Chế biến sâu - ‘chìa khóa’ nâng tầm cà phê Việt
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 - Tôn vinh ngành cà phê Việt Nam Xây dựng hình ảnh “Thành phố cà phê của thế giới” |
Tiềm năng và vị thế của cà phê Việt Nam
Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, niên vụ 2023 - 2024, cả nước xuất khẩu cà phê đạt 1.476.842 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,425 tỷ USD. Riêng tỉnh Đắk Lắk xuất khẩu 264.404 tấn cà phê, chiếm tỷ trọng 17,9% so với cả nước, kim ngạch xuất khẩu đạt 915,795 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,9%. Nhờ sản lượng lớn và chất lượng ngày càng được cải thiện, cà phê Việt Nam có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Đắk Lắk nói chung, TP. Buôn Ma Thuột nói riêng, từ lâu đã nổi danh với những vùng cà phê bạt ngàn, được mệnh danh là “Thủ phủ cà phê của Việt Nam”. Những năm qua, địa phương này đã không ngừng đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản. Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà, với thương hiệu và chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột”, cà phê Đắk Lắk tiếp tục có tiềm năng mở rộng ra các thị trường cao cấp, đòi hỏi chất lượng cao.
Tuy nhiên, ngành cà phê ở Đắk Lắk cũng như cả nước đang đối mặt với những thách thức lớn như biến đổi khí hậu, biến động thị trường và yêu cầu khắt khe từ các đối tác quốc tế. Trong đó, Quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR) là một rào cản mới, đòi hỏi sản phẩm cà phê phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến rừng tự nhiên.
![]() |
Cà phê Việt Nam không chỉ là một sản phẩm nông nghiệp quan trọng mà còn là niềm tự hào của đất nước trên bản đồ thế giới. |
Theo ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, biến đổi khí hậu đang có tác động sâu rộng đến ngành cà phê Việt Nam. Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, cùng sự tấn công của sâu bệnh đã khiến năng suất và chất lượng cà phê suy giảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người trồng cà phê cũng như nền kinh tế - xã hội.
Một vấn đề lớn khác là hiện nay, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn chủ yếu là cà phê nhân. Dù mặt hàng cà phê hòa tan đã tăng trưởng trong những năm gần đây, nhưng các sản phẩm chế biến sâu khác như cà phê rang, cà phê bột vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Giá trị cà phê Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc phân khúc cấp thấp, tổ chức sản xuất quy mô nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng đều và công nghệ chế biến còn hạn chế…
Hiện nay, hơn 90% cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp.
Chế biến sâu, phát triển xanh để nâng tầm cà phê Việt
Theo các chuyên gia, để phát triển bền vững, ngành cà phê cần đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ chế biến hiện đại, nâng tỷ lệ chế biến sâu lên 30-40% vào năm 2030, thay vì dưới 10% như hiện tại.
Ông Thái Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk, nhận định rằng xu hướng tiêu dùng hiện nay ưu tiên các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trường. Bởi vậy, ngành cà phê Việt Nam cần tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng như cà phê hòa tan, viên nén, đặc sản để tham gia sâu hơn vào chuỗi cà phê thế giới.
Việc xây dựng thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng. Đơn cử, với chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột” đã được bảo hộ tại hơn 100 quốc gia, cà phê Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu vào các thị trường cao cấp như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là những thị trường có tiêu chuẩn chất lượng rất cao nhưng cũng mang lại giá trị kinh tế lớn.
![]() |
Chế biến sâu được xem là giải pháp then chốt giúp nâng cao giá trị gia tăng cho ngành cà phê trong nước. |
Ngoài ra, sản xuất cà phê theo hướng bền vững và tuần hoàn là xu hướng tất yếu. Các mô hình canh tác thân thiện với môi trường, giảm sử dụng hóa chất nông nghiệp đang được khuyến khích. Điều này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội, quản trị), mở rộng cơ hội xuất khẩu vào các thị trường khó tính.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho rằng: “Trong bối cảnh diện tích có hạn, năng suất và sản lượng đã đạt đến ngưỡng, để gia tăng giá trị của cà phê xuất khẩu, cần tập trung vào chế biến sâu và định hình thương hiệu cho ngành hàng”.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp cà phê Việt Nam đã bắt đầu chuyển hướng đầu tư vào chế biến sâu. Các sản phẩm cà phê đặc sản, cà phê hữu cơ, cà phê hòa tan chất lượng cao ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên thị trường. Đây là tín hiệu tích cực, mở ra cơ hội lớn cho ngành cà phê Việt Nam nâng cao vị thế và gia tăng giá trị xuất khẩu.
Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: “Để đạt mục tiêu 20 tỷ USD, ngành cà phê Việt Nam phải phát triển theo hướng thông minh, tuần hoàn và bền vững. Đây không chỉ là bài toán kinh tế mà còn là trách nhiệm đối với môi trường và xã hội”.
Như vậy, để nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế, ngành cà phê Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, nông dân và các tổ chức nghiên cứu. Chỉ khi tạo được chuỗi giá trị bền vững, cải thiện chất lượng từ sản xuất đến tiêu thụ, đồng thời nâng cao thương hiệu, cà phê Việt Nam mới có thể giữ vững lợi thế cạnh tranh, gia tăng sản lượng tiêu thụ và vươn xa trên bản đồ cà phê thế giới.
Các tin khác

152 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp ngành điện, điện tử đẩy mạnh tuyển dụng lao động có tay nghề

Petrovietnam: Từ bệ đỡ kinh tế đến khát vọng đưa Việt Nam vươn xa

Công bố điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Thúc đẩy phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam

SCG lọt Top 10 Doanh nghiệp FDI phát triển bền vững

Quản lý tài sản số: Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên số hóa

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp FDI với giải pháp tài chính toàn diện

Imexpharm đặt nền móng vươn tầm châu Á tại ĐHĐCĐ 2025

Doanh nghiệp Việt cần "lột xác" để chinh phục thị trường nội địa

CEO Mai Kiều Liên: Vinamilk đã hoàn thành các bước nền tảng trong chiến lược đổi mới toàn diện

Nắm bắt cơ hội khởi nghiệp sáng tạo

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường

Cần Giờ sắp có bệnh viện quốc tế theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm xuất sắc nhất Hoa Kỳ

Đề xuất thí điểm tổ chức Sàn giao dịch thịt heo tại TP. Hồ Chí Minh
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khởi tạo khoản vay: Dễ hơn cả đặt đồ ăn online

Sở hữu ngay xe điện BYD với lãi suất 0%

Mở lối tương lai: Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP
