Hỗ trợ phải hướng vào lĩnh vực làm lan tỏa các giá trị và hiệu quả kinh tế
![]() |
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân |
Vậy, ông đánh giá thế nào về công tác điều hành chính sách tài khóa và kết quả đạt được thời gian qua?
Đại biểu Lê Thanh Vân: Năm 2021 chỉ có mấy tháng đầu thuận lợi vì cuối năm ngoái, khi dịch được kiểm soát, kinh tế bắt đầu trở lại phát triển bình thường nên đã tạo đà tăng trưởng cho những tháng đầu năm của năm 2021. Thế nhưng đến tháng 4, dịch bệnh quay trở lại bùng phát với cường độ rất mạnh khiến các hoạt động kinh tế bị tác động dữ dội, nhiều địa phương rơi vào tình trạng khó khăn. Điều này đã tác động mạnh đến bức tranh tài chính, ngân sách của đất nước nói chung.
Bối cảnh ấy khiến những nguồn lực mà chúng ta chia sẻ với khó khăn của xã hội, của doanh nghiệp bằng chính sách tài khóa của năm 2020 chưa kết thúc thì đã phải đối mặt với cái việc điều chỉnh các chính sách tài khóa để thích ứng với điều kiện Covid, tác động dữ dội hơn của năm 2021. Cho nên tôi đánh giá cao chủ động của ngành tài chính trong việc đề xuất các khung chính sách.
Sự chủ động đó, một mặt kiểm soát được tỷ lệ bội chi, mặt khác lại huy động và điều chỉnh, cân đối được các khoản thu chi, cùng với chính sách nới lỏng qua miễn, giảm thuế, phí, lệ phí. Rõ ràng sự tiếp sức của Nhà nước cho doanh nghiệp, cho hộ kinh doanh trong điều kiện thu ngân sách hẹp dần lại và rất khó khăn như vậy là những điều tích cực.
Tuy nhiên, đòi hỏi của thực tiễn rất phong phú và nhu cầu cao hơn rất nhiều. Đòi hỏi nguồn lực cần phải hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp, cho các hộ kinh doanh thông qua gián tiếp là miễn giảm thuế, phí, lệ phí có lẽ phải sâu hơn nữa. Song nếu không cẩn trọng thì việc làm đó nó sẽ tác động đến thu ngân sách. Cho nên đây là bài toán rất căn cơ để làm sao một mặt vừa hỗ trợ cho phát triển kinh tế thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình nhưng mặt khác phải bảo đảm cân đối thu chi trong dự toán mà không bị sụt giảm quá mức.
Vì vậy, trong điều hành chính sách tài khóa, Bộ Tài chính đã phải rất linh hoạt. Một anh “kế toán trong gia đình” sẽ phải cân, đong, đo, đếm rất khéo léo để làm sao lúc gia đình khó khăn mà bữa cơm vẫn không bị quá hẻo, để các thành viên trong gia đình không bị đói, ăn đủ chất… nhưng nói như thế không có nghĩa là phải đi vay quá nhiều, khiến dư nợ công tăng cao.
Nhưng về lâu dài, chúng ta có nên kéo dài các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí như vậy không vì ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu. Nhiều ý kiến cũng khuyến nghị Việt Nam không nên lồng ghép các chính sách hộ trợ vào trong các chính sách thuế ?
Đại biểu Lê Thanh Vân: Tiềm lực thực sự của chúng ta về ngân sách không lớn, quy mô nó rất nhỏ so với các cường quốc khác. Nếu so sánh các chính sách hỗ trợ của họ thì họ rất lớn, còn nước ta quy mô ngân sách nhỏ nhưng nhiều năm qua không cân đối được, vẫn phải vay nợ. Trong điều kiện bình thường chúng ta đã phải vay về để đầu tư phát triển, còn thu chỉ đủ bù đắp cho chi thường xuyên mà thôi. Trong bối cảnh dịch bệnh tàn phá như vậy, áp lực chi lớn hơn rất nhiều và nó có mối liên hệ là bên thu thì giảm nhưng chi lại tăng lên.
Vì vậy, đây là câu chuyện rất khó khăn của chính sách tài khóa. Nếu tiếp tục hỗ trợ thông qua việc miễn, giảm thuế, phí thì nguồn thu sụt giảm, ngược lại lại đòi hỏi tăng chi, không chỉ chi cho đầu tư công mà chi cho thường xuyên cũng tăng. Đây rõ ràng là quá áp lực đối với ngành Tài chính nói riêng và với Chính phủ, với Quốc hội nói chung.
Câu chuyện là nếu chúng ta tiếp tục nới lỏng chính sách tài khóa bằng việc giảm giảm sâu và giảm lâu thuế, phí thì sẽ tác động mạnh đến nguồn thu nên theo tôi không chỉ là chính sách tài khóa mà chính sách tiền tệ đều có nới lỏng vì nguồn lực xã hội đang bị giảm đi và nhu cầu tăng vốn cho đầu tư cho xã hội nói chung, cho đầu tư công nói riêng đòi hỏi rất cao thì không thể thắt chặt quá mức. Nhưng nếu nới lỏng quá cũng không được. Cho nên phải điều hành hết sức tỉnh táo. Đó là nới lỏng có kiểm soát.
Ví dụ như khi cơ thể của con người khi kinh qua trận bạo bệnh, đang yếu, rất cần bồi dưỡng phục hồi thì phải biết tác động đến cơ thể theo một phác đồ thật sự khoa học chứ không phải vừa trải qua bạo bệnh là cứ thế bồi bổ liên tiếp thì sẽ sốc. Nền kinh tế cũng như vậy, tác động vào đâu cần kết hợp giữa tài khóa và tiền tệ để bơm vốn ra ngoài nhưng để vốn chảy vào bất động sản, chứng khoán là sai cách, như thế không khác gì đầu cơ. Bơm vốn là để kích hoạt vào các ngành sản xuất ra hàng hóa, tạo ra giá trị thặng dư chứ không phải là tạo ra chênh lệch địa tô bất động sản hay giá trị ảo trên TTCK.
Phải thổi vốn vào những ngành sản xuất mũi nhọn, từ đó kích hoạt tiêu dùng xã hội, khuyến khích sản xuất hàng hóa. Chỉ có hàng mới tạo ra tiền và tiền quay trở lại để sản xuất hàng hóa. Vì vậy, tôi cho rằng, nên nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ nhưng phải hướng vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, kích hoạt vào những ngành then chốt có tính chất kích nổ làm lây lan các giá trị và hiệu quả kinh tế.
Do vậy, chúng ta không chỉ thận trọng trong việc điều chỉnh, miễn, giảm thuế phí, mà còn phải tính đến điều chỉnh miễn, giảm cho đối tượng nào để giúp họ thực sự có năng lực, để khôi phục lại sản xuất kinh doanh, cùng với các thành phần kinh tế khác thì mới nâng thể trạng nền kinh tế lên được.
Vừa qua Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và áp dụng việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ để thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển. Quan điểm của ông thế nào?
Đại biểu Lê Thanh Vân: Tôi cho rằng, nếu như bây giờ cả chính sách tiền tệ và tài khóa kết hợp với nhau một bên là bơm tiền ra nhưng có kiểm soát, một bên là nới lỏng các giải pháp về thuế, phí có kiểm soát thì độ trễ của nó phải mất vài ba tháng nền kinh tế mới hấp thụ được và lúc đó doanh nghiệp mới có thể tận dụng chính sách để đưa vào sản xuất. Đến lúc đó, mới có thể xem là doanh nghiệp mới có khả năng tăng thu được.
Trong bối cảnh đó, cũng có thể chúng ta tính đến bài toán có thể miễn, giảm thuế phí ở khu vực mà chúng ta “giảm được nhưng lại tăng được”. Ví dụ như là kích hoạt tiêu dùng, giảm thuế phí VAT các mặt hàng thiết yếu, thậm chí là những loại hàng hóa cao cấp hơn như ô tô, xe máy, như vừa qua là giảm sâu thuế VTA và lệ phí trước bạ thì nó giảm chi phí cho người mua, cho doanh nghiệp. Đương nhiên là người mua được hưởng lợi nhưng phải tránh lợi ích nhóm khi các nhóm này mà tranh thủ cơ chế hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện mục đích không phải vì cộng đồng. Đây là bài toán mà ngành thuế tài chính tính toán trong bối cảnh thích ứng với biến đổi của nền kinh tế trong nước trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành hiện nay.
Xin cảm ơn ông.
Các tin khác

Kỳ vọng mảng bán lẻ

Tỷ giá sáng 5/4: Tỷ giá trung tâm đi ngang

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi

Mua, bán ngoại tệ trên mạng là trái quy định pháp luật

Chuyên gia Standard Chartered: Cắt giảm lãi suất là động thái tích cực

Thu nhập lãi thuần của các nhà băng ngày càng thu hẹp

Vốn chảy vào bất động sản có chọn lọc

Nhân sự ngân hàng: Sẵn sàng để vượt khủng hoảng

Bất động sản: Phân khúc nào được ngân hàng quan tâm?

“Bến đỗ” nào hợp lý cho nhà đầu tư trong năm 2023?

Việt Nam tiếp tục “hút” kiều hối

Fed tăng lãi suất: Tác động tích cực nhiều hơn

Triển vọng nào cho ngành Ngân hàng Việt Nam trong năm 2023

Vững tay chèo trước sóng cả

Tạo động lực cho tăng trưởng

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
