Long An cần quan tâm hơn nữa đến các chỉ số tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh
![]() |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Long An - Ảnh: VGP/Minh Khôi |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gợi mở: Long An có những vướng mắc, khó khăn gì mà đã nỗ lực hết sức nhưng vẫn chưa giải quyết được, gây ảnh hưởng đến sự phát triển, thu hút đầu tư, mục tiêu là tạo ra môi trường, cơ chế, chính sách thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Theo báo cáo của tỉnh Long An, trong năm 2024, tăng trưởng kinh tế của địa phương từng bước phục hồi mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt khoảng 8,3%, đứng thứ 3 trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thu nhập bình quân đầu người đạt 107,3 triệu đồng/người/năm, tăng 10,7 triệu đồng so với năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu đạt 7,5 tỷ USD, tăng 8,69%; kim ngạch nhập khẩu đạt 5,4 tỷ USD, tăng 25,58% so với cùng kỳ.
Năm 2025, UBND tỉnh Long An đề ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao theo Nghị quyết HĐND tỉnh giao là từ 8,7-9,0% (phấn đấu đạt 10-11%).
Từ đầu năm 2025 đến nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 11,06%. Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt 3,26 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 1,9 tỷ USD (tăng 9,82%), nhập khẩu 1,36 tỷ USD (tăng 20,35%). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12%. Tỉnh đã phân bố 8.710 tỷ đồng vốn đầu tư công (đạt 90% kế hoạch Thủ tướng giao); giải ngân 893 tỷ đồng (đạt hơn 9%).
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 19.500 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký khoảng 390.000 tỷ đồng; 2.267 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 508.130 tỷ đồng; 1.408 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là 12.768 triệu USD, trong đó có 635 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 4.213 triệu USD.
![]() |
Long An cần quan tâm hơn nữa đến các chỉ số tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh |
Lãnh đạo tỉnh Long An khẳng định tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng năm 2025 và hướng đến tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn 2026-2030; ưu tiên phát triển kinh tế gắn với giữ vững mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Trong đó, tỉnh đề ra một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm với tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế, giải pháp; phân cấp, phân quyền triệt để hơn.
Đổi mới về phương thức lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện; tinh gọn bộ máy, hiệu lực, hiệu quả; người đứng đầu và đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực để tổ chức thực hiện mục tiêu tăng trưởng hai con số.
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út đã nêu một số kiến nghị cụ thể - Ảnh: VGP/Minh Khôi |
Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đồng bộ, toàn diện, thực chất hơn trên tất cả lĩnh vực kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp). Trong đó, tập trung phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp; thu hút công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn, công nghiệp hỗ trợ,… Phát triển nông nghiệp ổn định và bền vững, nâng cao hiệu quả, chất lượng, tính cạnh tranh; chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại hiện đại, dịch vụ cảng, logistics,…
Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực; thúc đẩy tăng trưởng các vùng động lực, hành lang kinh tế của tỉnh.
Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thu hút đầu tư; thu hút được nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao, sức lan tỏa lớn; hoàn thành và đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng của tỉnh, kết nối liên tỉnh, liên vùng…Mở rộng thị trường và thúc đẩy tiêu dùng trên địa bàn và xuất khẩu.
![]() |
![]() |
Lãnh đạo các bộ, ngành phát biểu ý kiến - Ảnh: VGP/Minh Khôi |
Về một số dự án, đề án cụ thể, tỉnh đang tập trung nghiên cứu, đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Long An; hoàn thiện Đề án hình thành khu kinh tế Long An theo hướng hệ sinh thái công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và trung tâm logistics; tiếp tục thực hiện các công trình giao thông trọng điểm (Đường Vành đai 3 TPHCM; đường tỉnh 830E; đường tỉnh 827E; 3 cầu bắc qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây); phấn đấu giải ngân hết số vốn đầu tư công theo kế hoạch năm 2025 và giai đoạn 2021-2025.
Tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út đã nêu một số kiến nghị cụ thể với Trung ương: Điều chỉnh với quy mô diện tích Khu Công nghệ Môi trường xanh giảm từ 1.760 ha xuống còn 200 ha để đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác cho TPHCM và Long An theo công nghệ đốt phát điện, và sử dụng phần diện tích còn lại vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch và theo quy định của pháp luật hiện hành; bố trí vốn đầu tư nâng cấp quốc lộ N2, xây dựng quốc lộ N1 giai đoạn 2026-2030; đầu tư xây dựng 10 dự án cấp bách về hạ tầng giao thông, di tích văn hoá-lịch sử, phòng chống sạt lở…
Lãnh đạo tỉnh Long An cũng chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng, tái định cư… vốn thuộc thẩm quyền cấp huyện sẽ phát sinh sau khi bỏ chính quyền cấp huyện; sự cần thiết phải điều chỉnh lại quy hoạch của tỉnh sau khi thực hiện điều chỉnh, sáp nhập địa giới hành chính.
Lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương cũng đã trực tiếp trao đổi, giải đáp kiến nghị của tỉnh Long An về hỗ trợ vốn Trung ương thực hiện các dự án cấp bách; lập quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư hạ tầng và dự án đầu tư thứ cấp trong khu, cụm công nghiệp; đầu tư dự án hạ tầng kết nối lưới điện, cập nhật quy hoạch đường ống dẫn khí cho nhà máy nhiệt điện LNG Long An 1 và 2; xử lý một số dự án khu đô thị trên địa bàn tỉnh…
![]() |
Phó Thủ tướng lưu ý Long An cần quan tâm hơn nữa đến các chỉ số tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh, đầu tư cho công nghệ - Ảnh: VGP/Minh Khôi |
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá trong 2 năm vừa qua, tình hình phát triển kinh tế-xã hội, công tác quản lý điều hành, giải ngân vốn đầu tư công, thu hút đầu tư, xuất khẩu… đạt kết quả rất tích cực. Chính phủ luôn đồng hành với các địa phương để giải quyết vướng mắc, khó khăn, để đạt các mục tiêu đề ra trong phát triển kinh tế.
Tỉnh Long An cũng đã xử lý kịp thời, hiệu quả nhiều khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Với tiềm năng lợi thế, đà phát triển, phương thức làm việc của đội ngũ lãnh đạo các cấp, Long An sẽ hội tụ đầy đủ các tiềm năng để phát triển nhanh và bền vững.
Trong bối cảnh sắp xếp lại bộ máy tổ chức, địa giới hành chính ở địa phương sẽ mở ra không gian, dư địa phát triển mới, rộng hơn, Phó Thủ tướng mong muốn lãnh đạo tỉnh Long An rà soát, nghiên cứu, đề xuất với Trung ương về cơ chế, chính sách kinh tế-xã hội; phân công chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh, cấp xã trên tinh thần tự chủ, linh hoạt, "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", bảo đảm không làm gián đoạn hoạt động quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ chính trị, Long An cần thực hiện chủ động, khẩn trương, quyết liệt, thận trọng, khoa học.
Ghi nhận những kết quả trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương, Phó Thủ tướng lưu ý Long An cần quan tâm hơn nữa đến các chỉ số tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh, đầu tư cho công nghệ… để hiện thực hoá tiềm năng, triển vọng để phát triển bền vững. Đơn cử như trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh cần khoanh định những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chất lượng cao. Công nghiệp phải gắn với chuyển đổi xanh. Thúc đẩy năng lượng tái tạo để thu hút nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến chỉ đạo liên quan đến kiến nghị về dự án Khu Công nghệ Môi trường xanh, Nhà máy bột giấy Phương Nam, khu đô thị Đông Nam Á (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), Khu dân cư nhà vườn và Khu tái định cư tại xã Thạnh Đức (huyện Bến Lức), một số dự án cấp bách về hạ tầng giao thông, kè chống sạt lở bờ sông…
Các tin khác

Trao sứ mệnh tiên phong cho thanh niên trong xây dựng và phát triển đất nước

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức “Về nguồn” tại Thái Nguyên

Đồng loạt khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn trên cả nước

Thống đốc NHNN: Ngành Ngân hàng luôn sẵn sàng đồng hành phát triển nhà ở xã hội

Co-opbank: Khát vọng trở thành ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính vi mô vì cộng đồng

Thủ tướng chủ trì lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Thủ tướng: Thể chế hóa chủ trương của Đảng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua nghị quyết hợp nhất với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ

Các hoạt động trọng tâm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước

Khẳng định vị thế Việt Nam trong hệ thống tài chính ASEAN

Chính phủ họp về 5 dự án luật quan trọng

Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng: Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
