Hành trình 20 năm tín dụng chính sách xã hội trên mảnh đất miền núi Sơn La
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Sơn La được thành lập theo Quyết định số 32/NHCS-HĐQT 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2003 để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ.
Qua 20 năm tổ chức triển khai thực hiện, đến nay chi nhánh đang thực hiện 17 chương trình tín dụng chính sách với mạng lưới hoạt động của chi nhánh có 11 phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, 01 Hội sở tỉnh và 204/204 điểm giao dịch lưu động tại xã với 3.847 Tổ tiết kiệm và vay vốn có dư nợ của NHCSXH.
Tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn Sơn La đến nay đạt hơn 5.422 tỷ đồng, tăng 5.268 tỷ đồng so với khi mới thành lập, tăng trưởng bình quân đạt 26,34%/năm với 123.038 nghìn hộ vay vốn đang còn dư nợ (chiếm 41,96% tổng số hộ dân trong tỉnh), bình quân dư nợ 44 triệu đồng/hộ, tăng 40,7 triệu đồng so với khi mới thành lập.
Nguồn vốn tín dụng đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với giảm nghèo của tỉnh, bảo đảm an sinh xã hội, tạo dựng được lòng tin cho nhân dân.
Phóng viên Thoibaonganhang.vn đã ghi lại một số hình ảnh về sự hiệu quả của đồng vốn chính sách xã hội trên mảnh đất Sơn La.
Để có được những thành công trong hoạt động tín dụng chính sách, trước hết các cán bộ NHCSXH tỉnh Sơn La luôn bám sát cơ sở, đồng hành cùng các tổ chức hội đoàn thể, động viên các hộ vay vốn |
Gia đình ông Mùa A Lứ, bà Phàng Thị Chú, bản Hồng Ngài, xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên vay 50 triệu đồng vốn sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn để chăn nuôi hiệu quả |
Được tiếp sức từ 90 triệu đồng nguồn vốn vay của NHCSXH, gia đình ông Nguyễn Đắc Tuấn, ở bản Nông Xôm, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn đã trở thành hộ khá khi phát triển vườn cây ăn trái |
Gia đình ông Triệu Tiến Thịnh (bên phải), người đồng bào Dao, ở bản Suối Cốc, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên đã thoát nghèo bền vững nhờ trông cây quế và nuôi trâu sinh sản |