Chỉ số kinh tế:
Ngày 16/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.993 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.777/26.173 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Mỗi căn nhà là một món quà, một mái ấm

ĐT
ĐT  - 
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra; trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ (xong trước ngày 27/7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2/9).
aa
Đa dạng hóa nguồn lực để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước Quyết liệt xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10/2025
Mỗi căn nhà là một món quà, một mái ấm
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu

Phát biểu tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Xác định đây là công việc có ý nghĩa rất lớn, rất nhân văn, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thời gian qua, việc khánh thành, khởi công các công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo phong trào, xu thế, khí thế thi đua sôi nổi trong các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, đem lại ý nghĩa quan trọng trên nhiều khía cạnh, đặc biệt trong năm 2025 - năm diễn ra nhiều ngày lễ lớn, các sự kiện, lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước:

“Mỗi căn nhà là "một món quà", "một tình thương", "một mái ấm" ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm, tình thương, tình đồng chí, nghĩa đồng bào, tinh thần trách nhiệm, sự sẻ chia của cả cộng đồng; thể hiện niềm tin, sự phấn khởi của Nhân dân, nhất là người nghèo, người yếu thế, đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Triển khai “thần tốc” chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã được triển khai quyết liệt trên toàn quốc và đạt được những kết quả hết sức ấn tượng. Tính đến ngày 7/5/2025, cả nước đã hoàn thành việc xóa gần 209.000 căn nhà tạm, nhà dột nát, trong đó hơn 111.000 căn nhà đã được bàn giao cho các gia đình và hơn 98.000 căn nhà khác đang được xây dựng. Điều này không chỉ thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ mà còn cho thấy sự đồng lòng của các cấp chính quyền và toàn xã hội.

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các tổ chức xã hội hóa đã đóng góp quan trọng vào việc thực hiện chương trình này. Bộ Công an đã hỗ trợ 4.444 căn nhà với kinh phí hơn 283 tỷ đồng, trong khi Bộ Quốc phòng hỗ trợ thêm 3.550 căn nhà, với kinh phí khoảng 195 tỷ đồng. Ngành Ngân hàng tiếp tục vận động các tổ chức tín dụng hỗ trợ bổ sung khoảng 130 tỷ đồng cho chương trình này. Điều này cho thấy sự tham gia tích cực của cộng đồng vào việc giải quyết vấn đề nhà ở cho những người nghèo.

Tại nhiều địa phương, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã đạt được kết quả vượt xa mong đợi. Tỉnh Thái Nguyên, chẳng hạn, đã hoàn thành 100% kế hoạch từ tháng 7/2024, đạt được kết quả sớm hơn 8 tháng so với thời gian Chính phủ giao.

Theo đó, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xóa được hơn 5.000 căn nhà dột nát, đạt 100% kế hoạch.

“Để có kết quả trên, Thái Nguyên đã đưa ra nhiều giải pháp, sáng kiến trong quá trình tổ chức thực hiện, như: Tổ chức kiểm tra, rà soát, ghi nhận tất cả các trường hợp trước khi hỗ trợ, xác định về thời gian, tiến độ, cập nhật thường xuyên tiến độ, khi hoàn thành thì lập biên bản nghiệm thu, bàn giao sử dụng. Đồng thời, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về đất ở đối với các hộ dân”, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng cho biết.

Tỉnh Nghệ An cũng đã xây dựng và sửa chữa hơn 16.000 căn nhà, đạt 76,51% mục tiêu đề ra, với tổng kinh phí giải ngân hơn 967 tỷ đồng.

Những kết quả trên không chỉ giúp cải thiện điều kiện sống của hàng nghìn hộ gia đình mà còn tạo động lực, khơi dậy niềm tin và phấn khởi trong cộng đồng. Sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền và đóng góp của cộng đồng đã giúp nhiều gia đình nghèo có được mái ấm vững chắc.

Xây dựng bằng tinh thần đoàn kết

Ở nhiều địa phương, việc triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã mang lại những câu chuyện đầy cảm động. Mặt trận các cấp và các tổ chức xã hội đã cùng nhau vào cuộc, triển khai nhiều sáng kiến, mô hình hay để giúp đỡ các gia đình khó khăn.

Tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, các mô hình “Đội thợ 0 đồng” và “Đội thợ giá rẻ” đã được thành lập, giúp đỡ các gia đình nghèo xây dựng và sửa chữa nhà cửa. Các đội thợ này gồm các tình nguyện viên và thành viên Ban công tác Mặt trận, đã hỗ trợ công sức miễn phí cho những gia đình cần sửa chữa hoặc xây dựng lại nhà cửa. Mô hình này đã thể hiện sự đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái và là một minh chứng rõ ràng cho sự chung tay của cộng đồng trong việc xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Các địa phương khác như Bắc Giang, Đắk Lắk cũng ghi nhận những thành công đáng khích lệ trong việc triển khai chương trình này. Bắc Giang đã hoàn thành 97,5% mục tiêu, trong khi Đắk Lắk đã xây dựng và sửa chữa được 3.776 căn nhà, đạt tỷ lệ 67,7%. Sự tham gia của cộng đồng và tinh thần đoàn kết là yếu tố quan trọng giúp các địa phương này hoàn thành mục tiêu đề ra.

Mỗi căn nhà là một món quà, một mái ấm
Mỗi ngôi nhà còn được xây dựng bằng tình đoàn kết

“Tỉnh Bắc Giang xác định, mỗi ngôi nhà của hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình người có công được xây dựng không chỉ bằng gạch đá, xi-măng, sắt thép mà còn được xây dựng bằng tinh thần đoàn kết, bằng truyền thống tương thân tương ái, bằng tình cảm và tấm lòng của toàn xã hội. Vì thế, việc huy động, vận động các nguồn lực chính là sự chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước, xã hội và người dân”, Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang chia sẻ.

Với quyết tâm cao, trong thời gian qua, chính quyền các địa phương cũng đã nhanh chóng giải quyết các khó khăn vướng mắc, đặc biệt là vấn đề về đất đai và thủ tục hành chính. Cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội hóa, các hộ gia đình nghèo đã có được mái ấm mới, thay đổi cuộc sống của họ.

Dứt khoát không để người dân nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, nhưng chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn. Một trong những thách thức lớn nhất là các hộ gia đình còn lại, đa phần thuộc diện đặc biệt khó khăn, sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa, hoặc những người dân tạm vắng vì đi làm ăn xa.

Tuy nhiên, với quyết tâm cao từ các cấp chính quyền và sự vào cuộc mạnh mẽ của cộng đồng, chương trình vẫn đang tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các địa phương như Nghệ An và Đắk Lắk đã đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, huy động tất cả các nguồn lực để đảm bảo chương trình hoàn thành đúng hạn.

Tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/7/2025, sớm hơn 90 ngày so với kế hoạch Trung ương giao. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp, bao gồm việc rà soát, đánh giá lại các hộ dân cần hỗ trợ và phối hợp với các tổ chức xã hội để tăng cường nguồn lực cho chương trình.

Còn tại Đắc Lắc, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau tập trung, khẩn trương quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát, phấn đấu đến ngày 30/6/2025 phải cơ bản hoàn thành 4.400 căn theo mục tiêu đề án.

Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ là một chương trình hỗ trợ nhà ở mà còn là một phần trong chiến lược phát triển xã hội bền vững, mang lại cho những người nghèo và người có công với cách mạng những ngôi nhà vững chãi, bảo vệ sức khỏe và ổn định đời sống. Sự đoàn kết, tình đồng bào, và tinh thần sẻ chia của cộng đồng chính là những yếu tố then chốt để chương trình này thành công. Với quyết tâm cao và sự đồng lòng từ các cấp chính quyền, xã hội và người dân, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát sẽ tiếp tục là một trong những thành tựu quan trọng của đất nước trong thời gian tới.

Tính đến ngày 7/5/2025, có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Cần Thơ, Khánh Hòa, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Phước, Vĩnh Long, Kiên Giang.
ĐT

Tin liên quan

Tin khác

Xuất cấp 668,505 tấn gạo dự trữ hỗ trợ Hà Giang, Tuyên Quang và Bắc Kạn

Xuất cấp 668,505 tấn gạo dự trữ hỗ trợ Hà Giang, Tuyên Quang và Bắc Kạn

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 913/QĐ-TTg ngày 13/5/2025 xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Đà Nẵng hợp tác với Tập đoàn Vingroup phát triển xanh

Đà Nẵng hợp tác với Tập đoàn Vingroup phát triển xanh

Trong khuôn khổ hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng”, UBND TP. Đà Nẵng và Tập đoàn Vingroup đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.
Generali tài trợ 2,5 tỷ đồng cho dự án bảo vệ trẻ em trong tình huống khẩn cấp

Generali tài trợ 2,5 tỷ đồng cho dự án bảo vệ trẻ em trong tình huống khẩn cấp

Tập đoàn Generali đã chính thức trao bảng chứng nhận tài trợ 2,5 tỷ đồng cho UNICEF, với mong muốn tiếp tục góp phần tạo nên những tác động tích cực nhằm hỗ trợ trẻ em và các gia đình sống trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương tại Việt Nam.
Sẽ nối đường từ Chiến Thắng kéo dài đến Nguyễn Xiển - Xa La

Sẽ nối đường từ Chiến Thắng kéo dài đến Nguyễn Xiển - Xa La

Ngày 13/5, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2399/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường nối từ đường Chiến Thắng kéo dài đến đường Nguyễn Xiển - Xa La, tỷ lệ 1/500, đi qua các xã Thanh Liệt, Tân Triều - huyện Thanh Trì.
Vietcap ra mắt Dự án vì cộng đồng "Vững xanh tài chính, phủ xanh Việt Nam"

Vietcap ra mắt Dự án vì cộng đồng "Vững xanh tài chính, phủ xanh Việt Nam"

Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap vừa chính thức khởi động dự án vì cộng đồng Go Green Go Up từ ngày 12/5 đến ngày 12/6/2025 - một sáng kiến cộng đồng mới dành cho nhà đầu tư với mục tiêu gắn kết tài chính với trách nhiệm xã hội, tạo cơ hội cho nhà đầu tư tham gia trực tiếp vào các hoạt động cộng đồng ý nghĩa qua mỗi giao dịch tại Vietcap.
Hà Nội triển khai nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Hà Nội triển khai nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Ngày 13/5, UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 1929/UBND-KT về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới.
Prudential ra mắt thị trường sản phẩm bảo hiểm liên kết chung mới

Prudential ra mắt thị trường sản phẩm bảo hiểm liên kết chung mới

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung mới với tên gọi “PRU-Bảo Vệ Tối Đa” nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ ở mức độ tối ưu trên mức phí bảo hiểm phù hợp nhất với khả năng tài chính của khách hàng.
Công bố sản phẩm giải pháp khoa học công nghệ tiêu biểu Make in Viet Nam

Công bố sản phẩm giải pháp khoa học công nghệ tiêu biểu Make in Viet Nam

Ngày 13/5/2025, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức công bố danh sách các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tiêu biểu đã được đánh giá, thẩm định và lựa chọn để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn.
Giá điện tăng, khách hàng sử dụng điện tìm cách thích nghi

Giá điện tăng, khách hàng sử dụng điện tìm cách thích nghi

Việc điều chỉnh giá điện theo hướng tăng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, chi phí đầu vào của doanh nghiệp... Vì vậy, nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp đang phải tìm cách thích nghi.
Hà Nội bảo đảm công tác chuyển đổi số khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội bảo đảm công tác chuyển đổi số khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 12/5, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 130/KH-UBND về Triển khai một số nhiệm vụ bảo đảm công tác chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước Thành phố khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.