Giải pháp bảo mật thanh toán trực tuyến và thẻ ngân hàng tuân thủ Quyết định 2345/QĐ-NHNN
Thẻ tín dụng, trợ lý tài chính đắc lực Ví điện tử khuyến mãi lớn cho người chuyển tiền bằng mã QR |
Tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước đã chia sẻ nhiều con số ấn tượng. Tính đến cuối năm 2023, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, tăng gần 50% so với năm 2022. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc mở tài khoản trực tuyến được triển khai từ cuối tháng 3/2021, đến nay, gần 27 triệu tài khoản thanh toán và 12,9 triệu thẻ đang hoạt động được phát hành bằng phương thức định danh điện tử eKYC. Do đó, ngày 18/12/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHΝΝ về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.
Quyết định 2345/QĐ-NHNN sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2024
Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cần hoàn thiện giải pháp và triển khai trước ngày 1/7/2024 nhằm tuân thủ việc xác thực theo phân loại giao dịch tương ứng. Đối với khách hàng cá nhân, các giao dịch có giá trị lớn và giao dịch liên ngân hàng ra nước ngoài đều yêu cầu phải xác thực với dấu hiệu sinh trắc học được kiểm tra đảm bảo. Cụ thể, một giao dịch chuyển tiền ngân hàng trong nước, nộp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học.
Xác thực khách hàng rất quan trọng để đảm bảo phát hiện dấu hiệu giả mạo, lừa đảo, tăng độ tin cậy cho các giao dịch trực tuyến. Một số phương pháp sinh trắc học phổ biến đang được sử dụng là xác thực khuôn mặt, tĩnh mạch ngón tay, bàn tay, vân tay, mống mắt, giọng nói... Nhằm đáp ứng yêu cầu của Quyết định 2345/QĐ-NHNN, các tổ chức ngân hàng - tài chính và trung gian thanh toán cần thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu sinh trắc học được kiểm tra chéo với dữ liệu trong chip thẻ CCCD của khách hàng do cơ quan Công an cấp.
Đối với khách hàng mới, các tổ chức tài chính, ngân hàng cần thu thập thông tin sinh trắc học đủ 2 bước là xác thực khuôn mặt và so khớp với dữ liệu của Bộ Công an. Đối với khách hàng hiện hữu, phải gấp rút kiểm tra tính đầy đủ của dữ liệu, nhanh chóng cập nhật và làm sạch dữ liệu của khách hàng nhằm ngăn chặn rủi ro gian lận. Song song với đó, các giải pháp xác thực sinh trắc học phải dễ sử dụng, dễ tích hợp trên các thiết bị như di động, máy tính hoặc tại quầy, để đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng.
FPT AI eKYC đáp ứng nhu cầu xác minh sinh trắc học trong giao dịch điện tử
Hiện nay, các giải pháp định danh được tích hợp trực tiếp vào hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số của Ngân hàng, góp phần quan trọng trong việc xác minh khách hàng tự động. Nổi bật là giải pháp xác thực sinh trắc học khuôn mặt FPT AI Facematch và định danh điện tử FPT AI eKYC, với hơn 80% các tổ chức tài chính, ngân hàng tại Việt Nam sử dụng, phục vụ hàng chục triệu khách hàng, đáp ứng đa dạng nhu cầu thanh toán mọi lúc, mọi nơi cùng trải nghiệm liền mạch.
FPT.AI là nền tảng Trí tuệ nhân tạo của FPT Smart Cloud thành viên Tập đoàn FPT. Các giải pháp của FPT.AI đang được ứng dụng tại hầu hết các Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và trong khu vực, giúp Doanh nghiệp đổi mới và mang đến hiệu quả tối ưu cho quy trình tự động hóa. Nổi bật trong hệ sinh thái giải pháp FPT.AI là giải pháp định danh khách hàng điện tử FPT AI eKYC ứng dụng các công nghệ lõi AI mới nhất nhằm đem lại quy trình xác thực khách hàng đơn giản, nhanh chóng và bảo mật.
FPT AI eKYC cho phép định danh khách hàng định danh mọi lúc mọi nơi có mạng internet chỉ trong vài phút, thông qua các nền tảng số như ứng dụng di động, website… Với giao diện sử dụng thân thiện, người dùng dễ dàng hoàn thành quy trình định danh trực tuyến để mở tài khoản, thực hiện các giao dịch với độ chính xác lên đến 98%. |
Với những giao dịch cần thực hiện xác thực sinh trắc học theo Quyết định 2345/QĐ-NHΝΝ, FPT AI Facematch có khả năng so sánh, đối chiếu tức thì khuôn mặt của khách hàng với dữ liệu từ ngân hàng, cho kết quả chính xác lên đến 98%. Bên cạnh đó, FPT AI eKYC được ứng dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp hơn như mở tài khoản online, thực hiện các dịch vụ trực tuyến... Với công nghệ bảo mật theo tiêu chuẩn OWASP, FPT AI eKYC có khả năng chống giả mạo khuôn mặt với hàng rào phòng vệ 2 cấp độ, nhanh chóng định danh khách hàng với độ chính xác cao.
Công nghệ Fraud Check của FPT AI eKYC giúp xác minh tính chính xác của thông tin trên giấy tờ tuỳ thân, giải quyết vấn nạn giấy tờ giả, chỉnh sửa, cắt ghép thông tin. FPT AI eKYC còn tích hợp công nghệ tiên tiến với khả năng đọc mã MRZ, quét chip NFC để nhận diện 18 trường thông tin bao gồm cả ảnh chân dung trên CCCD gắn chip loại mới, nhận diện tính toàn vẹn của dữ liệu chip. Đồng thời, FPT AI eKYC có khả năng kiểm tra chữ kí số (digital cert), so sánh với dữ liệu của Bộ Công an, đảm bảo chip trên CCCD đó là do Bộ Công an cấp.
Trong trường hợp định danh phức tạp, FPT AI eKYC tích hợp thêm tính năng Video-eKYC. Nhân viên ngân hàng có thể chủ động liên hệ và hướng dẫn khách hàng xác minh qua video-eKYC, nhằm đối chiếu thông tin trên giấy tờ tuỳ thân, kiểm tra chuyển động, nhận dạng khuôn mặt và ký trước mặt nhân viên qua video call, giúp nâng cao tính bảo mật trong quy trình định danh.
Cùng với tốc độ tăng trưởng trong thanh toán không tiền mặt là áp lực phòng ngừa gian lận trong giao dịch trực tuyến. Với kinh nghiệm là đối tác công nghệ của hơn 20 tổ chức tài chính, ngân hàng lớn trong và ngoài nước, FPT Smart Cloud liên tục nâng cấp các giải pháp sinh trắc học và định danh điện tử, nhằm gia tăng hàng rào bảo vệ, giúp phát hiện và tránh được nhiều trường hợp giả mạo tinh vi, trục lợi trên không gian mạng, đồng thời mang đến những tiện ích công nghệ tối ưu, an toàn cho khách hàng trong thời đại số.
Để tìm hiểu chi tiết về Quyết định 2345/QĐ-NHNN và giải pháp FPT AI eKYC, mời quý vị tải tài liệu White Paper