Nhà đầu tư quan tâm đến bất động sản ESG
![]() |
Ảnh minh họa |
Báo cáo gần đây của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng, mục tiêu nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2°C được đề ra trong Thỏa thuận Khí hậu Paris trước đó đã không còn đủ để bảo vệ hệ sinh thái và nền kinh tế toàn cầu khỏi những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, nhận định: “Những năm gần đây, các đô thị lớn của Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về đô thị hóa, tuy nhiên mật độ xây dựng dày đặc của các dự án tòa nhà văn phòng, bán lẻ cũng như chung cư cao tầng đang chen chúc trên quỹ đất ngày càng co hẹp. Hiện tượng này cũng làm tăng mật độ dân số tập trung ở một khu vực, dẫn đến tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng, tỷ lệ mảng xanh so với đầu người giảm xuống rất thấp”.
Báo cáo của Tổng cục Môi trường năm 2020 cho biết, tỷ lệ trung bình diện tích cây xanh trên đầu người dân TP.HCM chỉ đạt 0,55 m2/người. Theo ước tính, mỗi người dân đô thị cần diện tích khoảng 10 m2 cây xanh để bảo đảm đủ không khí trong lành cho cuộc sống.
Không gian xanh công cộng sẽ bị thu hẹp hoặc mất đi hoàn toàn nếu chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc tận dụng tối đa quỹ đất để xây dựng dự án mà không thực sự quan tâm đến việc tạo không gian sống xanh kết nối giữa các tòa nhà và các tiện ích công cộng khác.
“Các doanh nghiệp cần nhận ra việc giảm khí thải carbon vô cùng quan trọng để giảm thiểu biến đổi khí hậu, tuyển dụng và giữ chân nhân viên, đồng thời phục vụ khách hàng, cổ đông và các bên liên quan tốt hơn”, bà Trang nói thêm.
Các nhà đầu tư đang tập trung nhiều vào các chỉ số Môi trường, Xã hội và Quản trị Doanh nghiệp (ESG) hơn bao giờ hết. Trong năm 2020, các nhà đầu tư đã đổ 288 tỷ USD vào các quỹ tương hỗ (Mutual Funds) và quỹ hoán đổi danh mục (ETF) liên quan đến chứng khoán bất động sản ESG, tăng 96% so với năm 2019. Điều này được thúc đẩy bởi vì họ nhận ra rằng các công ty tập trung vào ESG và giảm lượng khí thải carbon sẽ mang lại những lợi thế vượt trội hơn so với các công ty cùng ngành.
Với những thúc đẩy từ cộng đồng kinh doanh, số lượng các công ty cam kết giảm phát thải carbon đã tăng lên trong vài năm qua, thậm chí nhiều công ty đã dời mục tiêu sớm hơn vào năm 2030 so với thời gian ban đầu là năm 2050.
Dựa trên ước tính của Cushman & Wakefield, đến năm 2050 sẽ có 6,6 tỷ m2 bất động sản thương mại trên 143 quốc gia. Và chi phí để khử carbon trên thị trường bất động sản toàn cầu ước tính vào khoảng 18 nghìn tỷ USD.
Hầu hết các tổ chức đang nỗ lực để đạt mục tiêu giảm lượng khí thải, sử dụng các nguồn năng lượng sạch và bù đắp mọi lượng khí thải còn lại. Về cơ bản có ba bước để đạt được mức phát thải ròng bằng không như tính toán lượng khí thải carbon và các loại khí thải nhà kính khác do các hoạt động kinh doanh và vận hành bất động sản tạo ra.
Đồng thời, giảm lượng khí thải bất cứ khi nào, có thể thông qua tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo sử dụng tại chỗ. Cân bằng lượng khí thải còn lại thông qua việc đầu tư vào các dự án hoặc doanh nghiệp khác có hoạt động tái tạo môi trường như trồng rừng, phân loại rác thải, qua đó bù trừ với lượng carbon đã bị thải ra.
Nhà đầu tư, nhân viên và các bên liên quan khác ngày càng quan tâm đến hoạt động môi trường của công ty. Và họ yêu cầu các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về những tác động đối với biến đổi khí hậu.
Các công ty muốn thể hiện cam kết đối với biến đổi khí hậu đang áp dụng Sáng kiến mục tiêu dựa trên cở sở khoa học (SBTi), nhằm đánh giá lượng khí thải carbon cần thiết để giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5°C và 2°C theo Hiệp định Khí hậu Paris. Nếu bất động sản không đi đúng hướng, SBTi sẽ thiết lập lại số lần cắt giảm carbon cần thiết mỗi năm.
Nhiều tổ chức cũng áp dụng phương pháp khí nhà kính (GHG), một tiêu chuẩn quốc tế bắt đầu từ cuối những năm 1990. Ngoài ra, nhiều công ty đang chọn theo đuổi tiêu chuẩn của một bên thứ ba cho mục tiêu phát thải, và mua các khoản tín dụng năng lượng tái tạo (REC)được chứng nhận bằng Green-e.
Trong hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Điều này cho thấy Chính phủ và các doanh nghiệp đều đang nổ lực thay đổi cảnh quan đô thị bằng việc kết hợp công nghệ nhằm cải thiện môi trường sống.
Tuy nhiên, việc hình thành những mảng xanh và địa điểm vui chơi công cộng chỉ mới bắt đầu, thành phố cần nhiều hơn sự tham gia từ người dân và nổ lực từ phía chính phủ để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra.
“Những lợi ích này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều sự thay đổi đáng kể trong tương lai, tạo ra cảnh quan và giúp môi trường sống của người dân đô thị ngày càng văn minh và tiến bộ hơn. Đối với những dự án bất động sản trong tương lai, nếu không sớm thiết lập ESG thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng bị đào thải”, bà Trang Bùi chia sẻ.
Các tin khác

Xếp hạng văn phòng tạo ra một thị trường chuyên nghiệp

Đồng Nai đấu giá quyền sử dụng hơn 77 hecta đất

Bất động sản du lịch nông nghiệp: Làm đâu cũng vướng?

Giá thuê văn phòng ổn định trong quý đầu năm 2023

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản

Thanh khoản đất nền vẫn chưa có nhiều cải thiện

Bất động sản du lịch nông nghiệp vẫn chủ yếu phát triển một cách tự phát, nhỏ lẻ

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khuyến cáo rủi ro khi mua “sở hữu kì nghỉ”

Đồng Nai: Cụ thể hóa nhiều phương án tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Nội thất sang trọng kiến tạo không gian sống đẳng cấp

Nguồn cung mới nhỏ giọt, thị trường thứ cấp sôi động

Thị trường căn hộ thứ cấp "tăng nhiệt"

Nguồn cung văn phòng đạt chứng chỉ LEED khan hiếm

Quy định mới về sổ đỏ

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu để hoàn thiện chế độ tiền lương mới

EVN trả lời đại biểu Quốc hội vấn đề nhập khẩu điện và khoản lỗ 26.000 tỷ đồng

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Vươn lên làm giàu nhờ "bà đỡ" ngân hàng
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Sacombank khởi động dự án triển khai Basel III và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

Vietcombank được vinh danh tại Chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ 18

HD SAISON đẩy mạnh gói vay 10.000 tỷ đồng, cùng công nhân vượt khó

Thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng trên ứng dụng Vietbank Digital

Sacombank tung ưu đãi lên đến 80 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank
