Nhiều thách thức đặt ra để đạt mục tiêu tăng trưởng quý I/2025
![]() |
Nhiều tín hiệu tích cực, song còn không ít khó khăn, hạn chế
Bức tranh kinh tế hai tháng đầu năm 2025 cho thấy sự khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Theo báo cáo tháng 2 và hai tháng vừa công bố của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định, với tiến độ gieo cấy lúa đông xuân tăng so với cùng kỳ năm trước, chăn nuôi phát triển nhờ giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định. Đặc biệt, giá cá tra tăng cao giúp ngành nuôi trồng thủy sản hưởng lợi.
![]() |
Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2 ước tăng 17,2% so với cùng kỳ, tính chung hai tháng đầu năm tăng 7,2% - mức cao nhất trong 5 năm qua. Ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò động lực khi tăng trưởng 9,3%.
Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hai tháng tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Ngành vận tải cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao ở cả hành khách (13,8%) và hàng hóa (14,5%).
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tốt, đạt 127,07 tỷ USD, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, xuất khẩu tăng 8,4% và nhập khẩu tăng 15,9%. Việt Nam tiếp tục duy trì xuất siêu 1,47 tỷ USD.
Đầu tư từ ngân sách nhà nước gia tăng, với tổng vốn đầu tư thực hiện hai tháng đạt 73,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ. Đầu tư công được thúc đẩy mạnh mẽ ngay từ đầu năm, tạo động lực tăng trưởng.
Du lịch quốc tế phục hồi ấn tượng, với gần 1,9 triệu lượt khách quốc tế trong tháng 2 và tổng cộng 3,96 triệu lượt khách trong hai tháng đầu năm, tăng 30,2% so với năm trước…
Những yếu tố này đã góp phần giúp thu ngân sách nhà nước hai tháng đầu năm đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán năm và tăng 25,7% so với cùng kỳ, củng cố thêm nền tảng tài chính quốc gia.
Bên cạnh các tín hiệu tích cực, nền kinh tế vẫn đang đối diện với nhiều vấn đề. Đáng chú ý, tăng trưởng xuất, nhập khẩu có dấu hiệu chậm lại. Dù kim ngạch xuất, nhập khẩu hai tháng đầu năm tăng 12,0%, nhưng mức tăng này thấp hơn nhiều so với các năm trước (tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hai tháng đầu năm các năm 2021-2025 so với cùng kỳ năm trước tăng/giảm lần lượt như sau: 22,1%; 15,2%; -13,3%; 18,2%; 12,0%).
![]() |
Cùng với đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn số gia nhập, với 67,0 nghìn doanh nghiệp rút lui, cao hơn con số 49,8 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường. Trong đó, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 3,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt lao động những tháng đầu năm 2025 vẫn xuất hiện trong một bộ phận doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Trong hai tháng đầu năm 2025, tổng số lao động đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là gần 140,7 nghìn người, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 có 154,3 nghìn người, tăng 29,0%).
Những thách thức với mục tiêu tăng trưởng quý I
Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, trong đó quý I tăng 7,7%; quý II tăng 8,1%; quý III tăng 8%; quý IV tăng 8,2%. Nhìn lại hai tháng đầu năm, mặc dù chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các ngành, lĩnh vực nhưng vẫn có những thách thức đặt ra đối với mục tiêu tăng trưởng 7,7% quý I.
Một trong những thách thức cụ thể là sự suy giảm của ngành khai khoáng. Số liệu cho thấy, ngành khai khoáng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm qua. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành này trong hai tháng đầu năm 2025 giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Với mức suy giảm này, ngành khai khoáng khó có thể đạt mục tiêu tăng trưởng như dự kiến trong quý I (kịch bản tăng trưởng đặt ra cho ngành này là giảm không quá 1,2%).
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa đạt mục tiêu. Dù tăng trưởng 9,3% hai tháng đầu năm, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chưa đạt mức 9,8% theo kịch bản tăng trưởng quý I. Để đạt mục tiêu tăng trưởng của quý I, tốc độ tăng IIP của ngành chế biến, chế tạo phải tăng ít nhất trên 10%, đây là một thách thức lớn đối với sản xuất công nghiệp trong quý I.
Ngành điện có dấu hiệu chững lại. Chỉ số sản xuất ngành điện hai tháng chỉ tăng 2,3%, thấp hơn nhiều so với mức 13,7% của cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng ngành này trong quý I là 10,9%, đòi hỏi sự bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới.
Về vốn đầu tư nước ngoài, trong hai tháng đầu năm 2025, tốc độ tăng vốn FDI thực hiện chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2023 (hai tháng đầu năm 2023 giảm 4,9%) trong 5 năm qua. Vốn FDI thực hiện tăng thấp (chiếm khoảng 16-20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) sẽ là thách thức không nhỏ để đóng góp thực hiện mục tiêu tăng trưởng của quý I năm nay.
Ngoài ra, một số hoạt động dịch vụ cũng chưa cải thiện như kỳ vọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hai tháng đầu năm 2025 tuy tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2024 nhưng vẫn chưa đạt mức tăng trưởng như giai đoạn trước dịch Covid-19 (cùng kỳ năm 2018 và 2019 tăng lần lượt 9,8% và 12,6%). Trong khi đó, như đã đề cập ở trên, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trong hai tháng đầu năm 2025 chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2023 xét trong 5 năm qua. Thặng dư thương mại đạt 1,47 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm 2023 (3,48 tỷ USD) và 2014 (5,13 tỷ USD). Như vậy xét về góc độ sử dụng thì cầu tiêu dùng của nền kinh tế còn ở mức thấp hơn cùng kỳ các năm trước, là một thách thức lớn để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng GDP đặt ra cho quý I.
Để vượt qua những thách thức trên, Cục Thống kê đề xuất một số kiến nghị, giải pháp:
Một là, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hài hòa, hiệu quả các chính sách. Cập nhật các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát để có phản ứng kịp thời nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình quốc tế, khu vực; chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước.
Hai là, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển các lĩnh vực công nghiệp mới nổi như chip, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Thực hiện các biện pháp thu hút đủ nguồn cung lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có các giải pháp xây dựng, phát triển nhà ở cho người lao động, công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp, khu kinh tế; thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại lao động.
Ba là, thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng, đa dạng hoá chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và thị trường xuất, nhập khẩu gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm; tham gia sâu, rộng hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu. Thúc đẩy các chương trình chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài, nhất là các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện có thể tác động đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam.
Bốn là, có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời hơn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025. Có chính sách ưu đãi, cạnh tranh, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao..., thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam.
Năm là, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh; chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn... nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm; công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.Các tin khác

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 14-18/4

Hà Nội đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng xây dựng nút giao giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Lối mở về thể chế cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Nền tảng dữ liệu tài trợ thương mại “Công cụ đắc lực” xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Trình UBTVQH về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Đề xuất nhiều chính sách then chốt cho đường sắt tốc độ cao

Phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công
![[Infographic] Giữ đà ổn định, xuất nhập khẩu đạt 35,44 tỷ USD](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/18/15/k1-t420250418151156.jpg?rt=20250418151159?250418032557)
[Infographic] Giữ đà ổn định, xuất nhập khẩu đạt 35,44 tỷ USD

Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ

Ngành thuế thu hồi được 22.352 tỷ đồng nợ thuế

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 17/4

Hoàn thiện khung pháp lý mới cho khoa học, công nghệ

Dự thảo luật quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tạo đột phá trong tự chủ và minh bạch

Hà Nội đặt mục tiêu sử dụng 100% xe buýt xanh vào năm 2035
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ ngày 14-19/4/2025

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam
