Mô hình khách sạn cách ly y tế - điểm sáng mùa dịch
Hiện, ngành du lịch khách sạn tại Việt Nam đang hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề, đặc biệt là trong làn sóng dịch lần thứ 4 này, do những quy định về đóng cửa biên giới quốc tế, hạn chế các đường bay trong nước và các biện pháp giãn cách xã hội. Mặc dù vậy, mô hình khách sạn chuyển đổi thành cơ sở cách ly y tế với tỷ lệ lấp đầy có thể lên tới 78% đang được coi là một “điểm sáng” của ngành, từ đó mang tới nhiều kỳ vọng phục hồi trong những tháng cuối năm 2021.
Theo nghiên cứu, Công ty Savills Việt Nam, tại TP Hồ Chí Minh, với tác động nặng nề của đợt dịch thứ 4 do quy định nghiêm ngặt về giãn cách xã hội, tỷ lệ lấp đầy trong quý II/2021 chỉ đạt 18% với giá phòng trung bình là 69 USD/phòng/đêm. Mặc dù vậy, khi so sánh với “điểm trũng” nhất của thị trường vào đợt dịch đầu tiên của 2020, con số này đã tăng 5%, tương đương mức tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái về tỷ lệ phòng khách sạn được lấp đầy.
![]() |
Nhu cầu về khách sạn cách ly đang có xu hướng tăng lên |
Trong khi đó, tại một số tỉnh, thành phố lớn khác như Hà Nội, Đà Nẵng… tình hình cũng không mấy khả quan hơn. Cụ thể, trước khi đại dịch diễn ra, tỷ lệ phòng lấp đầy trung bình ở các khách sạn 3 - 5 sao tại Hà Nội thường xuyên đạt mức 74%, với giá phòng trung bình đạt 113 USD/phòng/đêm. Trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm, với tỷ lệ lấp đầy chỉ còn 25%, giá phòng trung bình khoảng 72 USD/phòng/đêm. Còn tại Đà Nẵng, địa điểm du lịch trọng điểm của Việt Nam, đến nay, tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn 3-5 sao giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm vừa qua, chỉ còn 11% và giá phòng trung bình chỉ đạt 49 USD/phòng/đêm.
Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc, Savills Việt Nam nhận định, những con số này đã phản ánh chính xác những tác động rất lớn của đại dịch Covid-19 tới phân khúc khách sạn và nghỉ dưỡng trên tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam. Bên cạnh đó, du lịch khách sạn cũng là một trong những ngành công nghiệp có đóng góp lớn cho nền kinh tế, với việc sử dụng lượng nhân công lớn, có nhiều liên kết và bổ trợ cho lĩnh vực dịch vụ khác. Chính vì thế, sự sụt giảm của du lịch khách sạn cũng ảnh hưởng nhiều tới chuỗi cung ứng chung.
“Với tư duy nhanh nhạy, việc khách sạn chuyển đổi thành cơ sở cách ly tập trung là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường khách sạn nghỉ dưỡng nói chung, đặc biệt là với những cơ sở vừa và nhỏ. Hiện nay có khoảng 10% số lượng các khách sạn trên thị trường được chuyển đổi thành các cơ sở cách ly và con số này có thể tăng lên trong thời gian sắp tới, để đáp ứng nhu cầu cấp bách về việc cách ly và hỗ trợ chống dịch”, ông Troy đánh giá.
Nghiên cứu của Savills chỉ ra rằng, con số này ở TP. Hồ Chí Minh là 25 khách sạn với hơn 3.000 phòng, trong đó số lượng khách sạn ở quận 1 chiếm 42%, tương đương 13 khách sạn, quận Tân Bình là 32%, số còn lại ở các quận 7, quận 3 và quận 5. Cũng chính từ xu hướng này, thị trường TP. Hồ Chí Minh đã chứng kiến “điểm sáng” ở một số khách sạn tại khu vực quận Tân Bình, khu vực gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, với tỷ lệ lấp đầy lên đến 78%. Tất cả các khách sạn 5 sao trong khu vực này đều đã được sử dụng thành các cơ sở cách ly y tế. Còn tại Hà Nội, hiện đang có khoảng 20 khách sạn chuyển đổi theo mô hình này, tương đương khoảng 1.600 phòng. Đà Nẵng là khoảng 34 khách sạn với khoảng 3.000 phòng. Có thể thấy, nhu cầu về khách sạn cách ly đang có xu hướng tăng lên, với nhóm đối tượng khách hàng có thể đến từ các nhân viên thuộc phi hành đoàn, các nhà ngoại giao quốc tế, các chuyên gia nước ngoài - những người thường xuyên nhập cảnh ra vào Việt Nam.
Nhiều chuyên gia nhận định, một điểm đặc biệt của thị trường du lịch khách sạn tại Việt Nam là 80% khách hàng nội địa, là người Việt Nam, hoặc những người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Chính vì vậy, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều khả năng ngành du lịch sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ. Mô hình du lịch tại chỗ cũng sẽ là xu hướng được khách hàng ưa chuộng, giúp các khách sạn cải thiện doanh thu. Các khách sạn 4-5 sao cũng đang dần có những gói dịch vụ khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách nội địa trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, việc triển khai hộ chiếu du lịch cũng là một yếu tố rất quan trọng để Việt Nam có thể mở cửa với các khách du lịch nước ngoài.
Dự kiến, trong giai đoạn 2022 - 2023, một loạt các thương hiệu mới sắp ra mắt trên thị trường du lịch nghỉ dưỡng như Grand Mecure, Fairmont, Eastin, Four Seasons, Lottee, Dusit and Wink Hotel với số lượng hàng ngàn phòng chắc chắn sẽ thu hút nhiều du khách nước ngoài tới Việt Nam, ngay sau khi các quy định về hạn chế du lịch được nới lỏng. Cùng với những chính sách hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ, chúng ta hy vọng sẽ mở ra tương lai tươi sáng hơn cho các chủ khách sạn và các nhà đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.
Các tin khác

Năm 2030 trên 95% người dân khám chữa bệnh được BHYT chi trả là khả thi

Xử lý dứt điểm các bất cập trên đường bộ, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông

Hạ tầng số có nhiều bước tiến mới

Những điểm đến hấp dẫn cho kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sử dụng chatbot AI thận trọng, hiệu quả và có trách nhiệm

HDBank trao tặng kinh phí thực hiện 1000 ca phẫu thuật mắt

Đề xuất quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025
![[Infographic] Sáu nhiệm vụ trọng tâm công tác bình đẳng giới năm 2025](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/02/15/bia-tcnh-120250402152428.png?rt=20250402152434?250402035103)
[Infographic] Sáu nhiệm vụ trọng tâm công tác bình đẳng giới năm 2025

Đa dạng tour du lịch cho kỳ nghỉ 30/4

Vingroup tổ chức Ngày hội Xanh 2025 tại Ocean City

Đề xuất tiêu chí mới: Cấp xã còn khoảng 5.000 đơn vị

Đề xuất quy định chi tiết thời điểm, điều kiện hưởng lương hưu

Đại hội Du lịch Golf châu Á 2025 diễn ra tại Đà Nẵng
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh báo tội phạm giả danh nhân viên điện lực lừa đảo

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
