Giá thực phẩm giảm trên thị trường thế giới nhưng không giảm trên bàn ăn
![]() |
Một nhân viên phân phát roti - một loại bánh mì truyền thống - miễn phí cho những người nghèo tại một nhà hàng ở Peshawar, Pakistan. |
Trên khắp thế giới, giá lương thực liên tục tăng cao và điều này là khó hiểu với đa số dân chúng. Bởi trên thị trường toàn cầu, giá ngũ cốc, dầu thực vật, sữa và các nông sản khác đã giảm đều đặn từ mức cao kỷ lục trước đó. Nhưng điều này đã không đến được với thế giới thực của những chủ nhà hàng, người bán hàng rong và những gia đình đang cố gắng kiếm sống qua ngày.
Linnah Meuni, một bà mẹ 4 con người Kenya, cho biết: “Chúng tôi không đủ tiền để ăn trưa và ăn tối trong hầu hết các ngày trong tuần vì chúng tôi còn phải trả tiền thuê nhà và học phí. Cô cho biết một gói bột ngô nặng 2 kg có giá gấp đôi số tiền cô kiếm được một ngày bán rau tại ki-ốt chợ.
Giá lương thực đã tăng vọt sau cuộc xung đột Nga - Ukraine diễn ra vào tháng 2 năm ngoái, điều này làm gián đoạn một phần quan trọng của tuyến giao thương ngũ cốc và phân bón và khiến giá tăng cao. Nhưng trên phạm vi toàn cầu, cú sốc giá đó đã kết thúc từ lâu.
Liên hợp quốc cho biết giá lương thực đã giảm trong 12 tháng liên tiếp, nhờ thu hoạch tốt ở những nơi như Brazil và Nga, đặc biệt là sau thỏa thuận thời chiến cho phép vận chuyển ngũ cốc ra khỏi Biển Đen.
Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc hiện tại đã thấp hơn so với giai đoạn khởi đầu xung đột Nga - Ukraine .
Tuy nhiên, bằng cách nào đó, giá lương thực - liên quan đến sản phẩm thiết yếu nhất mà mọi người đều không có nhiều lựa chọn ngoài việc bắt buộc phải chi trả - vẫn đang tăng lên, góp phần thúc đẩy lạm phát trên toàn cầu một cách không tương xứng, ngay cả với các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu và cả các quốc gia đang gặp khó khăn trên toàn cầu.
Ian Mitchell, nhà kinh tế học và là đồng Giám đốc chương trình Châu Âu tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu có trụ sở tại London, cho biết: “Các thị trường thực phẩm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đến mức bất kể bạn ở đâu trên thế giới thì bạn đều cảm nhận được tác động của nó một khi giá cả tăng lên ở bất kỳ một nơi nào đó”.
Tại sao lạm phát do giá lương thực tăng lại khó chữa như vậy, ngay cả khi không phải do tăng giá ở thị trường hàng hóa thế giới mà ở bất kỳ nơi nào - ở chợ, cửa hàng tạp hóa và bàn ăn trên khắp thế giới?
Joseph Glauber, cựu Kinh tế trưởng của Bộ Nông nghiệp Mỹ, lưu ý rằng việc tăng giá nông sản, cụ thể là từ cam, lúa mì cho đến thịt gia súc..., chỉ là khởi đầu cho một chu kỳ giá lên cao và dai dẳng.
Tại Hoa Kỳ, nơi chỉ số giá lương thực tăng 8,5% so với cùng kỳ vào tháng Ba, Joseph Glauber cho rằng “75% chi phí sẽ đến sau khi nó rời trang trại, đó là chi phí năng lượng, sơ chế, vận chuyển, nhân công...”.
Và nhiều chi phí trong số đó được đưa vào cái gọi là lạm phát cơ bản, khi chỉ số giá tiêu dùng đã loại trừ giá lương thực và năng lượng, được chứng minh là khó có thể loại bỏ khỏi nền kinh tế thực. Giá thực phẩm đã tăng vọt 19,5% so với cùng kỳ ở Liên minh châu Âu vào tháng trước; tăng tương ứng 19,2% ở Anh - mức tăng lớn nhất trong gần 46 năm.
Glauber nói, lạm phát do giá lương thực tăng “sẽ giảm, nhưng nó sẽ giảm từ từ, chủ yếu là do những yếu tố cấu thành khác vẫn đang ở mức khá cao”.
Những người khác, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhìn nhận một "thủ phạm" khác dẫn tới giá lương thực cao là do làn sóng sáp nhập doanh nghiệp trong nhiều năm qua, điều này đã làm giảm sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh sản phẩm thiết yếu với cuộc sống này.
Nhà Trắng vào năm ngoái từng phàn nàn rằng chỉ có bốn công ty phân phối thịt đã kiểm soát 85% thị trường thịt bò Mỹ. Tương tự như vậy, chỉ bốn công ty kiểm soát 70% thị trường thịt lợn và 54% thị trường gia cầm. Các nhà phân tích cho rằng những công ty đó có thể và thực sự sử dụng sức mạnh kiểm soát thị trường của họ để giữ giá ở mức cao.
