Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Mở đường cho sầu riêng Việt sang Trung Quốc

T.Giang
T.Giang  - 
Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) vừa chính thức cập nhật 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam, nâng tổng số cấp phép lên hơn 1.800 mã.
aa
Cơ hội vàng cho ngành sầu riêng Cần phải giải quyết những thách thức đối với ngành hàng sầu riêng Thêm cơ hội cho sầu riêng đông lạnh Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), việc mở rộng danh sách mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đã mở ra cơ hội lớn để xuất khẩu chính ngạch sầu riêng vào thị trường Trung Quốc - nơi tiêu thụ sản phẩm này lớn nhất thế giới. Động thái này cũng khẳng định những bước tiến của Việt Nam trong công tác quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

Để tận dụng tối đa lợi thế này, các địa phương và doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, nhằm duy trì xuất khẩu ổn định và bền vững.

Trong các mặt hàng rau quả xuất khẩu năm 2024, sầu riêng dẫn đầu với đóng góp tới 3,3 tỷ USD, chiếm 46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu quả toàn ngành hàng. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng chính, với 3,2 tỷ USD, chiếm 97% tổng lượng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam. Sầu riêng cũng chiếm tới 74% trong tổng giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Sự tăng trưởng vượt bậc của sầu riêng đến từ việc Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính ngạch mặt hàng này từ giữa năm 2023. Thêm vào đó, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam cũng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc vào năm 2024, điều này càng giúp đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu loại trái cây này.

Mỗi năm thị trường Trung Quốc nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD sầu riêng tươi, con số này dự kiến sẽ vượt mức 10 tỷ USD trong thời gian tới. Ngoài ra, quốc gia 1,4 tỷ dân còn chi đến 1 tỷ USD nhập khẩu sầu riêng đông lạnh. Do đó, mục tiêu xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam trong năm 2025 là 3,5 tỷ USD.

Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, sau khi ký Nghị định thư sầu riêng với Trung Quốc, có hơn 90% sản lượng sầu riêng Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường của quốc gia này. Tuy nhiên, yêu cầu kỹ thuật của Trung Quốc rất cao, ngày càng nâng hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là yêu cầu về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, tình trạng giả mạo, mua bán mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vẫn diễn ra dẫn đến việc không thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần. Đặc biệt, không kiểm soát được chất lượng sầu riêng.

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cảnh báo tình trạng thu hoạch sầu riêng non, chưa đạt độ chín sinh lý hoặc già, cùng với việc chạy theo lợi nhuận, đã khiến nhiều lô hàng xuất sang Trung Quốc bị phản ánh do trái bị sượng. Để đảm bảo uy tín và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất đã đăng ký, duy trì chất lượng và công tác kiểm dịch. Hiện nay, cả nước có 12 phòng kiểm định Cadimi và 8 phòng kiểm định chất vàng O đạt chuẩn, đủ năng lực xét nghiệm phục vụ xuất khẩu.

Trước những cảnh báo từ phía Trung Quốc về dư lượng Cadimi và vàng O - các hợp chất có nguy cơ gây ung thư trong sầu riêng Việt Nam, các hiệp hội và doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát bằng cách lập chốt kiểm dịch tại vườn, siết chặt quản lý phân bón lậu và cải tạo đất trồng nhằm đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa và nhóm chuyên gia đang thử nghiệm xử lý đất nhiễm Cadimi tại Cai Lậy (Tiền Giang), Đăk Song và Gia Nghĩa (Đăk Nông). Giải pháp gồm sử dụng chất hấp thụ kim loại nặng, kiểm soát phân bón và quy trình canh tác. Kết quả kiểm nghiệm sẽ là cơ sở chứng minh khả năng làm sạch đất, đáp ứng yêu cầu từ phía Trung Quốc.

Ngoài ra, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết đang phối hợp với các địa phương triển khai đồng thời giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm xử lý tình trạng tồn dư Cadimi.

Trong ngắn hạn, biện pháp ưu tiên là cải tạo đất thông qua bón vôi hoặc chất cải tạo để nâng pH, kết hợp sử dụng chất kết tủa hoặc trồng các loại cây có khả năng hấp thụ Cadimi. Cơ quan này cũng khuyến cáo nông dân tạm thời chuyển sang trồng cây ngắn ngày có sinh khối cao để phục hồi đất, hạn chế canh tác sầu riêng trong giai đoạn này.

Về chiến lược dài hạn, trọng tâm là thay đổi tập quán sử dụng phân bón thông qua đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật, giúp nông dân tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" (đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp), từ đó giảm thiểu nguy cơ tích tụ kim loại nặng trong đất và nông sản.

T.Giang

Tin liên quan

Tin khác

Sản xuất công nghiệp và thương mại dần vượt qua thách thức

Sản xuất công nghiệp và thương mại dần vượt qua thách thức

Chiều nay (19/6), Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về kết quả hoạt động quản lý ngành quý 2/2025. Lãnh đạo Bộ cho biết, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, ngành sản xuất công nghiệp và thương mại Việt Nam đã thể hiện sức bền đáng kể trong nửa đầu năm 2025, đạt được nhiều kết quả tăng trưởng nổi bật bất chấp căng thẳng địa chính trị, rào cản thương mại và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Công ty Xi măng Long Sơn: Từ lịch sử hướng tương lai

Công ty Xi măng Long Sơn: Từ lịch sử hướng tương lai

Doanh nghiệp công nghệ số cần chính sách thiết thực để bứt phá

Doanh nghiệp công nghệ số cần chính sách thiết thực để bứt phá

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngành công nghệ số Việt Nam đang được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh, hướng tới mục tiêu đạt 4,32 nghìn tỷ đồng (khoảng 170 tỷ USD) doanh thu vào năm 2025.
Bình Dương sẽ có khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí 12.800 tỷ đồng

Bình Dương sẽ có khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí 12.800 tỷ đồng

UBND tỉnh Bình Dương vừa trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí với diện tích 786 ha và tổng vốn đầu tư 12.800 tỷ đồng cho Tập đoàn THACO.
“Nút thắt” logistics khiến Việt Nam khó định giá hàng hóa xuất khẩu

“Nút thắt” logistics khiến Việt Nam khó định giá hàng hóa xuất khẩu

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, logistics là một yếu tố trong công đoạn “hậu cần” lại đang trở thành điểm nghẽn chiến lược khiến hàng hóa Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh. Việc thiếu và yếu về hạ tầng, dịch vụ logistics khiến các doanh nghiệp trong nước phải phụ thuộc vào các công ty đa quốc gia, từ đó không thể chủ động định giá hàng hóa xuất khẩu.
3 công ty thành viên của Viettel nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

3 công ty thành viên của Viettel nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

Tạp chí thế giới Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng (BXH) 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) có 3 công ty thành viên được xướng tên.
Vắc xin thú y Việt Nam chinh phục thị trường thế giới

Vắc xin thú y Việt Nam chinh phục thị trường thế giới

Lô hàng gồm 120.000 liều vaccine dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang Indonesia. Thành tựu này không chỉ thể hiện năng lực khoa học công nghệ tiên tiến của Việt Nam mà còn khẳng định vị thế của ngành vaccine thú y nước nhà trên bản đồ quốc tế.
Một doanh nghiệp Việt được hơn 120 quỹ đầu tư ESG quan tâm nhờ quản trị

Một doanh nghiệp Việt được hơn 120 quỹ đầu tư ESG quan tâm nhờ quản trị

Quản trị - chữ “G” ít được đề cập trong bộ tiêu chí ESG nhưng gần đây đã ngày càng nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp để trả lời câu hỏi: Làm sao để quản trị mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) và cụ thể như Net Zero?
Nhiều hộ kinh doanh "bức xúc" khi sàn TMĐT thu thêm phí

Nhiều hộ kinh doanh "bức xúc" khi sàn TMĐT thu thêm phí

Từ đầu tháng 6/2025, nhiều người bán hàng trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Shopee bất ngờ nhận được thông báo về việc thu “phí hạ tầng nền tảng” với mức 3.000 đồng cho mỗi đơn hàng thành công. Động thái này đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng tiểu thương và hộ kinh doanh cá thể vốn là những người đang đối mặt với áp lực chi phí ngày càng lớn trên môi trường online.
Vietnam Airlines hợp tác Scandinavian Airlines để mở ra cơ hội khám phá Bắc Âu

Vietnam Airlines hợp tác Scandinavian Airlines để mở ra cơ hội khám phá Bắc Âu

Vừa qua, Vietnam Airlines và Scandinavian Airlines đã thỏa thuận hợp tác liên danh nhằm tăng cường kết nối hàng không giữa Việt Nam và khu vực Scandinavia (gồm Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển), mang đến nhiều lựa chọn chuyến bay thuận lợi và đảm bảo hành trình của hành khách được thông suốt từ điểm đầu đến điểm cuối.