Chỉ số kinh tế:
Ngày 16/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.993 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.777/26.173 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Hà Nội thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

ĐT
ĐT  - 
Ngày 6/5, UBND TP. Hà Nội ban hành Công văn số 1779/UBND-KT về việc thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
aa
Hà Nội thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Ảnh minh họa

Theo đó, để thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số; nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch, đưa du lịch Thủ đô trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ; UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tập trung triển khai:

Sở Du lịch chủ trì triển khai có hiệu quả, đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại các Kế hoạch về việc thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; về thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2023-2025... Cùng với đó, chủ động cung cấp đầy đủ thông tin về Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch triển khai thực hiện đến các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các hiệp hội, tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố; đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch; chú trọng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cán bộ quản lý và lao động phục vụ tại các điểm đến du lịch.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong ngành du lịch; tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm về số hóa dữ liệu khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch; xây dựng hệ thống bản đồ số du lịch; duy trì vận hành hệ thống quản lý dữ liệu ngành du lịch.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức các sự kiện, lễ hội, chuỗi hoạt động du lịch theo hướng chuyên nghiệp, đặc sắc. Triển khai các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm lớn, chuyên nghiệp tại các hội chợ du lịch quốc tế. Xây dựng các chiến dịch quảng bá điểm đến du lịch Hà Nội trên các kênh truyền hình, truyền thông trong nước và quốc tế.

Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch đầu tư công năm 2025 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030; chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các đơn vị liên quan xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch; tham mưu tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp lớn, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất UBND Thành phố đẩy nhanh triển khai lập các quy hoạch, tập trung ưu tiên triển khai thực hiện đối với 03 khu vực được đưa vào Danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia đến năm 2030, gồm: Khu du lịch Ba Vì, khu du lịch khu vực hồ Hoàn Kiếm - phụ cận và khu phố cổ Hà Nội; đối với Khu du lịch cấp thành phố Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn, huyện Mỹ Đức sẽ thực hiện theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã bổ sung quy hoạch phát triển các tổ hợp lưu trú cao cấp 4-5 sao, quy mô lớn tại các vị trí trung tâm, ô đất đẹp, có giao thông thuận lợi, địa điểm thu hút khách du lịch.

Sở Xây dựng tiếp tục phối hợp với UBND quận Ba Đình, UBND quận Hai Bà Trưng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố và các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả, đảm bảo chất lượng chương trình cải tạo hệ thống các khu công viên, vườn hoa theo định hướng không gian mở, phát triển theo các chủ đề chuyên biệt, đặc biệt là các dự án cải tạo 03 công viên: Thống Nhất, Bách Thảo và Thủ Lệ; tham mưu UBND Thành phố triển khai kế hoạch thu hút đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống bến cảng đường thủy hỗn hợp và cảng du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Đồng thời, ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt điện và phối hợp với Sở Du lịch, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai xây dựng 09 tuyến phố đi bộ kết hợp phố ẩm thực mới mang tính đặc sắc, hấp dẫn.

Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND Thành phố rà soát, cập nhật các dự án đầu tư du lịch vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hằng năm. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu, phân định ranh giới các loại rừng, tạo điều kiện xây dựng và phát triển các sản phẩm, mô hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy giá trị rừng theo quy hoạch; đôn đốc việc triển khai các dự án chậm tiến độ; phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai các đề án, kế hoạch về bảo vệ môi trường.

Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu HĐND, UBND Thành phố phấn đấu triển khai thí điểm một số mô hình Khu phát triển thương mại và văn hóa, Trung tâm công nghiệp văn hóa tại các khu vực có tiềm năng, đủ điều kiện trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn 2025 - 2026; phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo công trình, di tích lịch sử - văn hóa gắn với hoạt động khai thác và phát triển du lịch.

Sở Công Thương tiếp tục chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai xây dựng và hình thành Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề; triển khai xây dựng 01 khu Outlet tại khu vực phía Bắc Thành phố trong năm 2025.

UBND các quận, huyện, thị xã ưu tiên bố trí ngân sách cấp quận, huyện, thị xã để triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các điểm đến du lịch trọng điểm của địa phương, cũng như các chương trình tu bổ, sửa chữa, nâng cấp di sản, di tích lịch sử - văn hóa gắn với du lịch; tập trung triển khai, sớm hoàn thành và báo cáo UBND Thành phố phê duyệt các đề án, quy hoạch văn hóa, du lịch quan trọng trên địa bàn, như: Đề án bảo tồn và phát huy giá trị khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; Đề án đầu tư, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ ở Đường Lâm giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch, đầu tư bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc...

