IPEF giúp cho các nền kinh tế cạnh tranh và phối hợp tốt hơn
![]() |
Theo bà, các kết quả đạt được lớn nhất trong chuyến thăm là gì và những thành tựu lớn nhất trong quan hệ thương mại song phương thời gian qua?
Tôi thấy vui mừng vì những tình cảm nồng hậu nhận được trong chuyến đi này. Chúng tôi đã có cơ hội làm việc với các Bộ trưởng trong các lĩnh vực khác nhau, chia sẻ tầm nhìn của Hoa Kỳ về việc hợp tác với Việt Nam trong Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), đặc biệt là trong trụ cột về thương mại.
Về quan hệ song phương, trong 2 năm qua, tôi thấy một trong những thành tựu quan trọng nhất mà 2 bên đạt được là đã có những trao đổi, giải quyết về những vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm, cụ thể ở đây là những quan ngại của Hoa Kỳ về tiền tệ và các hoạt động thương mại bất hợp pháp. Điều này thể hiện khả năng phối hợp, trao đổi trên tinh thần xây dựng để giải quyết các vấn đề trở ngại giữa 2 nước.
Nhìn lại cả chặng đường dài vừa qua, quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam đã phát triển hơn rất nhiều, về quy mô đã tăng cả trăm lần từ khi quan hệ 2 bên được bình thường hóa. Hoa Kỳ đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam cũng nằm trong top 10 những đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ.
Trên cơ sở đó, chúng tôi vẫn mong muốn đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế giữa 2 quốc gia. Một trong các khuôn khổ mà chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng để phát triển quan hệ song phương là Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA).
Vậy trong chuyến thăm này có bàn về vấn đề đó để tiếp tục để thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương không, thưa bà?
Có. Trong các cuộc đối thoại thương mại song phương chúng tôi luôn tập trung vào thảo luận cải thiện quan hệ kinh tế để thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư giữa 2 quốc gia. Lần gần đây nhất mà chúng tôi triệu tập hội đồng TIFA là vào năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Và hiện tại chúng tôi mong muốn tiếp tục trao đổi liên quan đến TIFA trong thời gian tới. Chúng tôi đã thống nhất sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa thỏa thuận này trong năm nay và tương lai.
Những tiến triển của tiến trình đàm phán khung khổ IPEF đến nay ra sao và bà đánh thế nào về vai trò của Việt Nam trong khung khổ này?
Về khung khổ IPEF có 4 trụ cột: Thương mại công bằng; chuỗi cung ứng; phi carbon hóa hệ thống cơ sở hạ tầng; thuế và chống tham nhũng.
Về tiến triển thì có thể nói chúng tôi rất bận rộn trong thời vừa qua: Vào tháng Chín năm ngoái chúng tôi đã có cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên tại Mỹ và cũng đã có một cuộc trao đổi giữa các lãnh đạo, chuyên gia cấp cao lần đầu tiên được tổ chức tại Australia. Và dự kiến cuộc đàm phán lần thứ hai sẽ được tổ chức vào tháng Ba tới.
Việt Nam đã thể hiện mong muốn có thể thiết lập và duy trì quan hệ là đối tác mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các nước khác trong khuôn khổ IPEF. Khuôn khổ IPEF gồm 14 thành viên với sự đa dạng lớn (nước lớn, nước nhỏ, có những nền kinh tế phát triển, nền kinh tế đang phát triển…) mà Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong ASEAN và có hiểu biết sâu sắc về những ưu tiên của Hoa Kỳ nên chúng tôi rất hoan nghênh và đánh giá cao sự tham gia của Việt Nam với vai trò đối tác mang tính xây dựng, sáng tạo.
Có nhiều hoài nghi về khuôn khổ IPEF vì có quá ít thông tin chi tiết. Vậy liệu có được khung ma trận nào mà có thể sử dụng để lượng hóa được những tác động của khuôn khổ này?
Rất thú vị khi bạn nhắc tới cụm từ “hoài nghi” về khuôn khổ này, nhưng vấn đề là chúng ta nghe thấy từ hoài nghi đó đến từ ai? Tôi cũng nghe đến từ đó nhưng không phải là đến từ những đối tác tham gia vào IPEF này mà tôi thấy đến từ những người quan sát, bình luận bên ngoài. Còn với các đối tác, chúng tôi đều thấy những cam kết rất mạnh mẽ làm việc cùng nhau trong khuôn khổ cộng đồng này cùng với Mỹ để giải quyết được các thách thức kinh tế đang nổi lên mà chúng ta phải đối mặt hiện nay và đòi hỏi những phản ứng, tiếp cận một cách chiến lược, đồng bộ và có sự điều phối.
Nhưng tôi thấy câu hỏi về việc làm sao có được ma trận để lượng hóa được những tác động về mặt kinh tế là ý rất hay. Chúng tôi đang phối hợp lạm việc rất chặt chẽ ở các trụ cột của khuôn khổ, đặc biệt như trụ cột thương mại mà USTR phụ trách.
Ví dụ trong chuyến thăm này, chúng tôi đã có buổi làm việc với khu vực tư nhân để thảo luận nội dung về tạo thuận lợi thương mại. Việc tạo thuận lợi thương mại sẽ bao gồm và liên quan đến các quy trình, thủ tục thông quan tại cửa khẩu. chúng tôi cũng thảo luận với tất cả các thành viên đối tác của IPEF để làm sao tạo thuận lợi cho thương mại, để cho các quy trình, thủ tục này diễn ra một cách hiện đại, sử dụng công nghệ số và tất cả các bên đều thực hiện được.
Và chính các ngành sẽ là những đối tượng hiểu cụ thể, sâu sắc nhất về những hoạt động gì có thể được áp dụng để tạo thuận lợi thương mại hơn nữa. Nên tôi đã yêu cầu họ dành thời gian và nguồn lực để lượng hóa xem khi thương mại được tạo thuận lợi tốt hơn giữa 14 thành viên thì nó sẽ được chuyển hóa thế nào thành tiền, thành lợi nhuận, lợi ích cho chính họ và cho các nền kinh tế.
Tôi tin tưởng rằng những tác động về mặt kinh tế sẽ rất lớn, tuy nhiên chúng ta vẫn cần chờ những con số (các lượng hóa cụ thể) được báo cáo bởi các ngành, các lĩnh vực.
Theo bà, quan hệ đối tác Việt Nam - Hoa Kỳ mang lại lợi ích gì cho khu vực và thế giới?
Tôi muốn bắt đầu với mối quan hệ lịch sử giữa Hoa Kỳ - Việt Nam: Trong lịch sử chúng ta thấy những điểm tối và thương đau. Nhưng với những gì chúng tôi nhìn thấy hiện nay thì lịch sử cũng phản ánh khả năng tự cường, sự hàn gắn và hy vọng.
Thương mại và kinh tế chỉ là một phần trong bức tranh quan hệ 2 bên. Trong thế giới ngày nay, chúng ta thấy tình hình ngày càng phức tạp, không chỉ trong thương mại và kinh tế mà còn trong nhiều vấn đề khác như chuỗi cung ứng và địa chính trị.
Vì vậy, việc Việt Nam và Hoa Kỳ có khả năng tìm ra những cách thức để cùng nhau vượt qua các khó khăn, trở ngại là biểu tượng rất tốt của khả năng tự cường, sự hàn gắn và hy vọng. Những điều này rất quan trọng cho thế giới.
Bên cạnh những cơ hội mà thị trường Hoa Kỳ mang lại thì Hoa Kỳ cũng tăng cường các biện pháp để bảo hộ cho nền kinh tế thông qua một loạt hàng rào kỹ thuật như vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ra những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Vậy làm sao để các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua được các thách thức này?
Cho phép tôi nhìn nhận câu hỏi này theo cách khác một chút. Trong các cuộc gặp của tôi với lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan tại Hà Nội, tôi đã nghe và thấy được sự quan tâm, ủng hộ lớn với việc Việt Nam tham gia vào IPEF. Tinh thần hào hứng ấy là vì những quy tắc và đề xuất mà Hoa Kỳ đưa ra trong khung IPEF đều là những tiêu chuẩn rất cao. Những tiêu chuẩn cao đó phản ánh được yêu cầu, nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ.
Đây chính là một trong những động lực để các bên đối tác tham gia IPEF. Các bên liên quan tại Việt Nam có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn này và có thể tham gia đầy đủ, tận dụng được các cơ hội được tạo ra từ khung khổ IPEF này. Và đây là một ví dụ cho thấy một trong những mục tiêu của IPEF là giúp cho các nền kinh tế cạnh tranh hơn, phối hợp tốt hơn.
Xin cảm ơn bà!
Các tin khác

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 29/5-2/6

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã

Đến năm 2030, kinh tế số của TP.HCM đóng góp 40% vào GRDP

Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Áp lực đạt mục tiêu tăng trưởng

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 1/6

Nông sản Việt có nguy cơ bị hạn chế xuất khẩu vào châu Âu

Ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh: Hướng đến phát triển bền vững

Xuất khẩu Việt Nam dự báo tăng trưởng 7%/năm, đạt 618 tỷ USD năm 2030

PMI xuống 45,3 điểm: Số lượng đơn hàng giảm mạnh nhất 20 tháng

Thách thức đối với phát triển điện gió

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 31/5

Kinh tế Việt Nam: Nhiều thách thức vẫn hiện hữu

Đà Nẵng hướng tới thành phố tài chính thông minh

HSBC: Kinh tế Việt Nam chưa có dấu hiệu "chạm đáy"

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng
