Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

PCI 2024: Doanh nghiệp trả chi phí không chính thức vẫn ở mức cao

Thái Hoàng
Thái Hoàng  - 
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2024 (PCI 2024), thước đo đánh giá của gần 10.000 doanh nghiệp trên toàn quốc về chất lượng điều hành kinh tế và môi trường đầu tư của chính quyền địa phương, đã được công bố ngày 6/5, tại Hà Nội.
aa

PCI 2023: Cần cải cách thực chất hơn môi trường đầu tư, kinh doanh

PCI 2022: Điểm danh 30 địa phương có điểm số tốt nhất
trao kỉ niệm chương cho top 10 tỉnh, thànhcó chất lượng điều hành tốt nhất năm 2024.
Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao kỉ niệm chương cho top 10 tỉnh, thành có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2024.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2024 (PCI 2024). Đây cũng là lần cuối cùng PCI được công bố với đầy đủ 63 tỉnh, thành phố trước khi quá trình sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh diễn ra vào cuối năm nay.

Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, chỉ số PCI không đơn thuần là bảng xếp hạng mà còn là một công cụ thúc đẩy cải cách hành chính mạnh mẽ, là nơi doanh nghiệp nói lên tiếng nói thực tiễn, là nơi chính quyền lắng nghe và hành động.

Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trong năm 2025, vai trò của PCI như một “radar chính sách” giúp phát hiện sớm những điểm nghẽn, rào cản vô hình, từ đó kiến tạo một môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thuận lợi, an toàn và công bằng.

Hải Phòng vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng

Trong bảng xếp hạng năm nay, Hải Phòng vươn lên vị trí dẫn đầu với 74,84 điểm, tăng 4,5 điểm, tương đương tăng 2 bậc xếp hạng so với xếp hạng năm 2023.

Đây là năm đầu tiên Hải Phòng dẫn đầu cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, sau khi đã có 4 năm liên tiếp nằm trong Top 3, đồng thời có 7 năm nằm trong Top 10.

Năm 2006, khi chỉ số PCI bắt đầu chính thức đánh giá, PCI của Hải Phòng chỉ xếp hạng thứ 41/63 tỉnh, thành phố. Liên tục từ năm 2006 đến năm 2011, chỉ số PCI của thành phố duy trì mức xếp hạng trong vị trí thấp từ 36-48.

Tuy nhiên, giai đoạn 2019-2024, chỉ số PCI của Hải Phòng bắt đầu có bước chuyển biến mạnh mẽ, liên tục chinh phục các vị trí xếp hạng cao hơn và giữ vững Top đầu qua các năm. Đặc biệt từ năm 2021 đến nay, Hải Phòng luôn nằm trong top 3.

Các địa phương khác là Quảng Ninh, Long An, Bắc Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục giữ vững vị trí trong Top 5.

Đặc biệt, Hưng Yên lần đầu tiên góp mặt trong Top 10, bên cạnh Thừa Thiên - Huế, Hậu Giang, Phú Thọ, Đồng Tháp.

Theo ông Công, báo cáo PCI 2024 cho thấy một bức tranh tích cực về cải thiện điều hành kinh tế cấp tỉnh. Theo đó, điểm số trung vị đạt 67,67 điểm, tăng 1 điểm so với năm trước và là năm thứ tám liên tiếp vượt mốc 60 điểm - ngưỡng được xem là phản ánh một môi trường kinh doanh thuận lợi.

Đặc biệt, chỉ số PCI gốc phản ánh chất lượng điều hành kinh tế cốt lõi đạt 68,18 điểm, tiếp tục cải thiện liên tục kể từ năm 2016.

"Đây là kết quả của sự bền bỉ, kiên trì cải cách của nhiều địa phương và sự giám sát tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp", ông Công đánh giá.

PCI 2024: Doanh nghiệp trả chi phí không chính thức vẫn ở mức cao

Theo Chủ tịch VCCI, đằng sau những con số trên là câu chuyện của sự chuyển mình, của nỗ lực và sáng tạo. Đó là hành trình mà PCI đã đồng hành cùng các địa phương để thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, hành động vì sự phát triển bền vững và bao trùm.

Báo cáo năm nay cho thấy những chuyển biến tích cực trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân - trụ cột quan trọng cho tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam.

Chi phí không chính thức trong kinh doanh có điều kiện gần 55%

Tuy nhiên, kết quả PCI 2024 cũng chỉ ra những tồn tại cần khắc phục, đặc biệt là tiếp cận đất đai, chi phí tuân thủ pháp luật và sự suy giảm tính năng động của bộ máy chính quyền địa phương.

Tại báo cáo PCI 2024, gần 37% doanh nghiệp cho biết phải trả chi phí không chính thức, tăng nhẹ so với 33% năm 2023. Tỷ lệ doanh nghiệp trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, kiểm tra lên đến 28% (so với 16% năm trước). Tỷ lệ này khi thực hiện thủ tục kinh doanh có điều kiện lên gần 55% (cao hơn nhiều so với 2023); về thủ tục đất đai là khoảng 50% (so với gần 38% năm 2023).

Báo cáo PCI 2024 cũng chỉ ra tỷ lệ doanh nghiệp trả chi phí không chính thức trong đấu thầu công ở địa phương cũng nhích từ 27,6% năm 2023 lên 28,6% năm 2024. Tuy nhiên, báo cáo cũng ghi nhận điểm tích cực khi chỉ 2,3% doanh nghiệp cho biết chi phí không chính thức chiếm trên 10% doanh thu, tiếp nối xu hướng giảm dần đều từ 2010. So với mức gần 13% năm 2006 (năm khảo sát đầu tiên), gánh nặng chi phí không chính thức đã giảm rất mạnh. Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp có tranh chấp nhưng không khởi kiện do lo ngại tình trạng “chạy án” cũng giảm rõ rệt từ 53% năm 2023 xuống còn 44% năm 2024.