Nhưng với Glauber, hiện là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, không tin rằng sự hợp nhất doanh nghiệp trong kinh doanh nông sản là nguyên nhân gây ra giá lương thực cao liên tục. Chắc chắn, ông nói, các doanh nghiệp lớn có thể kiếm được lợi nhuận khi giá tăng. Nhưng mọi thứ thường cân bằng theo thời gian và lợi nhuận của họ giảm dần trong thời kỳ ổn định.
“Hiện có rất nhiều yếu tố tác động đến thị trường nông sản, các chuyển dịch mang tính căn bản, và nó có thể giải thích tại sao chúng ta lại có tình trạng lạm phát như vậy”.
Ở bên ngoài nước Mỹ, một đồng đô la mạnh khó có thể là nhân tố để đổ lỗi cho nguyên nhân thực phẩm luôn giữ giá ở mức cao. Trong các cuộc khủng hoảng giá lương thực trước đây, như năm 2007-2008, đồng đô la không đặc biệt mạnh.
“Khoảng thời gian này, chúng ta có đồng đô la mạnh và đồng đô la tăng giá”, Glauber nói. “Giá ngô và lúa mì được định giá bằng đô la/tấn. Bạn đặt giá trị đó theo đồng nội tệ, và vì đồng đô la mạnh, điều đó có nghĩa là các thay đổi chưa được nhìn thấy” khi so sánh với giá trên thị trường hàng hóa và chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc.
Ở Kenya, hạn hán gây thêm thách thức cho tình trạng thiếu lương thực, và giá cao phát sinh do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine, chi phí vẫn ở mức cao kể từ đó.
Bột ngô, lương thực chính trong thực đơn của các hộ gia đình Kenya, được sử dụng để làm ugali, đã tăng giá gấp đôi so với năm ngoái. Sau cuộc bầu cử năm 2022, Tổng thống William Ruto chấm dứt trợ cấp và điều này có nghĩa là xóa bỏ bộ đệm giúp người tiêu dùng tránh khỏi giá cao. Tuy nhiên, ông đã hứa sẽ giảm giá bột ngô.
Các nhà xay xát ở Kenya đã mua lúa mì khi giá toàn cầu cao vào năm ngoái, họ cũng phải đối mặt với chi phí sản xuất cao phát sinh từ hóa đơn nhiên liệu lớn hơn.
Để đối phó, các nhà hàng nhỏ của Kenya như Mark Kioko's đã phải tăng giá và đôi khi cắt giảm cốt liệu cho khẩu phần ăn.
“Chúng tôi phải giảm quy mô các tiệm bánh chapati của mình vì ngay cả sau khi tăng giá, chúng tôi vẫn khó khăn để cân đối vì giá dầu ăn vẫn ở mức cao”, đại diện Kioko cho biết.
Tại Hungary, người dân ngày càng không thể đối phó với giá lương thực tăng đột biến ở EU, lên tới 45% so với cùng kỳ trong tháng Ba.
Để theo kịp chi phí nguyên liệu tăng cao, Cafe Csiga ở trung tâm Budapest đã tăng giá món trong thực đơn khoảng 30%.
“Đầu bếp của chúng tôi theo sát giá cả hàng ngày nên việc thu mua nguyên liệu nhà bếp được kiểm soát chặt chẽ. Quán cà phê thậm chí còn loại bỏ bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên khỏi thực đơn”, Andras Kelemen, tổng giám đốc nhà hàng cho biết.
Joszef Varga, một người bán rau quả tại Grand Market Hall - khu chợ truyền thống tại Budapest, cho biết chi phí nhập nguyên liệu buôn của ông đã tăng từ 20-30%. Tất cả khách hàng của ông đều nhận thấy giá tăng đột biến và một số trong đó cao hơn hẳn.
“Những người có nhiều tiền trong ví vẫn có thể mua nhiều hơn và những người có ít tiền mua ít hơn. Bạn có thể cảm nhận được điều đó rõ rệt ở mọi người, họ phàn nàn rằng mọi thứ đều đắt đỏ”, ông nói.
Tại Pakistan, chủ cửa hàng Mohammad Ali cho biết một số khách hàng không ăn thịt mà thay vào đó là rau và đậu. Ngay cả giá rau, đậu, gạo và lúa mì cũng tăng tới 50%.
Ngồi trong ngôi nhà với tường đắp bằng gạch và bùn của mình ở ngoại ô thủ đô Islamabad, góa phụ Zubaida Bibi, 45 tuổi, nói: “Cuộc sống của chúng tôi chưa bao giờ dễ dàng, nhưng bây giờ giá cả mọi thứ đều tăng cao khiến cuộc sống trở nên khó khăn bội phần”.
Tháng này, bà liên tục phải xếp hàng dài để nhận lúa mì miễn phí từ chính phủ của Thủ tướng Shahbaz Sharif trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo. Bibi làm giúp việc với mức lương chỉ 8.000 rupee Pakistan (30 USD) một tháng.
“Chúng tôi cần nhiều thứ khác, nhưng chúng tôi không thể mua và thậm chí còn không có đủ tiền để mua thức ăn cho con mình”, bà nói.
Zubaida Bibi buộc phải nhờ đến trợ cấp từ em trai Sher Khan để duy trì hoạt động. Nhưng ngay cả em trai bà cũng là đối tượng dễ bị tổn thương. Chi phí nhiên liệu tăng cao có thể buộc ông ấy phải đóng cửa quán trà ven đường của mình.
“Lạm phát gia tăng đã làm thâm thủng ngân sách của tôi. Tôi kiếm được ít hơn và chi tiêu nhiều hơn”, Sher Khan cho biết.
Các tin khác

Kinh tế Mỹ tăng trưởng vững chắc

Giá dầu tăng mạnh và còn có thể tiếp tục

RBA có thể giữ lãi suất trong tháng 10 và tăng trở lại vào cuối năm

Giá dầu đảo chiều giảm mạnh, kim loại đón nhận lực mua tích cực

Nhật Bản: Lạm phát chậm lại trong tháng Chín

Úc: Lạm phát tiếp tục nóng hơn trong tháng Tám

Giá dầu tăng mạnh kéo chỉ số hàng hóa MXV-Index khởi sắc

Giá lúa mì lao dốc: Doanh nghiệp Việt cần có chiến lược mua hàng thận trọng

Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái

Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thảo luận biện pháp tránh đóng cửa chính phủ

BoJ đồng thuận giữ lãi suất thấp nhưng chia rẽ về thời gian chấm dứt chính sách nới lỏng

Chỉ số hàng hóa MXV-Index chưa thấy tín hiệu phục hồi

Hoài nghi triển vọng tiêu thụ có thể khiến đà tăng giá dầu chững lại

Hai quan chức chủ chốt của Fed ủng hộ việc giữ lãi suất ở mức cao

Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất

Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Agribank Đà Nẵng nhất toàn đoàn tại Hội thao ngành Ngân hàng Đà Nẵng năm 2023
Quảng Trị: Tăng cường chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
