Nông nghiệp cần chính sách phát triển chiều sâu
![]() | Nông nghiệp xuất siêu 2,58 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm |
![]() | Cho vay theo chuỗi liên kết: Cần xây dựng nhóm tiêu chí cơ bản |
![]() |
Cần khẩn trương, kịp thời có cơ chế chính sách rõ ràng đồng bộ trong khu vực nông nghiệp |
Đến nay cùng với hạ tầng nông thôn từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới gắn liền với kết quả tích cực từ việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đã có 3.838 xã đạt 43,02% và 61 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, vượt mục tiêu đề ra.
Đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) nhìn nhận đây là kết quả hết sức phấn khởi là thành quả to lớn khẳng định chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, là chủ trương đúng đắn, quyết sách hợp lòng dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, khoảng cách chênh lệch về kết quả thực hiện nông thôn mới giữa các địa phương, các vùng miền còn khá lớn.
Đơn cử như các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng có 75,33% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, kết quả này lần lượt ở các địa phương sẽ là Đông Nam bộ có 67,64%, Duyên hải Nam Trung bộ có 39,03%, vùng đồng bằng sông Cửu Long có 35,48% trong khi đó các địa phương ở vùng miền núi phía Bắc chỉ có 21,54% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề cũng đang đặt ra đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đại biểu Rơ Châm Long (Kon Tum) cũng cho rằng, sự chênh lệch về mức sống, khoảng cách giàu nghèo vẫn còn khá xa và có xu hướng xa hơn. Chúng ta có gần 70% dân số dựa vào đồng ruộng, vườn, rẫy nhưng việc sản xuất vẫn đang trong tình trạng tự bơi là chính, ở tâm thế may nhờ rủi chịu, chuyện được mùa mất giá, được giá mất mùa. Trong khi đó, biện pháp hỗ trợ, các giải pháp tháo gỡ chỉ là những biện pháp, giải pháp tình thế và sẽ không giải quyết được một cách căn cơ thực trạng.
Bởi vậy, cần chuyển biến tư duy từ hỗ trợ chính sách sang đầu tư quy hoạch chiến lược, phải coi việc ưu tiên quan tâm cho nông nghiệp, miền núi, Tây Nguyên là trách nhiệm. Từ đó làm cơ sở để xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong xây dựng chính sách và triển khai thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, miền núi và Tây Nguyên.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chỉ ra nông nghiệp đang đứng trước những bước ngoặt mới, đó là sản xuất trong điều kiện, bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường trong khi chuyển đổi sang các mô hình sản xuất thích ứng chưa rõ, chưa đánh giá hiệu quả của từng mô hình để nhân rộng. Chủ trương chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy sản xuất kinh tế nhưng nội hàm kinh tế chưa được nhận thức một cách đầy đủ, còn một khoảng khá xa giữa công tác hoạch định chính sách các nội hàm kinh tế với hàng chục triệu nông dân.
Để vượt qua những trở ngại này, các đại biểu nhấn mạnh ngành nông nghiệp nước ta cần thay đổi cách nghĩ, cách làm trên một số việc cụ thể như: cần sớm có bộ phận chuyên trách thông tin bao gồm quy mô các vùng sản xuất, trong đó có chú trọng các mô hình đã được chứng nhận Vietgap, Probi gap, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, giá cả thị trường các công nghệ bảo quản sơ chế, chế biến, thông tin về các doanh nghiệp tiêu thụ và các hóa chất không được sử dụng theo yêu cầu của từng thị trường.
Cùng với việc rút ngắn con đường tìm đến các giải pháp hữu ích cho ngành nông nghiệp, chủ động nguồn giống cây trồng vật nuôi, cần thành lập và củng cố các hoạt động của hiệp hội ngành hàng nông sản, thông qua các hiệp hội ngành hàng sẽ định hướng sản xuất trong ngắn hạn từng mùa vụ. Quan trọng hơn là xây dựng chiến lược sản xuất, bảo quản, chế biến kinh doanh, xác định thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu mang tính dài hạn.
Đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình) đề nghị Chính phủ cần khẩn trương, kịp thời có cơ chế chính sách rõ ràng đồng bộ trong khu vực nông nghiệp, đảm bảo đổi mới mô hình tăng trưởng theo đúng hướng phát triển chiều sâu chứ không phát triển theo chiều rộng.
Muốn làm được điều đó, cần phải có quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch về thị trường, về sản phẩm chủ đạo của từng vùng, phải có những cơ chế để thúc đẩy sản xuất theo chuỗi, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp bảo đảm an toàn trong sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư, sớm sửa đổi Luật Đất đai để đẩy nhanh việc tích tụ lượng đất, tăng hạn điền để thu hút đầu tư vào nông nghiệp.
Cùng với đó là các giải pháp tháo gỡ những hạn chế về quy mô sản xuất manh mún để nền nông nghiệp Việt Nam thực sự chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm an toàn. Đồng thời có cơ chế chính sách đầu tư thỏa đáng cho chương trình, mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững.
Nông nghiệp đang đứng trước những bước ngoặt mới, đó là sản xuất trong điều kiện, bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường trong khi chuyển đổi sang các mô hình sản xuất thích ứng chưa rõ, chưa đánh giá hiệu quả của từng mô hình để nhân rộng. Chủ trương chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy sản xuất kinh tế nhưng nội hàm kinh tế chưa được nhận thức một cách đầy đủ, còn một khoảng khá xa giữa công tác hoạch định chính sách các nội hàm kinh tế với hàng chục triệu nông dân. |
Các tin khác

Hỗ trợ 3 tỷ đồng cho mỗi dự án liên kết theo chuỗi giá trị nông nghiệp

“Số hóa” tín dụng chính sách

An Giang: Hiệu quả nguồn vốn vay phục hồi phát triển kinh tế

Tín dụng chính sách: Động lực để Phú Yên thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp sức cho Tân Kỳ giảm nghèo bền vững

Hợp tác giúp hội viên nông dân tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Quỹ tín dụng muốn xây dựng app trực tuyến

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Đắk Nông

Vốn chính sách giúp phụ nữ Quế Phong thoát nghèo

Quảng Ngãi: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 4.709 tỷ đồng

Agribank - 35 năm vững bước cùng “tam nông”

Đồng Tháp: Hệ thống quỹ tín dụng cho vay hơn 900 tỷ đồng

Bến Tre: Chỉ đạo tăng cường cho vay qua tổ vay vốn

Vốn ngân hàng thúc đẩy kinh tế biển phát triển bền vững

KonTum: Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

HD SAISON đẩy mạnh gói vay 10.000 tỷ đồng, cùng công nhân vượt khó

Thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng trên ứng dụng Vietbank Digital

Sacombank tung ưu đãi lên đến 80 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp
