Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Cần lộ trình để mở rộng đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự án Luật.
Về nội dung cụ thể, đối với ý kiến về mở rộng phạm vi điều chỉnh. Về trách nhiệm quản lý nhà nước về Giao dịch điện tử (Điều 7), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phối hợp với cơ quan soạn thảo tổ chức nghiên cứu kỹ lưỡng thực tiễn triển khai tại Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thấy rằng dự thảo Luật đã quy định tương đối rõ ràng việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về Giao dịch điện tử (Điều 7). Nghiên cứu ý kiến đại biểu Quốc hội và Bộ Quốc phòng , Điều 7 dự thảo Luật đã được chỉnh lý, quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm quản lý nhà nước về Giao dịch điện tử.
Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, việc bổ sung quy định Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (dự kiến trong dự thảo Luật được chỉnh lý thành Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ) cần được cân nhắc kỹ lưỡng…
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 30 Điều về nội dung; sửa đổi, bổ sung 09 Điều về kỹ thuật; bãi bỏ một số quy định tại 05 Điều và bỏ 03 Điều. Đồng thời bãi bỏ 02 Điều của Luật Công nghệ thông tin; sửa đổi 01 ngành nghề thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư; sửa đổi 01 tên phí thuộc Danh mục Phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; thay thế cụm từ “chữ ký số chuyên dùng Chính phủ” bằng cụm từ “chữ ký số chuyên dùng công vụ” tại Điều 49 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và thay thế cụm từ “hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng” bằng cụm từ “hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ” tại khoản 3 Điều 19 Luật Tổ chức Chính phủ để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử.
Thảo luận về dự án Luật, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương) đề nghị cần có lộ trình để mở rộng đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật. Theo đại biểu đối tượng điều chỉnh quy định trong dự thảo Luật còn quá rộng nhưng lại hạn chế phạm vi tại luật chuyên ngành quy định là rất khó khả thi. Thực tế hiện nay, chỉ một số lĩnh vực, thủ tục đã được thực hiện giao dịch điện tử; nhiều lĩnh vực vẫn còn nhiều khó khăn về hạ tầng công nghệ, thiếu pháp lý chuyên ngành, con người trong quá trình triển khai thực hiện.
Từ phân tích trên, đại biểu kiến nghị cần có lộ trình để mở rộng đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật; đồng thời cần thí điểm một số lĩnh vực trước khi đưa vào luật chuyên ngành. Trường hợp luật chuyên ngành không quy định giao dịch bằng phương thức điện tử như quy định tại Điều 1 thì trong Điều 2 cần giao cho Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp áp dụng và các trường hợp loại trừ ngay trong đối tượng điều chỉnh của luật nhằm đảm bảo tính khả thi, bao quát trong thực tiễn...
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) thì đề nghị cần xác định được giá trị pháp lý của giao dịch điện tử. Đây cũng là đạo luật được coi là “Hiến pháp” của chuyển đổi số, bởi chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2030 chuyển đổi số đạt được 20% GDP, dự án luật là một trong những nền tảng quan trọng đạt được mục tiêu chuyển đổi số là một trong những động lực để phát triển đất nước. Vì vậy, đại biểu đồng tình với phạm vi điều chỉnh như báo cáo giải trình của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Đại biểu Trịnh Xuân An cho biết, qua rà soát cho thấy có nhiều vấn đề liên quan đến chuyên môn kỹ thuật, nên cần cân nhắc tính khả thi của những quy định trong dự thảo luật. Đại biểu cho rằng, điều quan trọng nhất là phải xác định được giá trị pháp lý của hình thức giao dịch điện tử để đi vào thực tiễn, đặc biệt là thuận tiện, không phát sinh thủ tục, không phát sinh các chi phí về bộ máy, chi phí về con người, chi phí về thiết bị…
![]() |
Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, có 5 lượt ý kiến đại biểu phát biểu hoàn thiện dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Đây là luật chuyên ngành nhưng các ý kiến phát biểu cụ thể, sâu sắc; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - đại diện cơ quan soạn thảo đã giải trình nội dung đại biểu quan tâm.
Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) là luật chuyên ngành khó, chuyên môn cao, nhiều thuật ngữ và khái niệm mới. Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao tinh thần làm việc trách nhiệm của các cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan.
Đại biểu cơ bản tán thành với nhiều nội dung đã được tiếp thu, chỉnh lý; đồng thời cũng đóng góp thêm nhiều ý kiến để hoàn thiện dự án luật như: phạm vi áp dụng, giải thích từ ngữ, trách nhiệm quản lý nhà nước về giao dịch điện tử, dịch vụ tin cậy, tài khoản định danh điện tử.
Các đại biểu cũng nêu nhiều nội dung liên quan đến vai trò, chức năng của Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ để vừa đảm bảo theo các quy định hiện hành, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý về an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới; tăng tính cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội chỉ đạo tổng hợp ý kiến thảo luận, có báo cáo gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, gửi đến cơ quan có liên quan để nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện dự thảo luật.
Cơ quan chủ trì thẩm tra, phối hợp với cơ quan liên quan khẩn trương tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, hoàn chỉnh dự thảo luật, có văn bản xin ý kiến Chính phủ về dự án luật, trong đó nêu rõ các nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau, dự kiến phương án tiếp thu, giải trình; đề nghị Chính phủ có ý kiến trả lời bằng văn bản, thể hiện rõ quan điểm, nhất là những nội dung khác so với bản Chính phủ đã trình. Trên cơ sở đó, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5, đảm bảo chất lượng, đầy đủ hồ sơ, đúng thời gian theo quy định.
Các tin khác

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu cán đích tăng trưởng và xuất khẩu

Nền kinh tế khởi sắc nhưng khó khăn chưa hết

Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số
![[Infographic] CPI tháng 9/2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/092023/29/15/infographic-cpi-thang-92023-20230929150514.jpg?rt=20230929150518?230929032258)
[Infographic] CPI tháng 9/2023

Thúc đẩy công nghệ blockchain phát triển: Cần tạo hành lang pháp lý
![[Infographic] GDP 9 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/092023/29/14/infographic-gdp-9-thang-nam-2023-20230929143116.jpg?rt=20230929143119?230929023501)
[Infographic] GDP 9 tháng năm 2023

Kỳ vọng từ tăng tốc giải ngân đầu tư công

TP.HCM: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Chín tăng 2,9%

CPI tháng Chín tăng mạnh 1,08% so với tháng trước

Cải cách về quản lý vốn của ADB giúp khai mở 100 tỷ USD vốn tài trợ mới trong thập niên tới

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 28/9

TP.HCM hành động thiết thực vì mục tiêu tăng trưởng xanh

Điều chỉnh một số nội dung liên quan đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Đà Nẵng: Tăng cường quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư

Gia Lai: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 tăng 9,5%

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Trị: Tăng cường chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
