Tập trung phát huy hiệu quả kinh tế vùng Đông Nam Bộ
Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI) Đậu Anh Tuấn cho biết, vùng Đông Nam Bộ có 147 khu công nghiệp, chiếm 57% số khu công nghiệp cả nước, tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Long An. Khu vực này cũng là nơi tập trung các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành (đang xây dựng), cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, các cảng biển TP.HCM, cảng Đồng Nai. Đây là khu vực trọng điểm xuất nhập khẩu khi có đến 13 cửa khẩu đường bộ, trong đó có 4 cửa khẩu quốc tế (Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài, Tân Nam), 3 cửa khẩu chính (Hoàng Diệu, Lộc Thịnh và Phước Tân) và 6 cửa khẩu phụ (Tân Tiến, Kà Tum, Tống Lê Chân, Vạc Sa, Chàng Riệc và Tà Nông).
![]() |
Quốc lộ 13 vẫn là “điểm nghẽn” giữa TP.HCM và Bình Dương |
Hiện các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đóng góp gần 32% GDP cả nước, tính riêng năm 2022, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài của vùng chiếm gần 40%, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 35,38% cả nước. Tỷ lệ đóng góp của khu vực trong thu ngân sách Nhà nước đạt 37%. Trong đó, TP.HCM đóng góp lớn nhất với 26,5% vào tổng thu ngân sách của cả nước. Không chỉ giữ vai trò đầu tàu kinh tế, Đông Nam Bộ còn là khu vực tập trung hạ tầng logistics quan trọng, đảm nhận phần lớn số lượng hàng hóa và khối lượng hàng container cả nước. Cả vùng có khoảng 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, chiếm 49,2% tổng số doanh nghiệp logistics cả nước, tập trung chủ yếu tại TP.HCM với 11.027 doanh nghiệp, con số này ở Bình Dương và Đồng Nai lần lượt là 1.655 và 1.223 doanh nghiệp.
Tuy vậy, vùng Đông Nam Bộ lại đang gặp những điểm nghẽn về hạ tầng, cơ chế chính sách… gây cản trở lớn đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó, cơ sở hạ tầng giao thông hiện đang là “nút thắt” lớn nhất khi chưa theo kịp nhu cầu thực tế trong phát triển kinh tế trên cả ba loại hình là đường bộ, đường thủy và hàng không. Các dự án được quy hoạch để kết nối liên vùng như đường cao tốc và đường vành đai đều chậm triển khai… Cảng Cát Lái là cảng container lớn nhất Đông Nam Bộ, nhưng các đường tới cảng này luôn ùn tắc, nhất là trong các giờ cao điểm. Cùng với đó, các trung tâm logistics, ICD, trung tâm phân phối của vùng Đông Nam Bộ còn phân bố rời rạc, thiếu đồng bộ.
Cả khu vực Đông Nam Bộ mới chỉ có 2 tuyến cao tốc được hoàn thành là TP.HCM - Trung Lương và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dù có số lượng doanh nghiệp gấp khoảng 6 lần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhưng chỉ có khoảng 91 km (11% tổng số của cả nước) là đường cao tốc. Chính vì vậy, tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường nối TP.HCM với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh. Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc TP.HCM - Trung Lương, tuyến quốc lộ 22 kết nối TP.HCM và Tây Ninh đều hay bị kẹt xe rất nghiêm trọng. Trong khi đó, các dự án được quy hoạch mang tính kết nối liên vùng như cao tốc và vành đai đều đang chậm triển khai.
“Sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong khu vực trung tâm đô thị đã gây áp lực lớn cho hệ thống giao thông đô thị. Trong khi đó, gói thầu xây dựng nhà ga hành khách Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành có tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng đang gặp nhiều trục trặc khiến tiến độ dự án sân bay lớn nhất nước này có nguy cơ trễ hẹn”, ông Đậu Anh Tuấn nói.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh, trong Nghị quyết số 24-NQ/TW, Trung ương đã giao TP.HCM thực hiện các đề án xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế; xây dựng cơ chế và hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM - kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn vùng, khu vực và quốc tế; xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm kết nối sàn giao dịch công nghệ, từ đó kết nối với trung tâm đổi mới sáng tạo; xây dựng cảng trung chuyển container tại Cần Giờ; hình thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc theo vành đai 3 và 4, kết hợp xây dựng các tuyến cao tốc giữa TP.HCM với Mộc Bài (Tây Ninh), Chơn Thành, Long Thành (mở rộng), và Trung Lương Mỹ Thuận (mở rộng); và phát triển chuỗi công nghiệp, đô thị Mộc Bài - TP.HCM - Cái Mép. Ngoài ra, còn nhiều dự án khác TP.HCM đang đốc thúc triển khai. Đây được xem là dư địa đầu tư rất lớn đối với doanh nghiệp trong nước.
Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị đã định hướng phát triển vùng Đông Nam Bộ khá rõ, phù hợp với thế mạnh của vùng; đồng thời, xây dựng thể chế đủ mạnh, phù hợp để khai thác tiềm lực, vị thế của vùng. Nghị quyết cũng xác định rõ cơ chế phối hợp phát triển liên vùng để phát huy tối đa lợi thế của mỗi địa phương. Để đạt được mục tiêu này, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng năm 2023, Chính phủ, bộ ngành cơ quan chức năng liên quan tập trung áp dụng đồng bộ giải pháp tháo gỡ khó khăn cho vùng. Trong đó, thúc đẩy liên kết vùng một cách toàn diện, với ưu tiên trước mắt là phát triển cơ sở hạ tầng; quan tâm hơn tới các kế hoạch hành động về phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường; tiếp tục các nỗ lực cải thiện chất lượng quản trị công và tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng quản trị công, nhất thiết phải theo dõi, đánh giá và có các hình thức thúc đẩy chất lượng thực thi ở cấp sở ngành và cấp quận huyện.
“Các địa phương cũng cần tăng cường minh bạch trong cung cấp thông tin về hoạt động của chính quyền; kết hợp tăng cường tương tác, đối thoại với người dân và doanh nghiệp; thực hiện các chương trình khuyến khích đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong doanh nghiệp; có các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp…”, ông Tuấn đặt ra yêu cầu.
Các tin khác

Bay quốc tế an tâm với Bảo hiểm Sky Care miễn phí từ Vietjet

Hạn chế của bảo hiểm nằm ở chất lượng tư vấn

Quy định mới về tinh giản biên chế

Sacombank phát động chạy bộ gây Quỹ xây nhà văn hóa cộng đồng Pu Péo, tỉnh Hà Giang

Hơn 70% cơ sở giết mổ không được phép hoạt động

Bến Tre: Mục tiêu cho vay hỗ trợ việc làm cho 4.500 thanh niên mỗi năm

Thông tư mới về đăng kiểm ô tô chính thức có hiệu lực

Câu lạc bộ Xạ Kỵ: Điểm đến của học sinh, sinh viên dịp hè

CĐCS Vụ Thanh toán, Pháp chế, Tín dụng và Sở Giao dịch NHNN tổ chức "Vui Tết thiếu nhi"

"Đêm hội ánh sáng" - sự kiện đang được công chúng mong đợi

Cuốn sách trao đi - Mầm xanh đem về

Sacombank và Dai-ichi Life hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo

BIDV trao tặng 300 triệu đồng xây dựng đài tượng niệm liệt sỹ

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Dự kiến giảm tới 50% nhiều khoản thu phí, lệ phí

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

HD SAISON đẩy mạnh gói vay 10.000 tỷ đồng, cùng công nhân vượt khó

Thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng trên ứng dụng Vietbank Digital

Sacombank tung ưu đãi lên đến 80 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp
