Tạo cơ chế mở cho NH nâng cao năng lực tài chính
Ông Nirukt Sapru - Tổng giám đốc NH Standard Chartered: Chúng tôi lạc quan về triển vọng của Việt Nam | |
Ông Phan Đức Tú – Tổng giám đốc BIDV: Lãi suất thấp nhất trong hơn 10 năm qua |
Ông Nguyễn Văn Thắng |
Năm 2016 mặc dù kinh tế vĩ mô đối mặt với những biến động phức tạp bất lợi ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ mới của Chính phủ. Tuy nhiên, Chính phủ, NHNN đã thể hiện vai trò xuất sắc trong điều hành nền kinh tế, dẫn dắt thị trường, đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, lãi suất, tỷ giá ổn định, duy trì môi trường kinh doanh và niềm tin của DN ngày càng được củng cố mạnh mẽ, bám sát chỉ đạo Chính phủ.
Đối với VietinBank, trong năm 2016 cũng đóng góp tích cực vào thành tích chung của toàn Ngành thông qua kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng toàn diện trên mọi hoạt động. Nhưng nhiệm vụ trong năm 2017 đặt ra đối với ngành NH cũng rất khó khăn.
Để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ được giao, VietinBank cũng như Vietcombank và một số NH khác đang gặp khó khăn về nâng cao năng lực tài chính. Hiện VietinBank cũng đã áp dụng tất cả biện pháp, giải pháp để nâng cao năng lực tài chính như bán hết phần vốn Nhà nước nắm giữ giảm xuống chỉ còn 64,5%.
VietinBank cũng đã bán cho NĐT ngoại xấp xỉ 30% vốn cũng là kịch giới hạn Luật cho phép. Bên cạnh đó, trái phiếu thứ cấp NH phát hành để bổ sung vốn cũng đã phát hành hết. Giờ nếu muốn tăng vốn VietinBank chỉ còn cách duy nhất là trình Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN chấp thuận phương án tăng vốn tự có thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu để vừa tăng trưởng tín dụng phục vụ nền kinh tế, theo chỉ đạo Chính phủ, vừa đảm bảo tiêu chuẩn, các quy định an toàn vốn tại Thông tư 36, Thông tư 06 cũng như là sắp tới triển khai Basel II
Về cơ chế xử lý nợ xấu, nợ bán cho VAMC, mục tiêu trong năm 2017 của VietinBank là sẽ xử lý toàn diện triệt để các khoản nợ xấu tại NH cũng như bán cho VAMC, lành mạnh hóa chất lượng tài sản NH.
Tuy nhiên, để làm được điều này, ngoài sử dụng năng lực tài chính tự có của NH từ hoạt động kinh doanh hiệu quả, việc xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến khoản nợ xấu trên có ý nghĩa rất lớn. Nhưng hoạt động thu hồi nợ thông qua xử lý tài sản đảm bảo đang gặp nhiều vướng mắc. Mà những nút thắt đó không chỉ riêng NHNN, NHTM hay một cơ quan bộ ngành nào đơn phương giải quyết được mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, vào cuộc của tất cả các bộ ngành.
Tôi được biết, để xử lý nợ xấu trong giai đoạn năm 2002 – 2004, chúng ta đã ban hành Thông tư liên tịch số 02 và phát huy hiệu quả giúp hệ thống nhanh chóng xử lý nợ xấu. Vì vậy, thời gian tới, NH rất mong các bộ ngành có Thông tư hướng dẫn như Thông tư liên tịch số 02 với sự vào cuộc tất cả các bộ, ban ngành, các NHTM… để giúp NHTM xử lý dứt điểm nợ xấu.