Khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận phiên họp |
Qua thảo luận, các vị đại biểu đánh giá cao quyết tâm, tinh thần làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ, cầu thị, lắng nghe lẫn nhau của các cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo để thống nhất được nhiều nội dung lớn, chuẩn bị báo cáo tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo luật trình Quốc hội hôm nay. Các vị đại biểu cũng đánh giá cao nội dung của dự thảo luật, thống nhất với nhiều nội dung đã được tiếp thu và chỉnh lý.
Các đại biểu cũng tham gia nhiều ý kiến đối với các quy định về chuyển tiếp, điều khoản thi hành, các quy định về tổ chức quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng, dự phòng rủi ro, lãi dự thu, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, xử lý trường hợp các tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, vay và cho vay đặc biệt, các quy định để minh bạch thông tin, ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng các tổ chức tín dụng, đảm bảo an ninh, hệ thống an ninh, tài chính, tiền tệ quốc gia.
Các đại biểu cũng đề cập đến nội dung quan hệ giữa các tổ chức ngân hàng với các tổ chức bảo hiểm trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của khách hàng và tránh để lợi dụng, tiêu cực như trong thời gian vừa qua. Nhiều ý kiến xác đáng, cụ thể vào các chương, điều, khoản trong luật. Các ý kiến rất tâm huyết, trách nghiệm, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn thiện dự thảo luật, cả về mặt nội dung và về mặt kỹ thuật.
“Ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia để hoàn thiện báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, trước hết trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại cuộc họp vào sáng thứ Tư, ngày 17/1 để chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, thông qua”, Phó Chủ tịch cho biết.
Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh thay mặt cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình ý kiến các đại biểu nêu. Ông đánh giá và chia sẻ với 2 cơ quan trong suốt thời gian vừa qua đã rất cố gắng tiếp thu đầy đủ các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. Đến nay, chất lượng của dự thảo luật và các chính sách lớn trong dự thảo luật đã được tiếp thu, hoàn thiện để có thể về trình Quốc hội xem xét, thông qua. “Cũng như ý kiến các đại biểu Quốc hội, chúng tôi xác định đây là luật rất khó, phức tạp, chuyên sâu rất cao, cho nên quá trình phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật cũng mất rất nhiều thời gian”, ông Thanh phát biểu.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh giải trình thêm các ý kiến đại biểu nêu |
Ông Vũ Hồng Thanh chia sẻ: “Đến bây giờ, chúng tôi khẳng định các chính sách lớn, các nguyên tắc lớn theo yêu cầu khi trình Quốc hội dự thảo luật đã bám sát yêu cầu này. Những chính sách lớn hoàn thiện dự thảo luật để nâng cao khả năng quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng đã được xử lý, tránh tình trạng các tổ chức tín dụng thao túng, chi phối, lạm quyền và cũng là trách nhiệm tự thân, tự chủ, trách nhiệm của các tổ chức tín dụng và những người quản trị, điều hành các tổ chức tín dụng.
Các yêu cầu về minh bạch hóa thông tin đã được hoàn thiện thêm rất nhiều. Đặc biệt, cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nội bộ các tổ chức tín dụng cũng như trách nhiệm của các cơ quan có liên quan như Thanh tra Chính phủ, theo pháp luật về thanh tra, trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan khác, đặc biệt của Bộ Tài chính trong các hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng đã được bổ sung và hoàn thiện”.
Giải trình một số ý kiến của đại biểu phát biểu về các quy định có liên quan đến xử lý sở hữu chéo, thao túng và chi phối của các tổ chức tín dụng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, đây là một vấn đề hết sức quan trọng, nếu một biện pháp thì cũng không đủ mà tất cả các biện pháp ở đây theo quan điểm của chúng tôi là phải thống nhất, phải xuyên suốt và phải tiến hành đồng bộ.
