Chỉ số kinh tế:
Ngày 16/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.993 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.777/26.173 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Siêu cá nhân hóa và chiến lược chinh phục người dùng thế hệ mới

PV
PV  - 
Gần 50 đại diện từ các Ngân hàng hàng đầu trong nước vừa tham dự sự kiện “Siêu cá nhân hóa & Chiến lược chinh phục người dùng thế hệ mới” do OMverse tổ chức. Chương trình mang đến góc nhìn chiến lược và cập nhật chuyên sâu từ các chuyên gia đến từ TikTok, Zalo, Antsomi, Adtima, VPBank và Kantar Insights, xoay quanh bài toán thấu hiểu và kết nối hiệu quả với thế hệ người dùng Gen Z.
aa

Gen Z - tệp khách hàng tiềm năng nhưng khó tiếp cận

Sinh ra trong kỷ nguyên số, Gen Z sớm hình thành tư duy tài chính độc lập. Tuy nhiên, việc trưởng thành trong bối cảnh đầy biến động với khủng hoảng kinh tế, đại dịch, biến đổi khí hậu khiến họ mang theo những lo lắng hiện hữu về tương lai.

Theo chị Đỗ Bích Vân - đại diện từ Kantar Insights, 47% Gen Z tại Việt Nam bày tỏ lo ngại về tình hình tài chính cá nhân, cao hơn hẳn mức trung bình dân số (36%). Điều này thôi thúc họ tiếp cận các sản phẩm tiết kiệm, đầu tư thụ động, chi tiêu thông minh và các hình thức tín dụng từ sớm.

Quang cảnh sự kiện
Quang cảnh sự kiện

Dù là nhóm khách hàng đầy tiềm năng của ngành tài chính, Gen Z không phải là thế hệ dễ chinh phục. Họ kỳ vọng thương hiệu minh bạch, thực tế, truyền cảm hứng và đồng hành trong hành trình tạo ra giá trị xã hội. Với Gen Z, thương hiệu không chỉ là nơi cung cấp sản phẩm, mà còn phải là người bạn chia sẻ hệ giá trị và liên tục cập nhật xu hướng mới.

Trong bối cảnh này, các ngân hàng buộc phải thay đổi. Những mô hình tiếp cận cũ không còn phù hợp với thế hệ mới. Nếu không kịp thích ứng, họ sẽ nhanh chóng vuột mất khách hàng vào tay các fintech và ngân hàng số đang tận dụng dữ liệu, công nghệ và AI để “đọc vị” hành vi người dùng.

Hiểu Gen Z, từ nhu cầu tài chính đến kỳ vọng thương hiệu, chính là chìa khóa để ngân hàng thiết kế trải nghiệm đúng nhu cầu, đúng thời điểm. Đây cũng là mục tiêu cốt lõi mà sự kiện “Siêu cá nhân hóa & Chiến lược chinh phục người dùng thế hệ mới” hướng đến.

Góc nhìn đa chiều từ công nghệ đến tài chính

Tham gia chia sẻ tại sự kiện là những gương mặt đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ, dữ liệu và tài chính. Mỗi diễn giả mang đến một góc nhìn chiến lược rõ nét, được đúc kết từ kinh nghiệm thực chiến phong phú.

Danh sách diễn giả

- Ms. Oanh Vũ - Founder & Chairwoman | OMverse Group

- Mr. Nguyễn Duy Lâm - Key Account Partnership Manager | TikTok

- Ms. Đỗ Bích Vân - NBD Director | Kantar Insight

- Ms. Lê Nguyệt Minh - Senior Project Lead | Adtima, Zalo Group

- Mr. Đinh Lê Đạt - Co-founder & Chairman | Antsomi

- Mr. Nguyễn Khánh Quân - MKT Expert - Retail Banking | VP Bank

Với góc nhìn chuyên sâu và toàn diện, các diễn giả đã cùng phác thảo bức tranh toàn cảnh về cách tiếp cận thế hệ người dùng mới.

Các chiến lược giúp ngân hàng giải mã và chinh phục Gen Z

Trước bài toán mang tên gen Z, các chuyên gia đã chia sẻ cách doanh nghiệp của họ tiếp cận và giải quyết từng insight cốt lõi của nhóm người dùng này, xoay quanh ba nội dung chiến lược: Nắm bắt xu hướng tiêu dùng và các yếu tố chi phối hành vi của gen Z: Họ thực sự mong muốn điều gì từ ngân hàng và fintech; Thiết lập chiến lược tiếp cận “công dân kỹ thuật số”: Từ tạo ấn tượng đến thúc đẩy tiêu dùng; Khai thác sức mạnh dữ liệu: Ứng dụng hiệu quả công nghệ và giải pháp Siêu cá nhân hóa (Hyper Personalisation), từ đó nâng cao trải nghiệm số và nuôi dưỡng lòng trung thành

Về hành vi tiêu dùng nổi bật của Gen Z, các diễn giả đều thống nhất những từ khóa chính: yêu thích sáng tạo nội dung, chủ động nắm bắt cơ hội, và kỳ vọng được cá nhân hóa ở mọi điểm chạm. Bên cạnh đó, xu hướng ưu tiên trải nghiệm độc đáo, nội dung ngắn gọn, dễ chia sẻ cũng góp phần hoàn thiện chân dung của thế hệ người dùng tài chính chủ lực hiện nay.

Ở nội dung thứ hai - chiến lược tiếp cận, đại diện Antsomi gói gọn trong 3 từ khóa chính: Micro segment: Phân khúc càng chi tiết, khả năng giữ chân khách hàng càng cao; Micro moment - real-time: Bắt đúng thời điểm, cung cấp dịch vụ đúng lúc, đúng nhu cầu; Micro content/ creative: Sáng tạo là yếu tố kích hoạt cảm xúc và kết nối, cần được chú trọng như công nghệ và dữ liệu.

Đồng tình với quan điểm trên, đại diện đến từ VPBank cho biết hiện ngân hàng cũng đang triển khai chiến lược này qua các chiến dịch livestream và digital marketing, kết hợp mở rộng tệp người dùng thông qua nhóm Đối tượng tương tự (Lookalike Audience). Đại diện từ TikTok bổ sung: “Không chỉ nói với Gen Z, mà cần nói cùng họ.” qua việc trở thành cầu nối hỗ trợ họ trở thành những Micro Creator.

Ở khía cạnh dữ liệu, các diễn giả chia sẻ cách tận dụng Big Data và AI để cá nhân hóa toàn bộ hành trình khách hàng - từ bước opt-in, thưởng theo hành vi, đến retargeting thông minh. Công nghệ đóng vai trò cầu nối biến dữ liệu thành trải nghiệm số liền mạch và sâu sắc, góp phần xây dựng lòng trung thành lâu dài.

Dưới góc nhìn của OMverse Group - Đơn vị trực tiếp lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tăng trưởng số cho hơn 20 đối tác ngân hàng, chị Oanh Vũ - Founder & Chairwoman của OMverse đã đúc kết ba đặc tính then chốt cần nắm bắt của Gen Z: Tính cá nhân, sự thực tế và nỗi sợ bị thay thế. Đây là thế hệ đề cao cái tôi, luôn muốn thể hiện phiên bản tốt nhất của mình ở nhiều góc cạnh khác nhau. Họ cũng rất thực tế - không dễ bị lay động bởi cảm xúc mà cần lý do hợp lý để tin tưởng và lựa chọn thương hiệu. Chính vì vậy, để có thể chinh phục được thế hệ Gen Z, những khách hàng tiềm năng nhưng luôn trong trạng thái cập nhật, đổi mới bản thân, thì các Thương hiệu nói chung và Ngân hàng, Tài chính số nói riêng cần không ngừng sáng tạo, mang đến trải nghiệm cá nhân hóa, thú vị và bất ngờ. Từ chiến lược đổi mới sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược marcom, tới các thông điệp cần được đầu tư, sáng tạo để vừa chạm được vào cảm xúc nhưng cũng phải đảm bảo tính thực tiễn, hợp lý. Đồng thời, liên tục tiếp cận họ qua các kênh truyền thông mới và giữ chân họ bằng các công nghệ siêu cá nhân hóa kịp thời.

Buổi chia sẻ không chỉ mang đến insight và góc nhìn thực tiễn, mà còn truyền cảm hứng hành động cho các ngân hàng trong hành trình chạm đúng và trúng Gen Z - thế hệ sẵn sàng kết nối nếu được thấu hiểu đúng cách.

OMverse là hệ sinh thái cung cấp giải pháp tăng trưởng số bền vững cho doanh nghiệp, thông qua các chiến dịch truyền thông tích hợp - bắt đầu từ cốt lõi chiến lược sản phẩm. Với định hướng trở thành đối tác tăng trưởng số hàng đầu, OMverse tiên phong trong việc thiết kế và triển khai “công thức tăng trưởng riêng biệt” cho từng ngành nghề, phù hợp với đặc thù thị trường và hành vi người dùng.

PV

Tin liên quan

Tin khác

[Infographic] Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số

[Infographic] Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số

Sau sáu năm triển khai chương trình, hoạt động thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam tăng trưởng hết sức ấn tượng.
HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank mang đến “Ngày không tiền mặt 2025” góc nhìn sâu sắc về hành vi tài chính của người Việt, từ những chi tiêu thường nhật đến kế hoạch dài hạn, đồng hành theo mỗi giai đoạn cuộc sống mỗi người…
Agribank tiên phong ứng dụng số, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt

Agribank tiên phong ứng dụng số, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt

Trong kỷ nguyên số, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực quan trọng để xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại, minh bạch và bền vững. Là ngân hàng thương mại hàng đầu, nhiều năm qua, Agribank đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán, thúc đẩy TTKDTM phát triển mạnh mẽ; phổ biến thanh toán điện tử ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; từng bước góp phần thực hiện chiến lược tài chính toàn diện, đóng góp lớn vào công cuộc chuyển đổi số ngành Ngân hàng, phát triển kinh tế số và xã hội số của đất nước.
Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi hoạt động, kinh doanh ngân hàng

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi hoạt động, kinh doanh ngân hàng

Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra chương mới cho ngành Ngân hàng Việt Nam. Những tổ chức tận dụng sức mạnh của AI không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn góp phần thúc đẩy hệ sinh thái tài chính thông minh, minh bạch và hiệu quả hơn.
BVBank mang đến chuỗi hoạt động không cash tại Ngày hội không tiền mặt 2025

BVBank mang đến chuỗi hoạt động không cash tại Ngày hội không tiền mặt 2025

Hưởng ứng chuỗi hoạt động Ngày hội Không tiền mặt năm 2025 với chủ đề “Thanh toán không tiền mặt – Thúc đẩy kinh tế số”, Ngân hàng Bản Việt (BVBank) mang đến các trạm trải nghiệm “Vui hè cực mát, không cash cùng BVBank”
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn nút khai mạc Lễ hội Ngày không tiền mặt

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn nút khai mạc Lễ hội Ngày không tiền mặt

Sáng ngày 14/6, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đại diện các bộ, ngành, địa phương nhấn nút khai mạc Lễ hội Ngày không tiền mặt - Ting Ting Day 2025 do Báo Tuổi trẻ và Vụ Thanh toán, Thời báo Ngân hàng, Napas tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ - TP. Hồ Chí Minh.
Ngân hàng hỗ trợ số hóa tài chính hộ kinh doanh

Ngân hàng hỗ trợ số hóa tài chính hộ kinh doanh

Các ngân hàng đang phát triển sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ các tiểu thương, hộ kinh doanh minh bạch hóa tài chính, quản lý dòng tiền hiệu quả và tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp còn chậm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Hộ kinh doanh không còn phải “đau đầu” tìm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70

Hộ kinh doanh không còn phải “đau đầu” tìm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70

Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Đến năm 2030, mục tiêu 80% giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt

Đến năm 2030, mục tiêu 80% giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt

Mục tiêu đến năm 2030, 70% dân số trưởng thành sẽ tham gia mua sắm trực tuyến; 70% doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, 100% giao dịch có hóa đơn điện tử, 80% giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt và 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên nền tảng số.
Sacombank đồng hành cùng “ngày không tiền mặt 2025”, góp phần thúc đẩy kinh tế số

Sacombank đồng hành cùng “ngày không tiền mặt 2025”, góp phần thúc đẩy kinh tế số

Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng hiện đại bằng cách đồng hành với vai trò nhà tài trợ Bạc cùng chương trình “Ngày không tiền mặt” 2025 - do Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), Thời báo Ngân hàng, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức với chủ đề “Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số”.