Tương lai nào cho ngành logistics Việt Nam?
![]() | Kết nối doanh nghiệp Việt Nam và EU trong lĩnh vực logistics |
![]() | ADB hỗ trợ nghiên cứu phát triển vận tải và logistics khu vực duyên hải miền Trung |
![]() | Doanh nghiệp logistics cần chuyển đổi số để tạo đột phá |
Theo báo cáo Logistics Việt Nam 2020 của Bộ Công Thương, lĩnh vực logistics toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Mặc dù Chính phủ các nước nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu, nhưng do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và nhiều lao động trong lĩnh vực này phải ở nhà, có những thời điểm, toàn bộ hoạt động bị tê liệt. Trong đó, các ngành sản xuất, như dệt may, dựa chủ yếu vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, nơi xảy ra dịch bị tác động nhất đã ngưng trệ sản xuất.
![]() |
Dịch bệnh Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics |
Ngoài ra, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính chung 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2019. Điểm sáng của xuất khẩu là khối DN trong nước tiếp tục ghi nhận tăng trưởng về trị giá xuất khẩu. Đây sẽ là động lực lớn cho sự phát triển của mảng dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng đầu tư vào lĩnh vực hậu cần và lý giải nguyên nhân tại sao các nhà đầu tư vẫn quan tâm đến ngành này, bất chấp tác động Covid-19 ngắn hạn.
Thực tế, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp trung lưu gia tăng là một trong những động lực lớn nhất cho tăng trưởng ngành hậu cần. Lực lượng nhân khẩu học thúc đẩy nhu cầu đối với bất động sản thương mại và đây là yếu tố chính tạo cơ sở cho nhu cầu tại Việt Nam. Khi thị trường bắt đầu trưởng thành, mức độ cần thiết về hậu cần để phục vụ dân cư có thể sẽ tăng lên, dẫn đến yêu cầu cao hơn về không gian cũng như dịch vụ hậu cần. Dân số trung lưu đáng kể của Việt Nam, cùng với mức thu nhập ngày càng tăng, được kỳ vọng sẽ hỗ trợ mức tiêu dùng trong khu vực.
Bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng là một động lực lớn cho dịch vụ logistics, trong đó có nhu cầu bất động sản hậu cần. Thông thường, các công ty thương mại điện tử sử dụng nhiều không gian kho vận hơn các nhà bán lẻ truyền thống. Điều này phần lớn là do phạm vi sản phẩm phong phú hơn, mức tồn kho lớn hơn, yêu cầu về không gian vận chuyển ra nước ngoài lớn hơn. Việt Nam hiện là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Doanh thu từ lĩnh vực này tăng lên 6,2 tỷ USD vào năm 2017. Đến năm 2020, thị trường dự kiến đạt khoảng 13 tỷ USD, gấp đôi mức năm 2017.
Trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng ngày càng tập trung phục vụ người tiêu dùng. Tốc độ giao hàng đã luôn là một trong những yếu tố chính trong quyết định mua hàng, với việc các nhà bán lẻ trực tuyến lớn cung cấp các tùy chọn giao hàng trong ngày. Để đi trước xu hướng, các nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần cần phải đi kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Các chiến lược giao hàng chặng cuối thành công sẽ cần các giải pháp sáng tạo, quy trình hiện đại, chuyển đổi kỹ thuật số và công nghệ mới nhất, tất cả đều sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược bất động sản.
Bà Trang Bùi - Giám đốc Cấp cao Thị trường Việt Nam, JLL cho biết: “Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới. Đồng thời, việc hợp nhất các hoạt động logistics vào hiện đại hóa chuỗi cung ứng đang nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí logistics tổng thể cho khách thuê. Tăng trưởng trong các ngành khác cũng sẽ hỗ trợ mở rộng thị trường hậu cần 3 bên, bao gồm tăng trưởng trong ngành thực phẩm và đồ uống, chăm sóc sức khỏe và dược phẩm, cũng như các ngành thiết bị văn phòng và công nghệ”.
Các nhà đầu tư đã quan tâm đến ngành lưu trữ lạnh từ lâu, khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng đặt mua hàng hóa trực tuyến trong thời kỳ đại dịch, đòi hỏi nhiều kho lạnh gần khách hàng hơn. Đã có sự gia tăng đột biến trong các yêu cầu hậu cần ngắn hạn liên quan trực tiếp đến tác động tức thời của đại dịch, đặc biệt là cho nhu cầu mua hàng trực tuyến và hỗ trợ các dịch vụ y tế quan trọng.
Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu tăng trưởng trong tương lai, ngành logistics Việt Nam sẽ còn phải vượt qua nhiều thách thức. Trước hết, để Việt Nam có thể tiến lên giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển logistics, để logistics Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn và thậm chí vượt trước các nước khác, cần tiếp tục duy trì mức đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng, chú trọng vào việc phát triển cả hệ thống đường cao tốc và mạng lưới tiện ích, kể cả năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, quy trình giao thương xuyên biên giới của Việt Nam bao gồm cả thời gian và chi phí vẫn còn cần nhiều cải tiến đáng kể. Nhất là, chi phí giao dịch qua biên giới, bao gồm chi phí tuân thủ và chi phí xuất nhập khẩu, ở Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với hầu hết các nước trong khu vực.
Các tin khác

Cơ hội cho công nghiệp vi mạch điện tử

Ngân hàng tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu

Tuần lễ quảng bá sản phẩm tiêu biểu và đặc sản tỉnh Quảng Bình tại TPHCM

Masan Group giao dịch đầu tư vốn cổ phần lên đến 500 triệu USD

HDBank phát hành 20 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên

Tổng doanh thu của các hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng đạt hơn 2.781 tỷ đồng
![[Infographic] FDI tháng 9/2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/102023/03/10/infographic-fdi-thang-92023-20231003105049.jpg?rt=20231003105051?231003035439)
[Infographic] FDI tháng 9/2023
![[Infographic] Chỉ số lao động quý III năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/102023/03/09/infographic-chi-so-lao-dong-quy-iii2023-20231003095337.jpg?rt=20231003095339?231003100548)
[Infographic] Chỉ số lao động quý III năm 2023

Rà soát lại chính sách ưu đãi thuế để thu hút đầu tư

Tăng cường hợp tác công nghiệp, thương mại giữa 5 thành phố

Trái phiếu doanh nghiệp: Nếu biết chọn vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn

Deloitte Việt Nam ghi dấu ấn 10 năm đồng hành cùng Vùng 4 Hải quân

Ngành bao bì chịu tác động do sản xuất công nghiệp đình trệ

Xuất khẩu thủy sản khó bứt phá trong ngắn hạn

PMI tháng Chín giảm xuống 49,7 điểm

CIC cảnh báo hiện tượng lừa đảo "kiểm tra điểm tín dụng"
![[Infographic] Giá xăng giảm trong phiên điều hành 2/10](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/102023/02/15/medium/infographic-gia-xang-giam-trong-phien-dieu-hanh-2102023-20231002155928.jpg?rt=20231002155931?231002042521)
[Infographic] Giá xăng giảm trong phiên điều hành 2/10

WB: Sức cầu yếu khiến GDP của Việt Nam chững lại, dự báo ở mức 4,7%

Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
NHNN Quảng Trị tổ chức Hội nghị chuyên đề Quỹ tín dụng nhân dân năm 2023
Bình Định: Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đà Nẵng: Agribank ra mắt chợ, tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Thanh toán không tiếp xúc là xu hướng của thời đại mới

Nhiều ưu đãi dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB

Hành trình chuyển đổi BIDV Core Banking và những điều “lần đầu tiên” thực hiện

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ
