Hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững

08:04 | 10/09/2021 Nông nghiệp - nông thôn
aa
Thực trạng đòi hỏi cần một hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn diện trong chiến lược chuyển đổi và phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam giai đoạn đến năm 2030.
huong toi mot nen nong nghiep xanh ben vung Kinh tế vùng biên vẫn dựa vào nông nghiệp
huong toi mot nen nong nghiep xanh ben vung Chung tay thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
huong toi mot nen nong nghiep xanh ben vung Lợi ích kép từ phát triển kinh tế tuần hoàn

Vẫn kém hiệu quả, chưa bền vững

Nông nghiệp, nông thôn vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Đặc biệt mỗi khi đất nước khó khăn, nền kinh tế khó khăn, suy giảm hoặc rơi vào khủng hoảng thì luôn có bệ đỡ là nông nghiệp.

Nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Đó là năng suất tăng cao nhưng tính theo sản lượng cao hơn nhiều so với năng suất tính theo giá trị. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp vẫn sử dụng nhiều nguồn lực đầu vào như đất đai mà điển hình là sản xuất lúa 3 vụ; sử dụng nhiều phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật…; sử dụng các loại giống cao sản được ưa thích hơn là các loại giống tạo ra sản phẩm chất lượng cao… Đó là nền sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, chưa thân thiện với môi trường và thiếu bền vững.

huong toi mot nen nong nghiep xanh ben vung
Việt Nam cần hướng đến một nền nông nghiệp hiệu quả

Mặc dù sản phẩm nông nghiệp đã và đang đa dạng hóa, nhưng cũng chỉ mới trong phạm vi “các sản phẩm truyền thống”, ví dụ Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có lúa gạo, hải sản, một số cây ăn quả đã có từ bao đời nay. Chưa có nhiều sản phẩm mới nhờ nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ… Đó là một nền nông nghiệp kém năng lực du nhập và hấp thụ khoa học công nghệ.

Có thể thấy, năng lực sản xuất nông nghiệp chưa đủ mạnh để tận dụng, phát huy các lợi thế động của các vùng miền, chưa tạo ra được các sản phẩm mới có khả năng chống chịu và thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết đa dạng và phức tạp của đất nước.

Trong khi kết nối giữa nông dân với người cung ứng và người tiêu dùng phần lớn qua đội ngũ đông đảo các thương lái, thông qua hệ thống chợ truyền thống và chợ đầu mối đến các khu vực tập trung tiêu dùng; hoặc thu gom nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và phục vụ xuất khẩu. Thị trường nông sản phân tán, chia cắt, phân mảng không gắn kết. Hệ thống cung ứng nông sản không đủ mạnh, không đủ độ tin cậy để thúc đẩy thay đổi tiêu dùng theo kiểu “Cung tạo ra cầu của chính nó” trên thị trường nội địa và không đủ sức đáp ứng nhu cầu cao và khắt khe của thị trường nước ngoài…

Nguyên nhân thể chế

Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân nhưng các nguyên nhân thể chế vẫn là chủ yếu. Trong đó, chế độ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đã quá lạc hậu, không còn phù hợp. Đất nông nghiệp vẫn được coi là tư liệu sản xuất, chứ chưa phải là tài sản của nông dân và nông hộ. Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng quá cứng nhắc, quá bất hợp lý trong kinh tế thị trường. Việc chuyển đổi loại đất nông nghiệp này sang loại đất nông nghiệp khác đồng nghĩa với điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt nên sẽ tốn quá nhiều công sức, thời gian và chi phí vượt quá khả năng của từng hộ nông dân.

Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phát triển các loại dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, nông thôn cũng là điều bất khả thi đối với các hộ nông dân. Về cơ bản, không có thị trường thứ cấp chính thức về quyền sử dụng đất nông nghiệp. Việc tích tụ, tập trung đất nông nghiệp chỉ có thể thực hiện được bằng biện pháp hành chính phức tạp, đầy rủi ro và tốn kém cả về thời gian, công sức và tiền bạc. Vì vậy, những thí điểm về tích tụ đất nông nghiệp ở Hà Nam, Thái Bình… đã nhanh chóng đi vào quên lãng.

Các yếu tố nói trên làm cho các hộ nông dân không thể gia tăng quy mô sản xuất đến mức cần thiết và không thể đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, tăng số sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao hơn, không thể mở mang sản xuất các sản phẩm, cung ứng các dịch vụ có liên quan đến nông nghiệp trên đất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, quan niệm về an ninh lương thực dựa quá mức vào lúa gạo đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp vì cơ cấu tiêu dùng lương thực, thực phẩm của dân cư đã có nhiều thay đổi. Quan niệm này khiến cả ở những nơi điều kiện thiên nhiên thuận lợi đối với lúa vẫn cố giữ quy hoạch đất trồng lúa. Thực tế đó ngăn chặn các sáng kiến, đổi mới sáng tạo thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và các tài nguyên khác.

Hướng tới một nền nông nghiệp xanh

Thực trạng đó đòi hỏi cần một hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn diện trong chiến lược chuyển đổi và phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. Đặc biệt mục tiêu định hướng tái cơ cấu, chuyển đổi và phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hướng đến là một nền nông nghiệp xanh, đa dạng và bền vững, một nền nông nghiệp hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị, chuyển từ một nền nông nghiệp đơn ngành sang phát triển tích hợp liên ngành, từ mục tiêu đơn giá trị sang mục tiêu tích hợp đa giá trị. Từng bước phát triển hệ sinh thái kinh tế nông thôn.

Để đạt mục tiêu đó, trong nội dung sửa đổi Luật Đất đai 2013 ít nhất phải có một số điểm mới sau: Phân loại lại các loại đất nông nghiệp theo hướng giảm bớt số lượng loại đất nông nghiệp; Phải coi quyền sử dụng đất nông nghiệp là tài sản của hộ nông dân; Đổi mới và thực hiện chế độ quản lý mục đích sử dụng đất nông nghiệp một cách linh hoạt hơn; Bãi bỏ các giới hạn về đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp…

Đồng thời cần kiến tạo thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các trung tâm dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khuyến khích phát triển các nền tảng, giao diện hỗ trợ kết nối giữa các bên liên quan và thực hiện giao dịch trên thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Tiếp cận đất theo cơ chế thị trường để những người có ý tưởng phát triển sản phẩm mới trên đất nông nghiệp có thể tiếp cận được để thực hiện ý tưởng của họ. Chỉ khi một bộ phận đất nông nghiệp hiện nay chuyển sang những nông dân thế hệ mới, thì nền sản xuất nông nghiệp mới có thể chuyển đổi được theo định hướng đã nêu. Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ giúp chuyển quyền sử dụng đất thành vốn (capital) để đầu tư phát triển kinh tế nông thôn.

Bên cạnh đó, cần đổi mới tư duy và chiến lược an ninh lương thực và có quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp linh hoạt đủ mức để có thể thực hiện được chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng, có giá trị gia tăng cao và tạo thêm giá trị mới trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên chủ trì điều phối kiến tạo phát triển thị trường dịch vụ khuyến nông, dịch vụ hỗ trợ phát triển thị trường nông sản, thực phẩm, dịch vụ hậu cần hàng nông sản… chuyển đổi, xã hội hóa các dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bộ cũng cần tổng kết và truyền thông, chia sẻ kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm và thực tiễn tốt về phát triển các sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao, mô hình phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, mô hình kinh doanh tác động xã hội ở nông thôn, nhất là du lịch cộng đồng…

Đó là một số giải pháp vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài cần triển khai thực hiện ngay để tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng CIEM
Nguồn:

Các tin khác

Xuất khẩu rau quả - nỗ lực để thành công hơn

Xuất khẩu rau quả - nỗ lực để thành công hơn

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 đạt kỷ lục mới với giá trị khoảng 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất, chiếm 66,5% thị phần, tăng 28,7% so với năm trước. Các thị trường quan trọng khác như Mỹ và Hàn Quốc cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, lần lượt chiếm 4,7% và 4,3% thị phần.
Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”
Tính nhân văn của các chương trình tín dụng chính sách tại Gia Lai

Tính nhân văn của các chương trình tín dụng chính sách tại Gia Lai

Thời gian qua, các chương trình tín dụng chính sách xã hội không chỉ là một công cụ tài chính mà còn là ngọn đuốc soi sáng cho những ai lạc lối trong cuộc đời. Những con người từng bước lầm lỡ, vấp ngã và trải qua thử thách, giờ đây có thể tìm lại niềm tin, khôi phục cuộc sống bằng chính sự trợ giúp từ các chương trình tín dụng chính sách. Tại tỉnh Gia Lai, tín dụng ưu đãi không chỉ là công cụ tài chính mà còn biểu hiện rõ nét của tính nhân văn trong việc hỗ trợ cộng đồng. Nhất là đối với những đối tượng yếu thế như: hộ nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số và người chấp hành xong án phạt tù...
Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.
Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.
Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.
Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.
Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
Câu chuyện người đàn ông nhiễm chất độc da cam tự tin vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Câu chuyện người đàn ông nhiễm chất độc da cam tự tin vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Vào một ngày hè oi ả ở vùng quê nghèo ven biển của huyện Thái Thụy, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình anh Đỗ Đức Thông, hội viên Hội Cựu chiến binh xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Ấn tượng đầu tiên in đậm trong tâm trí tôi là hình ảnh một người đàn ông lam lũ, mồ hôi nhễ nhại cùng với thân hình rất nhỏ bé và tấm lưng gù do ảnh hưởng bởi chất độc da cam từ người bố để lại. Nhưng ẩn sau gương mặt khắc khổ, hay cười và ít nói ấy là cả một sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của một người đàn ông đầy nghị lực.
Tín dụng chính sách xã hội - ý Đảng, lòng dân

Tín dụng chính sách xã hội - ý Đảng, lòng dân

Công cuộc "Xóa đói, giảm nghèo" là một hành trình đầy gian nan và thử thách của Đảng và Nhà nước. Đến nay, thuật ngữ "xóa đói, giảm nghèo không còn tồn tại trên các diễn đàn và các phương tiện thông tin đại chúng. Thay vào đó, Đảng, Nhà nước đã dùng thuật ngữ "Giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới" để triển khai, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Khi ý Đảng hợp lòng dân

Khi ý Đảng hợp lòng dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.
Hội nông dân đẩy mạnh thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thị xã Bình Long

Hội nông dân đẩy mạnh thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thị xã Bình Long

Tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách hội xã thị xã triển khai trong những năm qua đã góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới thị xã Bình Long.
Xem thêm
Thư chúc mừng năm mới của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Thư chúc mừng năm mới của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Thủ tướng yêu cầu ngành Tài chính đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế

Thủ tướng yêu cầu ngành Tài chính đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế

Chiều ngày 31/12/2024, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tiếp tại trụ sở Bộ Tài chính và trực tuyến tại 62 điểm cầu tỉnh, thành phố để tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.
Tăng trưởng tín dụng năm 2025 dự kiến khoảng 16%

Tăng trưởng tín dụng năm 2025 dự kiến khoảng 16%

Ngày 30/12/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản gửi các TCTD thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025. Theo đó, NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.
Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước 1/1/2025 để tránh gián đoạn các giao dịch

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước 1/1/2025 để tránh gián đoạn các giao dịch

Theo Luật Căn cước công dân 2023 (Luật số 26/2023/QH15), tất cả các loại giấy chứng minh nhân dân 9 số và 12 số sẽ không còn hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Theo các quy định tại Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN, kể từ ngày 1/1/2025, khách hàng chưa cập nhật thông tin sinh trắc học sẽ chỉ có thể thực hiện giao dịch trực tiếp tại quầy, không thể thực hiện giao dịch trực tuyến như rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền hay giao dịch tại ATM. Đối với những khách hàng có giấy tờ tùy thân hết hạn, các giao dịch sẽ bị tạm dừng trên tất cả các kênh thanh toán. Để đảm bảo việc giao dịch thanh toán diễn ra suôn sẻ và cuộc sống sinh hoạt không bị gián đoạn, việc đối chiếu giấy tờ tùy thân và xác thực sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 là rất quan trọng và cấp thiết.
trao giai cuoc thi viet tin dung chinh sach xa hoi y dang long dan

Trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”

Ngày 26/12/2024, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.
som hoan tat xac thuc sinh trac hoc de tranh gian doan giao dich

Sớm hoàn tất xác thực sinh trắc học để tránh gián đoạn giao dịch

Theo quy định, kể từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản thanh toán hoặc chủ thẻ ngân hàng sẽ bị tạm dừng thực hiện các giao dịch trực tuyến và giao dịch chuyển/rút tiền nếu chưa cập nhật thông tin sinh trắc học.
hanh trinh trien khai cuoc thi viet tin dung chinh sach xa hoi y dang long dan

Hành trình triển khai Cuộc thi viết "Tín dụng chính sách xã hội - Ý đảng lòng dân"

Sau hơn 3 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước với nhiều tác phẩm chất lượng...
2024 nam danh dau thanh cong hoat dong he thong ngan hang

2024 - Năm đánh dấu thành công hoạt động hệ thống ngân hàng

Ngày 14/12/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
nhnn gap mat cuoi nam voi cac dinh che tai chinh tien te quoc te

NHNN gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế

Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì buổi gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế; các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế; Nhóm công tác ngân hàng, các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
ngan hang nha nuoc luon theo sat dien bien ty gia va san sang can thiep thi truong

Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến tỷ giá và sẵn sàng can thiệp thị trường

Tại phiên chất vấn Quốc hội thuộc lĩnh vực ngân hàng, các đại biểu đã rất quan tâm đến việc điều hành thị trường ngoại hối và những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trả lời về vấn đề này.
thong doc nguyen thi hong tra loi dai bieu quoc hoi ve cac chinh sach binh on thi truong vang

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời đại biểu Quốc hội về các chính sách bình ổn thị trường vàng

Thị trường vàng, với vai trò là một phần quan trọng trong nền kinh tế tài chính, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 11/11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp những câu hỏi của các đại biểu liên quan đến thị trường vàng.
von tin dung chinh sach giup nguoi dan son la thay doi cuoc song

Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Sơn La thay đổi cuộc sống

Là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, Sơn La đang đổi thay không ngừng dưới sự soi đường của những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te tin dung coi mo hon dam bao von ho tro nen kinh te

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng cởi mở hơn, đảm bảo vốn hỗ trợ nền kinh tế

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.
cong bo chuyen giao bat buoc ngan hang cb cho vietcombank va oceanbank cho mb

Công bố chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB

Ngày 17/10/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
nguoi dan phai tra them bao nhieu tien khi gia dien tang 48

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền khi giá điện tăng 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với việc tăng giá điện từ ngày 11/10 sẽ khiến các hộ kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp phải trả thêm bình quân từ 91.000-499.000 đồng/tháng; riêng hộ nghèo được hỗ trợ 30 kWh/tháng, tăng từ 59.000 đồng lên 62.500 đồng/tháng...
Bình Định: Tín dụng ngân hàng đồng hành cùng tăng trưởng kinh tế

Bình Định: Tín dụng ngân hàng đồng hành cùng tăng trưởng kinh tế

Trong năm 2024, các TCTD trên địa bàn Bình Định đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chương trình chính sách tín dụng và giải pháp hỗ trợ khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương…
Nghệ An đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nghệ An đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Trong thời gian qua tại Nghệ An hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nhận được sự ủng hộ, đồng thuận cao của các cơ quan, đơn vị và người dân. Qua đó, giúp doanh nghiệp và người dân thuận lợi hơn trong việc thanh toán, khắc phục được các hạn chế trong việc sử dụng tiền mặt để thanh toán theo phương thức truyền thống...
Bình Định đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng

Bình Định đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng

Những nỗ lực và định hướng của ngành Ngân hàng Bình Định trong chuyển đổi số, không chỉ góp phần thực hiện thành công Đề án 06 mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững, hiện đại hóa ngành Ngân hàng tại địa phương.
Sun Group khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thương mại trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Sun Group khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thương mại trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Chiều 10/12, tại Hòn Thơm, Phú Quốc, Tập đoàn Sun Group đã tổ chức lễ khởi công dự án Tòa tháp Khát Vọng - Aspira Tower, với tổng mức đầu tư lên đến 13.000 tỷ đồng.
VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

Ngày 05/12/2024, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CK: CTG) đã vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Indochina Capital (ICC) đã tổ chức thành công lễ khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences tại Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Trước những biến động của nền kinh tế, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang bất động sản với phân khúc căn hộ - ngôi sao sáng đang dẫn đầu thị trường. Trong đó, dự án The Opus One, thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park, được đánh giá là sản phẩm đầu tư hấp dẫn bậc nhất phía Đông TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
Vietinbank chi nhánh Hồng Bàng

Vietinbank chi nhánh Hồng Bàng

Tín chấp online VPBank - cú huých đưa SME vượt khó

Tín chấp online VPBank - cú huých đưa SME vượt khó

Thủ tục nhanh gọn, giải ngân siêu tốc, hạn mức tín dụng hấp dẫn, sản phẩm tín chấp online của VPBank chính là giải pháp tài chính phù hợp nhất giúp doanh nghiệp bổ sung kịp thời dòng vốn lưu động, vượt qua cơn bão suy giảm kinh tế, tăng trưởng bền vững.
OCB tăng cường hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học và giấy tờ tùy thân hết hạn

OCB tăng cường hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học và giấy tờ tùy thân hết hạn

Với nhiều giải pháp tích cực, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đang gấp rút đẩy mạnh hỗ trợ các khách hàng hoàn tất thủ tục cập nhật sinh trắc học và giấy tờ tùy thân hết hạn.
Bí quyết bảo toàn tài sản: Gen Z học gì từ chương trình The Moneyverse

Bí quyết bảo toàn tài sản: Gen Z học gì từ chương trình The Moneyverse

Để giới trẻ có thể tiến xa hơn trong hành trình chinh phục các khái niệm tài chính, bảo toàn tài sản cũng là điều quan trọng mà gen Z cần để tâm.
Ra mắt thẻ HDBank ePass 3in1: Đột phá số hoá đa tiện ích trong thanh toán phí giao thông không dừng

Ra mắt thẻ HDBank ePass 3in1: Đột phá số hoá đa tiện ích trong thanh toán phí giao thông không dừng

HDBank chính thức ra mắt "Thẻ vạn năng" HDBank ePass3in1: Cách mạng hóa thanh toán phí giao thông không dừng tại Việt Nam.
VNPAY và Ngân hàng số Cake hợp tác chiến lược, mở rộng trải nghiệm tài chính số trên ví VNPAY

VNPAY và Ngân hàng số Cake hợp tác chiến lược, mở rộng trải nghiệm tài chính số trên ví VNPAY

Hợp tác giúp khách hàng trên ví VNPAY thanh toán và tiếp cận nguồn tài chính từ Cake nhanh chóng, thuận tiện nhất.
Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên được tích hợp công nghệ thanh toán không chạm hiện đại

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên được tích hợp công nghệ thanh toán không chạm hiện đại

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên được tích hợp công nghệ thanh toán không chạm hiện đại (EMV Contactless) qua 270 máy POS (Point of Sale) tại 14 ga. Đây là kết quả hợp tác của Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) và Mastercard nhằm đẩy mạnh việc thanh toán không tiền mặt trên các phương tiện giao thông công cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
TPBank ra mắt dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử kết nối hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (e-GP)

TPBank ra mắt dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử kết nối hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (e-GP)

Tiếp nối thành công từ tính năng bảo lãnh dự thầu online trên TPBank Biz ra mắt vào cuối năm 2023, TPBank không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ và có những bước tiến đầu tiên đánh dấu sự “chuyển mình” trong công cuộc số hóa quy trình đấu thầu qua mạng, bằng việc kết nối trực tiếp tới hệ thống mạng đấu thấu quốc gia (e-GP) để phát hành bảo lãnh dự thầu điện tử ký số 100% thay thế hoàn toàn bảo lãnh giấy.
Phiên bản di động