Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Hình thành “cao tốc” để phát triển nhanh và bền vững

Hương Giang
Hương Giang  - 
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò của giới Công - Thương. Người chỉ ra rằng, để xây dựng một quốc gia độc lập và thịnh vượng, cần huy động mọi nguồn lực kinh tế, trong đó có vai trò không thể thiếu của kinh tế tư nhân (KTTN). Tư tưởng này thể hiện sự cởi mở, linh hoạt trong việc tiếp cận các thành phần kinh tế, từ đó tạo ra một nền tảng tư duy mới mẻ, có tính cách mạng trong giai đoạn kháng chiến và kiến quốc.
aa
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku Điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Tầm nhìn, chiến lược dài hạn

Kế thừa tinh thần này về phát triển KTTN, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện cho KTTN bứt phá. Đặc biệt, Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 (Nghị quyết 68) của Bộ Chính trị về phát triển KTTN còn khẳng định rõ, xóa bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm định kiến về KTTN Việt Nam; đánh giá đúng vai trò quan trọng của KTTN đối với phát triển đất nước. Nghị quyết này được ví là mở ra con đường “cao tốc” cho KTTN bứt phá.

Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, KTTN luôn là trụ cột quan trọng, đóng góp đáng kể vào GDP và tạo ra hàng triệu việc làm. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, KTTN là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, góp phần tăng trưởng GDP, thu ngân sách, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế. Từ khoảng 5.000 doanh nghiệp năm 1990, đến nay, số lượng doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên gần 1 triệu.

Trong giai đoạn 2016-2024, KTTN tăng trưởng khoảng 6-8%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Khu vực này đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách Nhà nước và khoảng 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Bình quân mỗi năm, khu vực tư nhân sử dụng hơn 43,5 triệu lao động, chiếm trên 82% tổng số lao động có việc làm trong nền kinh tế. Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực KTTN tăng nhanh, từ 44% năm 2010 lên 56% năm 2024. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tăng từ 1.500 vào năm 2015 lên khoảng 4.000 vào năm 2024. Nhiều doanh nghiệp lớn dần được hình thành và vươn tầm ra khu vực và quốc tế.

Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Geleximco cho rằng: “Nghị quyết 68 có thể coi là cuộc cách mạng toàn diện, mang tính “giải phóng” cho khu vực KTTN, như “nắng hạn gặp cơn mưa rào” mà bao năm nay doanh nghiệp tư nhân rất mong đợi. Trước đó, có nhiều vấn đề khiến chúng tôi bức xúc, muốn cống hiến mà không thể làm được, nhiều lúc bị trói tay, trói chân”.

KTTN đã trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế
KTTN đã trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế

Gỡ bỏ những “nút thắt kép”

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, một số định kiến vẫn tồn tại, nhất là từ góc nhìn về vai trò và vị thế của khu vực này trong nền kinh tế chung. Đôi khi, KTTN bị coi là kém ổn định, thiếu bền vững hoặc thậm chí là thiếu minh bạch. Điều này không chỉ cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, mà còn làm suy yếu tiềm năng kinh tế quốc gia.

Bên cạnh đó, theo PGS.TS. Vũ Hùng Cường, Viện Thông tin Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), hiện vẫn còn rào cản nhận thức và tư duy về vai trò của khu vực KTTN trong hoạch định chính sách. Có những biểu hiện bất bình đẳng, có xu hướng ưu ái khu vực kinh tế nhà nước trong tiếp cận các nguồn lực như tín dụng, đất đai, tài nguyên, thông tin... Đồng thời, khu vực này cũng phải chịu sự phân biệt trong chính sách thuế, thủ tục hải quan so với khu vực FDI. Cùng với đó, hệ thống pháp luật chung liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều bất cập, chồng chéo. Thủ tục hành chính phức tạp, tốn nhiều thời gian, tiềm ẩn rủi ro; chi phí phi chính thức vẫn còn. Từ đó, gây ra nhiều trở ngại với hoạt động đăng ký kinh doanh, trong việc tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh và mong muốn mở rộng quy mô của các doanh nghiệp tư nhân.

Ông Phạm Xuân Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam cho rằng, để KTTN bứt phá trong giai đoạn tới, cần cải cách thể chế. Trong đó, cần rà soát và bãi bỏ tất cả thủ tục về hành chính trong các văn bản pháp luật của bộ, ngành, đặc biệt là những vấn đề thể chế đang hạn chế, băng bó sự phát triển của KTTN, làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn lực, muốn hứng khởi trong kinh doanh; bãi bỏ các quy định như thủ tục tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh, cần thu vào một mối. Cùng với đó là thủ tục hành chính về xác nhận quy định liên quan địa chỉ kinh doanh, đăng ký kinh doanh, đặc biệt là những thủ tục phức tạp, phiền hà gây nản lòng kinh doanh. Chính sách hỗ trợ đúng hướng sẽ tạo động lực giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững, đóng góp tích cực cho nền kinh tế.

Việc khuyến khích KTTN phát triển phản ánh tầm nhìn dài hạn trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và bền vững. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn nhấn mạnh rằng, sự phát triển của KTTN phải đặt trong khuôn khổ pháp luật, tuân thủ các quy định và nguyên tắc minh bạch, bình đẳng, tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân phát triển nhưng không để xảy ra tình trạng lợi dụng để trục lợi. Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc Công ty luật Minh Bạch (Đoàn luật sư Hà Nội) chia sẻ, ranh giới giữa vi phạm dân sự và tội phạm kinh tế vốn đã mờ, nay càng mong manh hơn nếu thiếu tiêu chí định lượng rõ ràng. Bởi vì, chỉ một quyết định chủ quan cũng có thể biến chính sách nhân văn thành kẽ hở cho kẻ cơ hội “chạy án”, tạo bất bình đẳng với doanh nghiệp tuân thủ. Do đó, điều quan trọng nhất là luật pháp phải thông thoáng để thúc đẩy đầu tư, kinh doanh nhưng phải bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án.

Bên cạnh các cơ chế, chính sách, TS. Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp tư nhân cần xác định sứ mệnh quan trọng nhất của mình là kinh doanh hiệu quả, mang lại giá trị cho người dân, cộng đồng và cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế. Sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ là tài sản riêng, mà còn đại diện cho hình ảnh quốc gia khi xuất khẩu ra thế giới. Doanh nghiệp Việt phải mang trong mình thương hiệu Việt Nam.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Giải trình ý kiến đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận tại Quốc hội về kinh tế - xã hội chiều ngày 17/6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã làm rõ những vấn đề về sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp.
Quốc hội đặt kỳ vọng bứt phá kinh tế và cải cách thể chế năm 2025

Quốc hội đặt kỳ vọng bứt phá kinh tế và cải cách thể chế năm 2025

Ngày 17/6/2025, Quốc hội đã thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên. Các ý kiến tập trung đề xuất các giải pháp khai thông đầu tư công, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn định kinh tế vĩ mô để đưa Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp

Sáng nay (17/6/2025), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp với 455/457 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Luật Doanh nghiệp mang đến nhiều thay đổi quan trọng, tập trung vào việc hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường minh bạch và thúc đẩy chuyển đổi từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước.
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam

Trao đổi thông tin tại Họp báo Quốc tế công bố chính thức Quyết định vận hành tổ chức bộ máy mới của Việt Nam, ông Phạm Tất Thắng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho biết, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Theo đó, xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh/thành phố và cấp xã) thống nhất trong cả nước, phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu tổ chức bộ máy của từng cấp chính quyền.
Sửa đổi Hiến pháp là hợp ý Đảng, lòng dân và yêu cầu phát triển của đất nước

Sửa đổi Hiến pháp là hợp ý Đảng, lòng dân và yêu cầu phát triển của đất nước

Sáng nay (17/6), tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế công bố chính thức Quyết định vận hành tổ chức bộ máy mới của Việt Nam theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7 sắp tới.
Từ sửa đổi Hiến pháp đến kiến tạo quốc gia hiện đại

Từ sửa đổi Hiến pháp đến kiến tạo quốc gia hiện đại

Chiều 16/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về 4 dự án, hồ sơ luật

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về 4 dự án, hồ sơ luật

Chiều tối ngày 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
Hà Nội đảm bảo thông suốt thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nội đảm bảo thông suốt thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 15/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3528/UBND-NC về việc triển khai một số nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố.
Giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Ngày 16/6/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 16/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg ngày 16/6/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.