Ví dụ như quy định về mở rộng đối tượng người có liên quan, nếu chỉ quy định như thế này thì có xử lý được hết tình trạng sở hữu chéo, chi phối hay là thao túng tổ chức tín dụng hay không, như trường hợp của SCB thời gian vừa qua, mặc dù bây giờ sở hữu của cá nhân chỉ 5%, của một tổ chức thì cũng như thế, nhưng người ta lại nhờ người này, mượn danh người kia đứng tên thì việc này chỉ có quy định trong luật không đủ mà trong cả công tác tổ chức triển khai thực hiện, giám sát như đại biểu có nói. Bây giờ chúng ta có các đề án về công nghệ thông tin để có thể kiểm tra, giám sát các hoạt động này thì việc mở rộng một phần cũng là cần thiết.
“Xin phép các vị đại biểu Quốc hội cho phép mở rộng các đối tượng người có liên quan đến cả ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô dì, chú bác, đến cả các cháu, tức là 5 thế hệ là một biện pháp cần thiết để có thể kiểm soát được tình trạng này”, ông Thanh phát biểu.
Về ý kiến đại biểu quan tâm đến trường hợp của Quỹ tín dụng nhân dân, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, đã tiếp thu, trong dự thảo luật đã khu trú lại, không mở rộng như các tổ chức tín dụng khác. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân thì đã thu hẹp hơn đối tượng, phạm vi người có liên quan. Cũng liên quan đến thao túng sở hữu chéo này thì trong dự thảo luật cũng đã tiếp thu ý kiến, đã giảm tỷ lệ sở hữu của các cổ đông là tổ chức, cổ đông và người có liên quan.
Đối với cổ đông là tổ chức thì quy định hiện hành là 15%, bây giờ quy định giảm xuống 10%. Còn cổ đông, tổ chức và người có liên quan ở mức 20%, hiện hành cũng quy định giảm xuống 15%. Đối với việc giới hạn cấp tín dụng trong dự thảo luật cũng đã có phân biệt giữa Ngân hàng Hợp tác xã đối với Ngân hàng thương mại, đối với Quỹ Tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô ở mức khác với so với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng ở giới hạn cấp tín dụng cao hơn.
Đại biểu cũng đưa ra lộ trình 5 năm, trong dự thảo luật đã có lộ trình này để bảo đảm sự ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng và mức ở đây tương ứng mỗi năm ở các trường hợp đối với một khách hàng giảm 1% và ở mức một khách hàng và người có liên quan giảm 2%/năm. Đến năm 2029 từ mức 15% sẽ xuống 10% và tương ứng ở mức 25% sẽ xuống mức 15%.
Nhiều đại biểu cũng quan tâm đến việc xử lý đối với dự phòng rủi ro đã phát biểu và cũng đã thống nhất đối với phân loại tài sản có giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, đối với mức, phương pháp trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro giao cho Thủ tướng Chính phủ quy định. Ở đây chỉ có một ý còn ý kiến khác nhau, đồng chí Chủ tịch của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn và đại biểu Nguyễn Việt Hà phát biểu, khi chênh lệch giữa thu chi lớn hơn nhưng lại cho phép trích lập dự phòng rủi ro bằng mức này, nhưng bây giờ có niêm yết hay không niêm yết trong báo cáo tài chính.
Tiếp thu ý kiến chúng tôi sẽ cùng với Ngân hàng Nhà nước sẽ phải xử lý vấn đề như thế nào cho phù hợp, bảo đảm công khai minh bạch nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống.
Đối với vấn đề về can thiệp sớm, đã có tiếp thu và chỉnh lý so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. Trong kỳ họp thứ 6 đối với 5 trường hợp vẫn giữ nguyên nhưng nay có 2 thay đổi, xem xét, quyết định hay quyết định như dự thảo và bây giờ cho cơ chế xem xét, quyết định và trường hợp một hoặc một số trường hợp này thì giao quyền chủ động cho Ngân hàng Nhà nước trong việc xem xét, quyết định khi thấy rằng có một hoặc một số các trường hợp trong 5 trường hợp này. Vấn đề bây giờ là khi đặt tổ chức tín dụng này vào can thiệp sớm thì có văn bản, còn khi người ta đã khắc phục được các các tiêu chí không hoàn thành để can thiệp sớm rồi thì có văn bản hay không. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chúng tôi sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để xử lý vấn đề này, bảo đảm hài hòa giữa các quan hệ…