

Tín dụng Chính sách - Tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người

Tín dụng chính sách "tiếp lửa" cho thanh niên khởi nghiệp

Tín dụng ngân hàng tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng “hạt nhân” đồng bằng sông Hồng

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 10

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Vietcombank cấp tín dụng có giá trị 5.472 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

VPBank ra mắt Siêu công cụ sinh lời tự động lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm
