Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Mỹ áp thuế "de minimis" 30% với hàng hóa chuyển phát giá trị thấp từ Trung Quốc

Đại Hùng
Đại Hùng  - 
Chính quyền Mỹ hạ thuế suất “de minimis” đối với các lô hàng giá trị thấp chuyển phát từ Trung Quốc xuống còn 30%, theo một sắc lệnh hành pháp của Nhà Trắng.
aa
Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận cắt giảm thuế quan trong 90 ngày Chứng khoán khởi sắc sau khi Mỹ - Trung đạt thỏa thuận thương mại

Động thái này đánh dấu bước xuống thang tiếp theo trong căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Mỹ áp thuế
Mỹ giảm thuế "de minimis" đối với hàng hóa giá trị thấp từ Trung Quốc xuống 30%

Tiếp tục "giảm nhiệt" căng thẳng thương mại

Sắc lệnh công bố tối thứ Hai mang lại một phần hỗ trợ cho các hãng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc như Shein và Temu (thuộc sở hữu của PDD Holdings), đồng thời nối tiếp thỏa thuận đạt được vào cuối tuần trước giữa Bắc Kinh và Washington về việc tạm ngưng trong 90 ngày phần lớn các mức thuế trả đũa được áp dụng từ đầu tháng Tư.

Mặc dù tuyên bố chung sau cuộc đàm phán tại Geneva không đề cập đến chính sách thuế "de minimis", sắc lệnh do Tổng thống Donald Trump ký nêu rõ thuế suất đối với hàng hóa chuyển phát trực tiếp đến người tiêu dùng qua đường bưu điện sẽ được điều chỉnh từ 120% xuống còn 54% đối với các mặt hàng có giá trị tối đa 800 USD, bắt đầu từ thứ Tư. Mức phí cố định 100 USD mỗi gói hàng vẫn giữ nguyên, đồng thời kế hoạch tăng mức này lên 200 USD từ ngày 1/6 đã bị hủy bỏ.

Với các kiện hàng được vận chuyển qua các công ty chuyển phát thương mại như UPS, FedEx và DHL, vốn từng đảm nhận khối lượng lớn đơn hàng của Shein và Temu trước khi chính quyền Trump chấm dứt cơ chế miễn thuế cho hàng Trung Quốc dưới 800 USD, mức thuế mới sẽ là 30%, giảm đáng kể so với mức cũ là 145%, theo tiết lộ từ hai chuyên gia logistics giấu tên.

Mức thuế 30% này bao gồm 10% là thuế "đối ứng" mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc, cùng với 20% phụ thu đặc biệt liên quan đến cuộc khủng hoảng fentanyl tại Mỹ.

Nhà Trắng và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ hiện chưa phản hồi về yêu cầu làm rõ sắc lệnh.

Đại diện Thương mại Jamieson Greer cho biết trên CNBC vào thứ Ba rằng mức thuế toàn cầu 10% có khả năng sẽ được duy trì để hỗ trợ quá trình phục hồi ngành sản xuất trong nước.

Khó khăn trong thu thuế qua bưu điện

Khác với doanh nghiệp chuyển phát nhanh thường thu thuế từ người bán Trung Quốc trước khi giao hàng, Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ (USPS) không có hệ thống để thu thuế hiệu quả. Bốn nguồn tin tiết lộ với Reuters rằng phần lớn các kiện hàng từ Shein và Temu hiện đều được vận chuyển qua các hãng chuyển phát thương mại thay vì USPS.

Tuy nhiên, nhiều mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục chịu mức thuế cao theo các biện pháp thương mại đặc biệt hoặc kết quả điều tra liên quan đến an ninh quốc gia. Chẳng hạn, các mặt hàng như kim tiêm và găng tay phẫu thuật hiện đang phải chịu mức thuế 100% theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ.

Một chuyên gia giao vận cho biết nếu các sản phẩm này được gửi qua đường bưu điện và có giá trị dưới 800 USD, chúng có thể chỉ bị tính phí cố định 100 USD, tương đương mức thuế hiệu dụng 12,5%.

Hồi tháng Hai, chính quyền Trump đã xóa bỏ hoàn toàn quy chế miễn thuế "de minimis" và áp dụng hai chế độ thuế riêng biệt cho hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính và doanh nghiệp chuyển phát. Chính quyền cáo buộc quy chế này đã làm gia tăng đột biến các lô hàng từ các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc, đồng thời tạo điều kiện cho buôn lậu fentanyl và các chất cấm khác.

Số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ theo diện miễn thuế de minimis đã tăng vọt trong những năm gần đây, chiếm hơn 90% tổng lượng đơn hàng, trong đó khoảng 60% đến từ Trung Quốc, với sự thống trị của các nền tảng như Temu và Shein.

Theo lời khai trước Quốc hội Mỹ năm 2024 của một quan chức thuộc Cục Hải quan và Biên phòng (CBP), giá trị trung bình mỗi lô hàng theo diện “de minimis” trong năm tài khóa 2023 chỉ là 54 USD.

Hiện Shein, Temu và Amazon đều chưa đưa ra bình luận chính thức.

Theo ước tính của Nomura, Trung Quốc đã xuất khẩu 240 tỷ USD hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua cơ chế de minimis trong năm ngoái, chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp 1,3% GDP.

CEO của công ty tư vấn thương mại điện tử xuyên biên giới Brands Factory, Jianlong Hu nhận định: “Mức thuế 54% vẫn rất cao. Các nhà bán lẻ có thể đang chờ đợi xem tình hình phát triển thế nào. Nhưng có thể nói thời kỳ hoàng kim của hình thức vận chuyển kiện hàng nhỏ từ Trung Quốc sang Mỹ đã kết thúc”.

Shein chịu tác động lớn hơn so với các nền tảng khác do phụ thuộc vào tốc độ tung hàng mới hàng tuần, chủ yếu qua đường hàng không. Trong khi đó, Temu sử dụng phương thức vận chuyển đường biển để tối ưu chi phí.

“Shein vẫn có thể chọn gửi hàng bằng đường hàng không dù phải chịu thuế 54%, thay vì chuyển toàn bộ sang tàu biển. Nếu người tiêu dùng đặt mua quần áo mà phải đợi đến một tháng mới nhận được, liệu họ còn muốn mua không?”, ông Hu nói.

Lỗ hổng chính sách

Nhân dân tệ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong sáu tháng so với USD vào thứ Ba, phản ánh sự hứng khởi của thị trường toàn cầu sau thỏa thuận thương mại tạm thời giữa Bắc Kinh và Washington.

Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Trump phát động đã làm đảo lộn các nguyên tắc thương mại quốc tế truyền thống, gây biến động mạnh trên thị trường tài chính và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái.

Quy tắc “de minimis” - có từ năm 1938 - đang ngày càng bị chỉ trích bởi cả hai đảng tại Quốc hội Mỹ, khi bị xem là lỗ hổng chính sách cho phép hàng hóa Trung Quốc lách thuế nhập khẩu, đồng thời là kênh đưa các chất cấm như tiền chất fentanyl vào Mỹ mà không bị kiểm tra, như nhiều cuộc điều tra của Reuters đã chỉ ra.

Đại Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (16/6), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục mở rộng đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,3% lên mức 2.276 điểm.
Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên 2.268 điểm.
Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Người tiêu dùng Mỹ bắt đầu cảm thấy lạc quan hơn về triển vọng kinh tế khi Tổng thống Trump đã "mềm mỏng" hơn trong một số quan điểm cứng rắn nhất liên quan đến thuế quan, và người dân dần chấp nhận thực tế rằng các mức thuế này sẽ còn tiếp diễn.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Bạc xanh tăng mạnh, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng bật tăng mạnh lên gần 3.450 USD/oz - mức cao nhất trong hơn năm tháng... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế trong sáng 13/6.
Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (12/6). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ gần 0,1% về mức 2.226 điểm.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.
Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 phiên tăng liên tiếp, đóng cửa hôm qua (10/6), sắc đỏ đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới chấm dứt chuỗi khởi sắc và đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.219 điểm.
Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ 3 trên 4 nhóm hàng nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần.
NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

Các nhà phân tích cho biết việc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) bất ngờ cắt giảm mạnh lãi suất vào tuần trước sẽ khiến đồng rupee dễ bị mất giá hơn nữa.