Phát triển logistics trên cơ sở chuyển đổi số
Tương lai nào cho ngành logistics Việt Nam? | |
Công nghiệp hậu cần thích ứng với thương mại điện tử | |
Kết nối doanh nghiệp Việt Nam và EU trong lĩnh vực logistics |
Theo phản ảnh của các doanh nghiệp, chi phí cho giao nhận-vận chuyển (logistics) ở Việt Nam hiện vẫn còn khá cao như kho bãi, vận chuyển, hoạt động khách hàng... khiến cho doanh nghiệp phải tăng chi phí hoạt động, làm giảm khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh hội nhập, hoạt động logistics càng đóng vai trò quan trọng. Bởi vậy, việc cắt giảm chi phí logistics là điều mà các doanh nghiệp mong muốn nhất trong thời kỳ CMCN 4.0 như hiện nay.
Trên thực tế, chi phí logistics tại Việt Nam hiện đang cao hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực, thậm chí cao gần gấp đôi so với các nước phát triển và cao hơn khoảng 14% so mức bình quân toàn cầu. Đặc biệt, chi phí vận tải đang ở mức quá cao, chiếm 30 - 40% giá thành sản phẩm, trong khi tỷ lệ này ở các quốc gia khác chỉ khoảng 15%. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang phải chịu nhiều chi phí cao cho dịch vụ logistics, giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Chi phí logistics của Việt Nam vẫn đang ở mức cao |
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, hiện chi phí logistics ở Việt Nam đang chiếm tới hơn 20% giá thành của sản phẩm. Chính vì thế mà các doanh nghiệp Việt chịu nhiều thiệt thòi khi mà giá thành cao đã ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho rằng, chi phí logistics đã và đang ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình cung ứng hàng hóa.
Hiện nay, dịch Covid-19 đang ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu trên toàn thế giới và các doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11 và nửa đầu tháng 12/2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 49 tỷ USD, giảm 5% so với tháng trước. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 24,8 tỷ USD, giảm 9% so với tháng 10 (27,26 tỷ USD); tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 24,2 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5%. Với những khó khăn đang tác động lớn đến doanh nghiệp thì việc cắt giảm chi phí nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa xuất nhập khẩu và doanh nghiệp trong hội nhập là bài toán cần được giải quyết cấp bách.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA… cùng với tác động thay đổi chuỗi cung ứng từ đại dịch Covid-19 sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam tái cấu trúc, đầu tư mạnh chuyển đổi số và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam - Chủ tịch FPT cũng nhận xét, thời gian qua, từ Chính phủ đến các bộ ngành đã đưa ra nhiều giải pháp về ngành logistics Việt Nam, nhưng chi phí này của Việt Nam vẫn còn quá cao. Chính vì thế ngành dịch vụ logistics của Việt Nam cũng cần phải có những thay đổi và cần tăng cường áp dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 trong các dịch vụ như ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa, từ đó giải bài toán cắt giảm chi phí và phát triển dịch vụ.
Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logisitics Việt Nam (VLA), mức độ ứng dụng khoa học công nghệ tại Việt Nam còn chưa cao, đa phần là các giải pháp đơn lẻ. Khoảng 40% các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đang được sử dụng tại các doanh nghiệp logistics là các ứng dụng cơ bản như quản lý giao nhận quốc tế, quản lý kho hàng, quản lý vận tải, trao đổi dữ liệu điện tử và khai báo hải quan (được ứng dụng nhiều nhất 75% - 100%). Trong khi thực tế hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư vào công nghệ hiện đại và sử dụng các nền tảng kỹ thuật số. Theo đại diện VLA, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc này còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử, công nghệ định vị xe, email và internet cơ bản… Số lượng các doanh nghiệp lớn đã áp dụng thành công giải pháp công nghệ và mang lại hiệu quả trong logistics vẫn còn ít. Chính vì thế, việc xây dựng nền tảng số tích hợp công nghệ hiện có về logistics để phục vụ cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu giảm chi phí logistics là giải pháp cần phải thực hiện triển khai.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ cắt giảm chi phí dịch vụ logistics xuống còn 16-20% GDP, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. Nhưng để làm được điều này là bài toán không hề đơn giản đối với ngành dịch vụ này bởi phần lớn các doanh nghiệp trong ngành logistics là DNNVV hạn chế nguồn vốn, công nghệ, nhân lực. Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh đầu tư, phát triển công nghệ, nhất là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để tăng hiệu quả về chất lượng dịch vụ, tăng năng suất, giảm chi phí là giải pháp hiệu quả nhất. Bên cạnh việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực của mỗi doanh nghiệp, cũng rất cần các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA… cùng với tác động thay đổi chuỗi cung ứng từ đại dịch Covid-19 sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các DN dịch vụ logistics của Việt Nam tái cấu trúc, đầu tư mạnh chuyển đổi số và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh. |