Đối với các cơ sở, địa điểm kinh doanh du lịch do Tổng Công ty Du lịch quản lý có yếu tố lịch sử, văn hóa, cần có biện pháp quản lý, bảo tồn nghiêm ngặt các giá trị nhằm phục vụ hoạt động phát triển du lịch của Thành phố. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư cải tạo, xây dựng mới do Tổng Công ty Du lịch là chủ sở hữu hoặc bên tham gia góp vốn, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

ĐT

Tin liên quan

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh cần chính sách đặc thù để bứt phá du lịch MICE quốc tế

TP. Hồ Chí Minh cần chính sách đặc thù để bứt phá du lịch MICE quốc tế

Mặc dù lượng khách du lịch quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh năm 2024 đạt 6 triệu lượt, tăng 20% so với năm 2023, nhưng con số này mới chỉ phục hồi khoảng 70% so với trước đại dịch năm 2019. Để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển, ngành du lịch thành phố đang khẩn thiết kêu gọi ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể, đặc biệt, nhằm thu hút các đoàn khách du lịch MICE (Hội nghị, Hội thảo, Triển lãm) quốc tế.
Xây dựng Cần Giờ là địa phương kiểu mẫu của đô thị xanh

Xây dựng Cần Giờ là địa phương kiểu mẫu của đô thị xanh

Cần Giờ sẽ được đầu tư nhằm hiện thực hóa tầm nhìn phát triển huyện thành hình mẫu về kinh tế biển bền vững, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn liền với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đây là bước đi chiến lược thể hiện cam kết mạnh mẽ của thành phố trong việc xây dựng một đô thị xanh, thông minh, và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.
TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu chính sách để phát triển kinh tế chia sẻ trong du lịch

TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu chính sách để phát triển kinh tế chia sẻ trong du lịch

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực lưu trú du lịch, đặc biệt là lưu trú ngắn ngày, UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng “Chính sách thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực lưu trú du lịch trên địa bàn”. Chính sách này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Hướng đến nguồn nhân lực du lịch có chứng chỉ quốc tế

Hướng đến nguồn nhân lực du lịch có chứng chỉ quốc tế

Ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh, dù đạt thành tích ấn tượng với lượng khách du lịch tăng mạnh, vẫn đối mặt thách thức thiếu hụt nguồn nhân lực do đó đòi hỏi phải có một chương trình đào tạo chứng chỉ quốc tế đột phá để giải quyết tình trạng này.
Nhiều lợi ích khi số hóa và ứng dụng công nghệ trong du lịch

Nhiều lợi ích khi số hóa và ứng dụng công nghệ trong du lịch

Đẩy mạnh số hóa du lịch Việt Nam đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội nâng cao chất lượng trải nghiệm du khách và quảng bá văn hóa, thiên nhiên đất nước. Việc ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp tối ưu hóa quản lý tài nguyên du lịch, mà còn tạo ra các nền tảng trực tuyến thông minh, kết nối du khách với các dịch vụ đa dạng, từ đặt vé, cho đến trải nghiệm thực tế ảo tại các điểm đến nổi tiếng. Số hóa du lịch không chỉ thúc đẩy sự tiện lợi, minh bạch mà còn góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam hiện đại, hấp dẫn trên bản đồ du lịch toàn cầu, cũng như hỗ trợ phát triển bền vững ngành kinh tế mũi nhọn này.
Hội An: Top 5 điểm đến lý tưởng châu Á  khám phá bằng xe đạp

Hội An: Top 5 điểm đến lý tưởng châu Á khám phá bằng xe đạp

Nhân Ngày xe đạp thế giới (3/6), Hội An vừa được nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda đưa vào danh sách 5 điểm đến đạp xe tại châu Á mang đến những trải nghiệm độc đáo cho du khách. Hội An được Agoda đưa vào danh sách và mô tả là nơi du khách có thể đạp xe băng qua khám phá những cánh đồng lúa, cung đường ven biển hay những ngôi làng đậm chất địa phương. Ngoài ra, sự kết hợp đặc sắc giữa văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên khiến Hội An trở thành điểm đến cuốn hút cho du khách muốn khám phá bằng xe đạp khi du lịch Việt Nam.
Tây Ninh: Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ, đạt kế hoạch đề ra

Tây Ninh: Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ, đạt kế hoạch đề ra

Du lịch Tây Ninh đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025, với lượng khách và doanh thu đều vượt trội so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy những nỗ lực của tỉnh trong công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch.
Emirates khai trương đường bay Dubai - Bangkok - Đà Nẵng

Emirates khai trương đường bay Dubai - Bangkok - Đà Nẵng

Theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng, chuyến bay EK370 của Hãng hàng không Emirates sẽ khởi hành từ Dubai lúc 9 giờ (giờ địa phương), quá cảnh tại Bangkok và hạ cánh tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng lúc 21 giờ 50 (giờ địa phương) tối nay (2/6/2025).
Du lịch Đà Nẵng hướng tới “siêu đô thị di sản”

Du lịch Đà Nẵng hướng tới “siêu đô thị di sản”

Dự kiến sau sáp nhập với Quảng Nam, Đà Nẵng vừa mở rộng địa giới hành chính, vừa mở ra hướng phát triển hoàn toàn mới cho ngành du lịch. Một tầm nhìn lớn đang dần được định hình: đưa Đà Nẵng trở thành “điểm đến du lịch di sản” trong một “siêu đô thị di sản – sự kiện – đổi mới, sáng tạo” mang tầm quốc tế. Con đường ấy tuy rộng mở nhưng lắm thử thách, đòi hỏi sự đồng hành của tư duy đột phá, quy hoạch thông minh và lòng tự hào di sản.
Hà Nội ước đón 3,16 triệu lượt khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm

Hà Nội ước đón 3,16 triệu lượt khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm

Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm 2025, Thành phố đón khoảng 12,77 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 3,16 triệu lượt khách, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2024.