Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Phát triển đô thị bền vững cần thể chế, chính sách mạnh mẽ

Hải Yến
Hải Yến  - 
Trước những thách thức của đô thị hóa, việc tăng cường thể chế và chính sách là nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo sự phát triển bền vững của các đô thị.
aa
Đẩy mạnh hợp tác phát triển đô thị bền vững Hoàn thiện chính sách cho phát triển đô thị bền vững Cần so sánh hiệu quả kinh tế giữa công trình xanh và truyền thống
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng phát biểu
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng phát biểu

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, ngày 8/11, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề chính là “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam.

Tăng cường thể chế phát triển đô thị

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh, các đô thị Việt Nam ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc gia với tỷ lệ đô thị hóa đạt hoảng 43,1% và khoảng 902 đô thị trên toàn quốc. Nhiều đô thị ven biển đã hình thành các thương hiệu mới, chất lượng sống ngày càng được cải thiện.

Nhờ vào sự đóng góp của các đô thị, quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2023 đạt 430 tỷ USD. Thu nhập bình quân ở khu vực thành thị gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn. Chất lượng cuộc sống đô thị ngày càng tăng cao với sự cải thiện rõ rệt về môi trường sống, cảnh quan đô thị, tiếp cận hạ tầng kỹ thuật đô thị và cơ hội phát triển của cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên, quá trình phát triển đô thị hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như đô thị hóa dàn trải, mật độ đô thị thấp, chất lượng hạ tầng đô thị chưa cao, ô nhiễm môi trường, ngập lụt đô thị, thiếu nhà ở, không gian xanh…

Đứng trước những thách thức đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06. Đây là một Nghị quyết quan trọng mang tầm chiến lược, định hướng cho quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam.

Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và chính quyền các đô thị đang nỗ lực thực hiện các chương trình hành động, triển khai các chính sách, pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa. Các dự án Luật như Luật Quy hoạch đô thị nông thôn, Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Cấp thoát nước đang được nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy quá trình đô thị hóa có chất lượng.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng, các định hướng tại Nghị quyết số 06-NQ/TW cần được triển khai mạnh mẽ. "6 nhiệm vụ được chỉ ra sẽ là kim chỉ nam cho phát triển đô thị Việt Nam giai đoạn tới. Việc hoàn thiện chính sách và thể chế liên quan đến quản lý phát triển đô thị cần có sự tham gia tích cực của tất cả các bên, từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng doanh nhiệp, chuyên gia cư dân đô thị và bạn bè quốc tế", Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng chia sẻ.

Còn theo bà Laura Petrella, Trưởng ban Quy hoạch, Tài chính và Kinh tế, Chương trình Định cư con người Liên Hợp Quốc toàn cầu UN-Habitat, UN-Habitat đánh giá cao cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Bền vững và Chương trình Nghị sự Đô thị mới. Điều này thể hiện qua việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 06.

Theo bà Laura Petrella, để hướng tới đô thị hóa bền vững và đảm bảo quá trình phát triển đô thị trong tương lai, UN-Habitat đề xuất phía Việt Nam cần tăng cường thể chế và chính sách đô thị; giải quyết các vấn đề như nhà ở giá rẻ, biến đổi khí hậu, tái thiết đô thị, phát triển giao thông công cộng và phát triển cơ sở hạ tầng, không gian công cộng.

Thách thức trong phát triển đô thị

Bà Amal Abdel Kader Almorsi Salama, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ả Rập Ai Cập tại Việt Nam cho biết: Việt Nam đã thành công đạt được sự phát triển kinh tế - xã hội trong suốt 40 năm qua dựa vào tầm nhìn và mục tiêu chiến lược cho năm 2030 và 2045. Những bước phát triển này của Việt Nam đến từ công tác phát triển đô thị bền vững.

Việt Nam có khả năng phát triển tốt hệ thống đô thị và nông thôn cũng như cải thiện kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt, liên kết đô thị - nông thôn, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường… Tất cả những nỗ lực của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Theo bà Amal Abdel Kader Almorsi Salama, các thành phố trên thế giới đang chứng kiến những thách thức chưa từng có trên toàn cầu, bao gồm sự gia tăng dân số nhanh chóng, biến đổi khí hậu, khan hiếm nguồn nước, thiếu nguồn cung nhà ở và nhu cầu đầy đủ tài chính.

Để giải quyết những thách thức này đòi hỏi những nỗ lực chung của quốc tế nhằm tìm ra giải pháp sáng tạo và hiệu quả, bên cạnh đó là sự phối hợp của các bên thông qua chia sẻ kiến thức, chuyên môn…

Có cùng quan điểm trên, ông Thomas Gass - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Thụy Sĩ tại Việt Nam cho rằng, các thành phố hiện đang phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng do mật độ dân số tăng, doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng cao, chủ yếu ở các khu vực đô thị.

Tuy nhiên, các thành phố cũng là nơi có nhiều cơ hội để đổi mới, là nơi có thể thực hiện các giải pháp và kế hoạch tác động lớn đến môi trường, con người và nền kinh tế. Tại Việt Nam, các thành phố đang phát triển nhanh chóng không chỉ đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế mà còn có vai trò then chốt trong việc giải quyết những rủi ro về biến đổi khí hậu ngày càng tăng cao…

Bằng cách hỗ trợ khả năng phục hồi khí hậu xanh và phát triển đô thị các bon thấp, ông Thomas Gass hy vọng Thụy Sỹ sẽ góp phần giúp các thành phố tại Việt Nam có khả năng phục hồi tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Bên cạnh đó, việc huy động các nguồn lực cần thiết cho quá trình chuyển đổi xanh sẽ là chìa khóa để đảm bảo rằng các thành phố của Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu về khí hậu.

“Thụy Sĩ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực thu hút đầu tư công vào cơ sở hạ tầng bền vững, đồng thời giúp xây dựng năng lực của các tổ chức tài chính để quản lý tốt hơn các rủi ro về khí hậu”, ông Thomas Gass nhấn mạnh.

Theo ông Thomas Gass, Thụy Sỹ cam kết tiếp tục sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường khuôn khổ quy hoạch đô thị, cải thiện tính minh bạch và thúc đẩy quan hệ đối tác giữa khu vực công và tư nhân. Thông qua sự hợp tác này, các thành phố có thể phát triển theo cách toàn diện và bền vững.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tại Nghị định số 140/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền về giấy phép xây dựng.
Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 11/6/2025 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Giới tinh hoa đang có xu hướng dịch chuyển về các đô thị hướng biển

Giới tinh hoa đang có xu hướng dịch chuyển về các đô thị hướng biển

Đà Nẵng, Quảng Nam đang đứng trước cơ hội vàng để bứt phá, trở thành một trung tâm du lịch và đô thị đẳng cấp khu vực.
Cushman & Wakefield phân phối độc quyền văn phòng CMC Creative Space tại TP. Hồ Chí Minh

Cushman & Wakefield phân phối độc quyền văn phòng CMC Creative Space tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 11/06/2025, Công ty Dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield (NYSE: CWK) được chỉ định là đơn vị cho thuê độc quyền tòa nhà văn phòng CMC Creative Space Hochiminh tọa lạc tại Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: Hạ tầng thiếu đồng bộ, nhà ở xã hội đã hoàn thiện nhưng vắng người sử dụng

TP. Hồ Chí Minh: Hạ tầng thiếu đồng bộ, nhà ở xã hội đã hoàn thiện nhưng vắng người sử dụng

Sự thiếu đồng bộ về hạ tầng, vị trí xa trung tâm và cả sự khan hiếm nguồn cung đẩy giá tăng phi mã biến mục tiêu cung cấp nhà ở xã hội (NƠXH) cho người thu nhập thấp ở TP. Hồ Chí Minh trở thành một thách thức lớn.
Hà Nội chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi

Hà Nội chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi

Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 356/TB-VP truyền đạt kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại cuộc họp nghe báo cáo về tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu.
Bất động sản nghỉ dưỡng đón sóng từ du lịch bùng nổ

Bất động sản nghỉ dưỡng đón sóng từ du lịch bùng nổ

Du lịch Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ, dẫn đầu khu vực về tốc độ phục hồi và lập kỷ lục đón khách quốc tế. Sức bật này đã thổi luồng sinh khí mới vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ven biển, với tỷ lệ hấp thụ tăng vọt và nguồn cung dồi dào.
Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng đấu giá để nâng giá đất

Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng đấu giá để nâng giá đất

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 294/TB-VPCP ngày 9/6/2025 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình thị trường bất động sản.
Quyết sách kỳ vọng tạo đột phá thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Quyết sách kỳ vọng tạo đột phá thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Tại Tọa đàm “Đột phá để phát triển nhà ở xã hội” được tổ chức ngày 5/6, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định, ở các thành phố lớn và khu công nghiệp như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, hàng triệu người lao động, thậm chí cả công chức, gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở.
Dòng tiền ngành địa ốc cải thiện và phân hóa

Dòng tiền ngành địa ốc cải thiện và phân hóa

Sau giai đoạn khủng hoảng về thanh khoản, dòng tiền các tháng gần đây đang quay lại với nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) lớn. Tuy chưa đồng đều, nhưng xu hướng phục hồi đã bắt đầu rõ nét, tạo kỳ vọng khởi sắc cho cổ phiếu, trái phiếu ngành này trong nửa cuối năm 2025.