Giới hạn sở hữu cổ phần: Giảm thiểu sở hữu chéo
Thu hẹp dần sở hữu chéo | |
Quy định về giới hạn sở hữu cổ phần của TCTD |
Theo đó, NHNN yêu cầu TCTD phối hợp với cổ đông lớn rà soát, xác định danh sách cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một TCTD khác. TCTD đầu mối phối hợp với TCTD khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan lập kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn, triển khai thực hiện kế hoạch khắc phục đảm bảo chậm nhất ngày 31/12/2020, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhóm cổ đông lớn có liên quan tuân thủ quy định tại Luật Các TCTD.
Hành lang pháp lý được siết chặt sẽ hạn chế được rủi ro |
Đó là một bằng chứng cho thấy NHNN đã và đang rất nỗ lực và quyết liệt trong giải quyết sở hữu chéo để giảm thiểu một số cá nhân/tập thể có mục đích lợi dụng quyền lợi để trục lợi cá nhân hoặc nhóm lợi ích, từ đó gây bất ổn cho hệ thống. Thực tế cũng đã cho thấy nỗ lực này của NHNN đã thu được nhiều kết quả hết sức tích cực khi mà tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống TCTD đã giảm mạnh trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, theo nhìn nhận của giới chuyên môn, gỡ hết sở hữu chéo không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi phải có thời gian và thực hiện theo lộ trình. Song không phải vì thế mà giảm đi tính quyết liệt trong việc xử lý. Việc NHNN “điểm danh” thêm một hình thức sở hữu chéo nữa và đặt ra lộ trình cụ thể để xử lý đã cho thấy sự quyết liệt của cơ quan chức năng đối với vấn đề này.
Sở hữu chéo nguy hiểm khi khiến việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng bị sai lệch bởi nhiều chỉ số trên vốn sở hữu mà ngân hàng có không chuẩn xác, khi đó là vốn ảo. Đây cũng là một trong những điểm yếu của các NHTM, đặc biệt là NHTMCP quy mô nhỏ. Vốn ảo được tạo ra phần lớn do việc cho phép các cổ đông ngân hàng có thể đi vay tiền mua cổ phiếu.
Ở một số quốc gia khác, như Hoa Kỳ thì điều này không được phép, ngay cả việc một cổ đông góp tiền vào ngân hàng đó thì các cơ quan chức năng sẽ có những giám sát và xác định được nguồn tiền đó phải là tiền tự có, không thể đi vay để mua cổ phần ngân hàng, đặc biệt dùng chính cổ phiếu của ngân hàng thế chấp để vay tiền ngân hàng rồi lại đầu tư vào ngân hàng là chuyện tuyệt nhiên không thể xảy ra được. Tại Việt Nam, tới giai đoạn muốn xác định vốn thực chất và vốn ảo là vấn đề vô cùng khó khăn, và số lượng các NHTM tại Việt Nam còn khá nhiều.
Để giảm thiểu sở hữu chéo, kiểm soát dòng vốn ảo bắt buộc phải có biện pháp chế tài mạnh mẽ. “Nếu phát hiện ra chuyện có dòng vốn ảo thông qua việc đi vay tiền, cần phải được xử lý mạnh mẽ, thậm chí kể cả đưa các ngân hàng đó vào diện kiểm soát, thì bấy giờ mới có thể minh bạch hoá. Nếu chỉ đưa ra mệnh lệnh hành chính để yêu cầu đối với ngân hàng mà không có xử phạt thích đáng thì chưa thật sự hiệu quả”, một chuyên gia nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, xét về lâu dài, để lành mạnh và trong sạch hoá hệ thống tài chính, giới chuyên gia đều đồng tình trước hết các nhà băng phải lên sàn, cổ phiếu phải được mua/bán theo giá thị trường một cách minh bạch. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.
Trong đó yêu cầu thực hiện việc niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu của các NHTMCP theo hướng đến hết năm 2020, toàn bộ các NHTM niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức. Thêm nữa, việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, cơ cấu lại vốn của các NHTM cũng là một giải pháp cần được quan tâm, khi điều này sẽ giúp cho cơ cấu vốn của các NHTM thay đổi theo hướng tích cực hơn.