Tái định vị doanh nghiệp để phát triển xanh, bền vững
Nhiều thách thức phải đối mặt
Theo ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đánh giá, năm 2022 bình quân mỗi tháng có khoảng 12 nghìn doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường thì hiện nay bình quân 2 tháng đầu năm số doanh nghiệp rời thị trường lên tới 25.700 doanh nghiệp.
"Sự tồn tại của doanh nghiệp đang là câu chuyện lớn, rất khó khăn. Doanh nghiệp cần định vị lại các giá trị cốt lõi như năng lực cạnh tranh, năng lực công nghệ, cung cách quản trị của đơn vị mình" - ông Phạm Tấn Công khẳng định.
Phát biểu tại “Diễn đàn tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững" ngày 23/3, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chỉ ra 4 khó khăn, thách thức chính mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Đó là tình trạng suy giảm các đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt trong các ngành may mặc, da giầy…vốn là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam chuyển dần sang áp dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững một cách chặt chẽ hơn.
Cùng với đó, vấn đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn và việc bảo đảm chất lượng lao động góp phần tăng năng suất lao động và thích ứng với yêu cầu làm việc trong bối cảnh mới. Hiện nay, theo thống kê, trình độ, chất lượng kỹ năng của người lao động Việt Nam chậm được cải thiện.
Do đó, để giải quyết các thách thức nêu trên, bà Minh cho biết, cần nâng cao chất lượng tư vấn, nhận thức cho doanh nghiệp để chuyển đổi và thích ứng với tình hình mới.
Ông Nguyễn Hồng Long - Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp - cũng nhấn mạnh, gần đây, chỉ trong vòng 1 tuần mà có 1 ngân hàng của Thụy Sỹ, 2 ngân hàng của Mỹ lâm hoàn cảnh khó khăn, cho thấy nền kinh tế thế giới đang tiềm ẩn nhiều bất ổn.
Nền kinh tế của Việt Nam muốn ổn định và phát triển phải dựa vào tình hình kinh tế thế giới và đánh giá được thực chất "sức khỏe" của các doanh nghiệp trong nước.
“Để phát triển bền vững là vấn đề thời sự, cấp bách của doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay khi kinh tế toàn cầu có nhiều biến động ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tái định vị doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, cần phải dự báo tình hình kinh tế thế giới, đánh giá kinh tế trong nước và sức khoẻ thực tế của doanh nghiệp.”- ông Long nói.
![]() |
Các doanh nghiệp dệt may đang chủ động chuyển đổi sản xuất xanh và tuần hoàn |
Doanh nghiệp phải tái định vị để tự cứu mình
Tại diễn đàn có nhiều ý kiến cho rằng, trên cơ sở năng lực cụ thể của từng đơn vị, các doanh nghiệp xây dựng phải thực sự định vị lại thị trường, tái cấu trúc về cơ cấu sản phẩm, hoạt động kinh doanh của đơn vị mình để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đây không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm cho biết: Từ nay đến năm 2030 phát triển ngành thời trang gắn với phát triển ngành dệt may; chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn để bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu; đáp ứng yêu cầu truy soát chuỗi cung ứng về lao động và môi trường... Đồng thời, giảm tác động đến môi trường bằng cách tăng độ bền của sản phẩm, tái sử dụng, tái chế, kéo dài tuổi thọ sản phẩm...
Tuy cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và là ngành chịu ảnh hưởng do suy thoái kinh tế khiến đơn hàng giảm nhưng các doanh nghiệp ngành gỗ cũng đang chuyển đổi để phát triển. Theo ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội gỗ Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành đang liên kết theo chuỗi giá trị, chuyển đổi theo hướng phát triển theo chiều sâu; đổi mới công nghệ thiết bị chuyển đổi thương mại xanh và kinh tế xanh. Bên cạnh đó, tăng cường trách nhiệm giải trình, chế biến và thương mại có trách nhiệm, kinh tế tuần hoàn; tăng cường năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu, đa dạng hoá thị trường.
Theo TS Trần Thị Hồng Minh, để tái cơ cấu, các doanh nghiệp xây dựng cần đánh giá lại kế hoạch kinh doanh của mình trong năm 2023, xác định cụ thể định hướng sản xuất kinh doanh trong bối cảnh bất động sản, tín dụng hiện nay.
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân - Tổng Giám đốc dịch vụ tư vấn thuế PwC Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần nhìn lại những ưu tiên chiến lược, xác định các điểm khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên làm việc trong phương pháp vận hành mới để doanh nghiệp có thể chủ động vượt qua thách thức để phát triển.
Để nắm bắt cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, theo ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi; đa dạng kênh tiếp cận vốn, tăng cường hỗ trợ thông tin thị trường và xúc tiến thương mại...
Các tin khác

Khởi nghiệp xanh tạo ra nhiều doanh nông trẻ và sản phẩm bản địa

Giá gạo xuất khẩu tăng cao nhất trong vòng 10 năm

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài hiệu quả

Doanh nghiệp cần tư duy đúng về phát triển bền vững

Xét chọn và trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh” năm 2023

Doanh nghiệp mía đường trước “cơ hội vàng” để làm chủ sân nhà

Lo ngại khuynh hướng chuyển dịch hợp tác xã thành công ty

Đà Nẵng, tín hiệu vui từ đầu tư trong nước

Vinhomes đạt Top 10 chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam tại BCI Asia Awards 2023

Startup Việt lọt TOP 100 Startup châu Á Thái Bình Dương

TP.HCM mở rộng nguồn quỹ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Viettel tiếp tục dẫn đầu giải thưởng công nghệ toàn cầu 2023 với các sản phẩm "Make in Vietnam"

Hỗ trợ doanh nghiệp: Cái khó là thiếu đơn hàng

Chuyển mình trở thành nhà cung cấp dịch vụ hội tụ

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác
