Những điểm nhấn tín dụng chính sách xã hội
![]() | Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo |
![]() | Tín dụng chính sách chắp cánh cho hộ nghèo |
![]() | Triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW: Nâng tầm tín dụng chính sách xã hội trên quê lúa |
Tín dụng chính sách luôn được quan tâm
Trong buổi gặp mặt cán bộ, người lao động NHCSXH đầu năm 2019, Thủ tướng đánh giá mô hình hoạt động của NHCSXH được thực tế chứng minh là phù hợp với điều kiện, cấu trúc hệ thống chính trị của nước ta, không những về hiệu quả kinh tế, khả năng tiếp cận tín dụng, sử dụng vốn, mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội rất lớn.
NHCSXH cần tiếp tục quản lý tốt nguồn vốn tín dụng CSXH, đáp ứng kịp thời, bảo đảm cho vay thuận lợi cho người dân, đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng, công khai, minh bạch. Cùng với đó, NHCSXH cũng cần tích cực tham gia để góp phần giải quyết vấn nạn tín dụng đen.
Bên cạnh đó, cần phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện, củng cố chất lượng hoạt động để hệ thống NHCSXH đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn phát triển mới. Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ giao vốn điều lệ, cấp vốn kịp thời cho NHCSXH để thực hiện các chương trình chính sách xã hội hàng năm.
5 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của NHCSXH, ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW). Có thể nói, đây là văn bản rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với một chính sách thiết yếu, một kênh tín dụng giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)... vươn lên ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững.
Qua 5 năm triển khai và thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, trên địa bàn các tỉnh, thành phố cả nước đều ghi nhận đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức, tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền đoàn thể, của đội ngũ cán bộ, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các cấp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thực thi tín dụng chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, ngày càng trong sạch vững mạnh.
Đẩy mạnh hơn nữa vốn ưu đãi đến với vùng DTTS
Một Hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam” được tổ chức trong năm vừa qua đã mang lại bức tranh toàn cảnh về cho vay ưu đãi ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
Các đại biểu đều đánh giá vốn tín dụng chính sách xã hội đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào DTTS từ mặc cảm, tự ti, nay mạnh dạn vay vốn và làm ăn có hiệu quả; giúp đồng bào dần nâng cao chất lượng cuộc sống; nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh, cũng như trình độ quản lý vốn để dần vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương mình, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn, vùng DTTS…Đến nay, có trên 1,4 triệu khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại NHCSXH với tổng dư nợ là 49.617 tỷ đồng, chiếm 24,8% tổng dư nợ của NHCSXH. Dư nợ bình quân một hộ DTTS đạt 34 triệu đồng/bình quân chung là 30,4 triệu đồng.
HSSV được vay ưu đãi tối đa 2,5 triệu/tháng
Theo Quyết định1656/QĐ-TTgđiều chỉnh mức cho vay quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định157/2007/QĐ-TTgngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV), từ ngày 1/12/2019, mức cho vay tối đa với HSSV là 2,5 triệu đồng/tháng. Như vậy, so với mức cũ đã áp dụng từ 15/6/2017 thì mức cho vay mới tăng thêm 1 triệu đồng/tháng/HSSV.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí vốn cho vay, vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho NHCSXH để triển khai thực hiện Chương trình sau năm 2020 theo quy định của pháp luật.
NHCSXH có trách nhiệm thực hiện cho vay, giám sát, thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật hiện hành, trong phạm vi tăng trưởng kế hoạch tín dụng đã được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm; tự cân đối nguồn vốn thực hiện từ nay đến năm 2020 trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Chương trình tín dụng HSSV có ý nghĩa nhân văn sâu sắc cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội, sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Dịch vụ ngân hàng số cho người nghèo
Mới đây, NHCSXH đã khởi động dự án “Dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động - Tài chính toàn diện và tạo quyền năng kinh tế cho người thu nhập thấp và phụ nữ ở Việt Nam” giai đoạn 2.
Dự án được Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Úc tài trợ trong khuôn khổ chương trình Hợp tác kinh doanh (Business Partnership Platform) và nhằm mục tiêu tăng cường và cải thiện sự tiếp cận tới các dịch vụ tài chính cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp vi mô do phụ nữ điều hành. Dự án giai đoạn 2 sẽ tiếp tục được thực hiện với sự phối hợp giữa NHCSXH, Mastercard và Quỹ châu Á (TAF) cho giai đoạn từ năm 2019-2022 tại 10 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Định, Đắk Lắk, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh.
NHCSXH cũng đã và đang xây dựng Đề án phát triển Công nghệ thông tin NHCSXH đến năm 2025 nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động nghiệp vụ và đặc biệt là phát triển dịch vụ thanh toán số cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Hộ nghèo được vay tối đa 100 triệu đồng
Cũng trong năm 2019, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH ký ban hành Quyết định số 12/QĐ-HĐQT về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Theo đó, kể từ ngày 01/3/2019, NHCSXH nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay. Đồng thời, nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của các đối tượng đầu tư dài hạn. Mức cho vay và thời hạn cho vay cụ thể đối với từng hộ vay được căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, vốn tự có, khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn vốn cho vay của NHCSXH.
Trường hợp hộ vay thuộc đối tượng của các chương trình tín dụng nêu trên đang sử dụng vốn vay có hiệu quả, thực hiện trả lãi đúng kỳ hạn theo thỏa thuận, nếu có nhu cầu vay thêm vốn để thực hiện phương án SXKD có khả thi thì có thể vay bổ sung nhưng mức dư nợ không vượt quá 100 triệu đồng/hộ.
Đây là một trong những giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân tại mọi vùng miền trong toàn quốc, qua đó, cùng với các loại hình tổ chức tín dụng khác của ngành Ngân hàng góp phần đẩy lùi tín dụng phi chính thức.
Các tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Vốn ngân hàng tiếp sức cho sản phẩm OCOP

Đà Nẵng - Tín dụng chính sách như dòng suối mát lành

Tín dụng xanh cho tam nông nhiều cơ hội bứt phá
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày từ 31/3 – 6/4/2025

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