"PCI đóng vai trò như một radar chính sách, giúp phát hiện sớm những điểm nghẽn, những rào cản vô hình, từ đó kiến tạo một môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thuận lợi, an toàn và công bằng. Đặc biệt, trong bối cảnh Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định về vai trò của kinh tế tư nhân cần trở thành “đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 68 ngày 4/5 về phát triển kinh tế tư nhân thì PCI sẽ tiếp tục trở thành nguồn dữ liệu thực tiễn quý giá để hoạch định chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ, vươn tầm khu vực và toàn cầu, trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế nước ta", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Thái Hoàng

Tin liên quan

Tin khác

Hội nghị toàn quốc tổng kết 02 chương trình mục tiêu quốc gia và 02 phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

Hội nghị toàn quốc tổng kết 02 chương trình mục tiêu quốc gia và 02 phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

Chiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV), Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng NTM", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng chủ trì hội nghị "3 trong 1" về nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì hội nghị "3 trong 1" về nhiều nội dung quan trọng

Sáng 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị "3 trong 1" về các nội dung quan trọng: Phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (lần thứ 5); phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (lần thứ 18); hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 (lần thứ 2).
Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đạt giải C “Sự kiện, hoạt động ấn tượng” tại Hội Báo toàn quốc 2025

Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đạt giải C “Sự kiện, hoạt động ấn tượng” tại Hội Báo toàn quốc 2025

Chiều 21/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội Báo toàn quốc 2025 đã bế mạc sau 3 ngày diễn ra sôi nổi. Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đã đạt Giải C - giải “Sự kiện, hoạt động ấn tượng”.
Khẳng định vị thế báo chí ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số

Khẳng định vị thế báo chí ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong dòng chảy 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, báo chí ngành Ngân hàng từng bước khẳng định vị thế với những dấu ấn phát triển vượt bậc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tại Hội Báo toàn quốc 2025, gian hàng của Liên Chi hội Nhà báo ngành Ngân hàng là minh chứng cụ thể phản ánh tinh thần đổi mới, sự chuyên nghiệp và những đóng góp thiết thực của đội ngũ làm báo trong Ngành đối với sự phát triển báo chí và sự nghiệp chung của ngành Ngân hàng.
Bồi dưỡng chuyên đề về chiến lược số và ứng dụng AI cho lãnh đạo cấp Vụ và tương đương tại NHNN

Bồi dưỡng chuyên đề về chiến lược số và ứng dụng AI cho lãnh đạo cấp Vụ và tương đương tại NHNN

Ngày 20/6, triển khai Quyết định số 2223/QĐ-NHNN ngày 30/5/2025 và Quyết định số 1938/QĐ-NHNN ngày 28/4/2025 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề "Chiến lược số và ứng dụng AI trong quản lý, chỉ đạo, điều hành NHNN" dành riêng cho đội ngũ lãnh đạo cấp Vụ và tương đương. Lớp bồi dưỡng có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng.
Báo chí cách mạng Việt Nam thực hiện tốt sứ mệnh kiến tạo niềm tin, lan tỏa khát vọng phát triển

Báo chí cách mạng Việt Nam thực hiện tốt sứ mệnh kiến tạo niềm tin, lan tỏa khát vọng phát triển

Trong không khí thiêng liêng, xúc động và tự hào tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, đây là một hành trình vẻ vang viết nên bằng trí tuệ, tâm hồn dân tộc, bằng tinh thần Cách mạng tấn công, bằng sự hy sinh cao cả và bằng nỗ lực không ngừng nghỉ của những người làm báo cách mạng Việt Nam
Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Ngày 21/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, diễn ra Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Sự kiện nhằm tôn vinh những thành tựu của báo chí cách mạng Việt Nam trong 100 năm qua. Đây cũng là kim chỉ nam để các nhà báo tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình trong giai đoạn đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp về triển khai tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về triển khai tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tối 20/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp quán triệt, triển khai các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm về việc tập trung các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Trong suốt chiều dài lịch sử, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là dòng chảy mãnh liệt, vun đắp lý tưởng, kết nối niềm tin và không ngừng chuyển mình để lan tỏa, đồng hành cùng quá trình phát triển của dân tộc.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng -  kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng - kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Trong dòng chảy không ngừng của báo chí hiện đại, Thời báo Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, khẳng định vai trò là cơ quan ngôn luận chính thống và kênh truyền thông chủ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Những chuyển mình mạnh mẽ từ nội dung đến ứng dụng công nghệ đã giúp những người làm báo bắt kịp xu hướng làm báo hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu truyền thông chính sách. Trước bối cảnh mới, với những đòi hỏi cao về năng lực phân tích, tư duy phản biện và ứng dụng công nghệ số, Thời báo Ngân hàng cần tiếp tục có những giải pháp đột phá để phát huy vai trò là “cầu nối” tin cậy giữa chính sách và thị trường, giữa nhà quản lý và công chúng. Đồng thời, khẳng định vị thế là cơ quan báo chí nòng cốt thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu ý kiến của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về vai trò, kỳ vọng và định hướng phát triển của Thời báo trong giai đoạn tới.