IMF dự báo kinh tế châu Á sẽ thu hẹp lần đầu tiên trong lịch sử do Covid-19
Quỹ cho biết trong một bài đăng trên blog được công bố hôm thứ Ba, rằng nền kinh tế châu Á có thể sẽ tăng trưởng âm 1,6% trong năm nay - con số này đã được điều chỉnh giảm so với dự báo không tăng trưởng công bố hồi tháng Tư.
![]() |
Tuy nhiên, khu vực này vẫn ở tình trạng tốt hơn so với các khu vực khác trên thế giới, và việc kinh tế toàn cầu gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế châu Á, Changyong Rhee, giám đốc bộ phận châu Á và Thái Bình Dương tại IMF, nói hôm thứ Tư.
Ông cho rằng "châu Á không thể là một ngoại lệ", khi cả thế giới đang chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. IMF tháng trước đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cho rằng kinh tế thế giới có thể thu hẹp 4,9% trong năm nay trước khi hồi phục và tăng 5,4% trong năm tới.
Châu Á là khu vực đầu tiên chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, khi virus gây bệnh này lần đầu tiên xuất hiện ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Sau khi dịch lây lan trên phạm vi toàn cầu, nhiều chính phủ đã áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại và tiếp xúc của người dân, điều này làm giảm nghiêm trọng các hoạt động kinh tế.
Rhee cho biết nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ để đạt mức tăng trưởng dương 6,6% vào năm tới. Nhưng mức độ hoạt động kinh tế trong khu vực vẫn sẽ thấp hơn những gì IMF đã dự báo trước đại dịch, ông nói thêm.
"Điều chúng tôi thực sự băn khoăn về châu Á là khả năng phục hồi từ năm 2020", Rhee nói.
Ông giải thích rằng các quốc gia trong khu vực có sự phụ thuộc cao vào thương mại, du lịch và kiều hối - những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên phạm vi toàn cầu vì đại dịch Covid-19.
"Ngay cả khi chúng ta phát triển thành công các giải pháp y tế mới, việc phục hồi các ngành có tương tác quốc tế sẽ chậm, ví dụ như du lịch. Vì vậy, tôi nghĩ rằng sự phục hồi của châu Á sẽ cần thêm thời gian", ông nói.
Nhưng trong kịch bản xuất hiện một làn sóng Covid-19 thứ hai tại khu vực này, có nghĩa là nhiều chính phủ có thể không còn nguồn để hỗ trợ nền kinh tế như họ đã sử dụng trong đợt đầu tiên, Rhee nói thêm.
Điều đó càng chính xác với các nền kinh tế mới nổi của khu vực, nơi có không gian chính sách tương đối hạn chế để đáp ứng nhu cầu phục hồi các dự án, ông giải thích.
"Vì vậy, tôi tự hỏi, nếu làn sóng Covid-19 thứ hai xảy ra, liệu các chính phủ tại khu vực châu Á có thể sử dụng các chính sách kích thích tương tự như trong cuộc khủng hoảng y tế đầu tiên hay không", ông nói. "Vì vậy, chúng ta phải chú tâm hơn, thận trọng hơn".
Các tin khác

GDP của Singapore tăng trưởng 0,4% so với cùng kỳ trong quý I

Fitch đặt Hoa Kỳ vào tình trạng triển vọng “tiêu cực”

Dầu thô nối dài đà khởi sắc, kim loại vẫn “đỏ lửa”

Lạm phát của Anh giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm

New Zealand tiếp tục tăng lãi suất, phát tín hiệu sẽ không thắt chặt thêm

Giá đồng giảm tạo đà bứt tốc cho năng lượng tái tạo Việt Nam

Hoạt động kinh doanh ở Mỹ tăng cao nhất trong vòng 13 tháng

Nhật Bản: Tâm lý kinh doanh tích cực hơn khi nền kinh tế phục hồi

Kim loại nối dài đà suy yếu, giá dầu khởi sắc

Lạm phát lõi tháng 4 của Singapore tăng 5%, vượt dự báo

Không có thỏa thuận mới nào về vấn đề trần nợ của Mỹ

Tiền lương thực tế năm tài khóa 2022 của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong 8 năm

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa

Israel tăng lãi suất lên cao nhất kể từ năm 2006

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
