Ngành gỗ cấp thiết thay đổi để thích ứng với thị trường
Yêu cầu chuyển đổi xanh
Năm 2024 khép lại với những dấu ấn tích cực của ngành gỗ Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt khoảng 14,5 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Riêng tại khu vực miền Trung, tỉnh Bình Định ghi nhận kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023, chiếm khoảng 62% tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương…
Tuy nhiên, bước sang năm 2025, ngành gỗ trong nước được dự báo sẽ đối diện với nhiều thách thức lớn từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm như EU, Mỹ. Những hàng rào kỹ thuật, yêu cầu nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang trở thành điều kiện bắt buộc để hàng hóa Việt Nam có thể tiếp tục tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh đó, mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ 16 tỷ USD trong năm 2025 đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ các doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các bộ, ngành liên quan.
Theo ông Lê Văn Lương, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ gỗ Đại Thành (Bình Định), những áp lực hiện nay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ là rất lớn.
“Chi phí đầu vào không ngừng tăng, trong khi sức mua nói chung từ các thị trường truyền thống như Mỹ, EU có dấu hiệu chững lại khiến doanh nghiệp phải tính toán lại chiến lược sản xuất, kinh doanh”, ông Lương cho biết.
Trên thực tế, các doanh nghiệp gỗ xuất khẩu đang đứng trước yêu cầu ngày càng khắt khe từ những quy định quốc tế như Quy định về sản phẩm không phá rừng (EUDR) của Liên minh Châu Âu hay Luật Lacey của Mỹ. Điều đó, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để duy trì năng lực cạnh tranh và tiếp tục tiếp cận thị trường xuất khẩu.
Trong khi đó, ngành gỗ trong nước vẫn còn nhiều cơ hội phát triển khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thị trường thế giới tiếp tục gia tăng, đặc biệt là những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thân thiện với môi trường.
![]() |
Ngành gỗ trong nước sẽ còn đối diện với những khó khăn từ các thị trường xuất khẩu. |
Có thể khẳng định, những năm tới, các thị trường nhập khẩu gỗ trên thế giới sẽ tiếp tục siết chặt các tiêu chuẩn về yếu tố “xanh” - từ sản xuất xanh, thương mại xanh cho đến tăng trưởng xanh. Điều này đòi hỏi ngành gỗ Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn trong việc minh bạch hóa chuỗi cung ứng, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc đến tận người trồng rừng. Đây không còn là tiêu chuẩn lựa chọn mà đã trở thành điều kiện bắt buộc, cấp thiết nếu muốn duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Hướng tới phát triển bền vững
Nhận thức được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, nhiều doanh nghiệp gỗ ở miền Trung, đặc biệt tại Bình Định đã chủ động chuyển đổi theo hướng xanh, sạch. Việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững, khuyến khích trồng rừng gỗ lớn có chứng nhận FSC nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu được xem là giải pháp dài hạn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tích cực đầu tư công nghệ sản xuất sạch, ứng dụng năng lượng tái tạo, cải tiến dây chuyền nhằm tiết kiệm nguyên liệu, giảm phát thải.
Theo thống kê, hiện Bình Định có khoảng 400 doanh nghiệp chế biến gỗ đang hoạt động, tạo ra kim ngạch xuất khẩu mỗi năm gần 1,1 tỷ USD, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trước áp lực của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư các công nghệ hiện đại, đạt các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, FSC-CoC, VFTN… để đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc hợp pháp, thân thiện với môi trường.
![]() |
Phát triển vùng nguyên liệu bền vững, khuyến khích trồng rừng gỗ lớn có chứng nhận FSC... là giải pháp dài hạn của ngành gỗ trong nước. |
Đáng chú ý, địa phương cũng đã đề ra mục tiêu đến năm 2035 sẽ phát triển 30.000 ha rừng trồng cây gỗ lớn, với tỷ lệ sản lượng gỗ lớn bình quân đạt trên 60%. Đây được xem là nền tảng quan trọng giúp ngành gỗ địa phương phát triển bền vững, lâu dài.
Trao đổi về định hướng phát triển ngành gỗ, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh: Để phát triển bền vững, rất cần một chiến lược rõ ràng, cụ thể từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ. Trong đó, cần xác định đúng nhu cầu thị trường để tránh tình trạng khủng hoảng thừa; chú trọng khai thác hiệu quả thị trường nội địa; đồng thời đánh giá sát sao các rủi ro chính sách, xu hướng tiêu dùng ở các quốc gia nhập khẩu để kịp thời điều chỉnh.
Bên cạnh đó, việc xây dựng chuỗi cung ứng khép kín, chuyên môn hóa từ khâu nguyên liệu đến sản xuất và phân phối được cho là giải pháp then chốt để đảm bảo hiệu quả và sức cạnh tranh. Bình Định cũng cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp ngành gỗ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất đai, cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư để các nhà máy, khu công nghiệp chế biến gỗ phát triển, hình thành chuỗi liên kết nội địa vững chắc…
Với quyết tâm của Chính phủ, địa phương và doanh nghiệp, thương hiệu “gỗ Việt” hoàn toàn có cơ sở để vượt khó, kỳ vọng vào một giai đoạn phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu đồ gỗ thế giới.
Các tin khác

Vietnam Airlines ứng dụng AI để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón đối mặt với thách thức truy xuất nguồn gốc

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Đột phá từ đổi mới và sáng tạo

Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao toàn cầu

Hà Nội "nóng" lên với Triển lãm và Diễn đàn Năng lượng Việt - Trung - ASEAN

Thuế đối ứng của Mỹ: Doanh nghiệp cần tăng sức chống chịu

AI - đòn bẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp Việt

Minh bạch xuất xứ hàng hóa là yêu cầu bắt buộc

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức

Vietnam Airlines tiên phong ứng dụng định danh và xác thực điện tử toàn hành trình trong thủ tục bay

TS Trần Đình Thiên: “Sau APEC 2027, Phú Quốc sẽ bước sang ngưỡng phát triển hoàn toàn khác”

Doanh nghiệp hướng tới phục vụ khách hàng cao cấp

Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ ngày 14-19/4/2025

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu
