Tập trung vốn, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp thu mua chế biến, tạm trữ lúa gạo
Xin Phó Thống đốc cho biết, các giải pháp NHNN đã triển khai để đẩy mạnh tín dụng từ đầu năm đến nay?
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đối mặt nhiều khó khăn, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã triển khai rất nhiều biện pháp để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Từ đó vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, NHNN đã ban hành cơ chế chính sách như thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các NHTM cung ứng sản phẩm tín dụng thuận lợi hơn kể cả trên phương diện sử dụng công nghệ để giảm bớt các thủ tục cho vay như cho vay online, cung cấp sản phẩm mà người vay ngồi tại nhà có thể vay và trả nợ được… Hay chính sách có thể vay ở ngân hàng này có lãi suất thấp để trả cho các ngân hàng khác…
Ngoài ra, NHNN ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN giãn hoãn các khoản nợ đến hạn mà khó khăn chưa thể trả được. Đặc biệt, NHNN triển khai một số gói tín dụng như 120 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực bất động sản xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; gói 15.000 tỷ đồng cho vay lĩnh vực lâm sản, thủy hải sản…
![]() |
Phó Thống đốc Thường trực NHNN phát biểu tại Hội nghị |
Bên cạnh cơ chế chính sách thông thoáng hơn, NHNN cũng chỉ đạo công tác tổ chức điều hành hoạt động của các NHTM làm sao đẩy mạnh tiếp cận tín dụng bằng việc thường xuyên tổ chức hội nghị kết nối giữa ngân hàng – doanh nghiệp - Hiệp hội doanh nghiệp để cùng ngồi với nhau tìm ra những khó khăn để cùng chia sẻ, giải quyết tận gốc những khó khăn của doanh nghiệp. Nhất là những dự án lớn, doanh nghiệp trong lĩnh vực có tính chất lan tỏa, chi phối cho hoạt động chung, lĩnh vực ưu tiên của chính phủ như xuất khẩu, công nghệ cao…
Trong thời gian qua, các NHTM rất tích cực thực hiện giảm mạnh lãi suất đưa mặt bằng lãi suất về mức khá thấp. Theo tìm hiểu thực tế có lĩnh vực mức lãi suất ngân hàng cho vay còn thấp hơn thời điểm dịch bệnh. Rõ ràng đây là việc hết sức thuận lợi, điều kiện tích cực cho các doanh nghiệp giảm giá thành, giá đầu vào nguyên vật liệu...
Bên cạnh đó, việc giảm thủ tục hành chính, linh hoạt hơn cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tiếp tục được đặt ra cho công tác chỉ đạo điều hành của NHNN với các NHTM. Bản thân NHTM cũng nhận ra rằng lúc khó khăn như thế này thì ngân hàng và doanh nghiệp phải dựa vào nhau, cộng sinh với nhau.
Phó Thống đốc đánh giá như thế nào về chính sách tín dụng đối với ĐBSCL từ đầu năm đến nay?
Nếu nói riêng tín dụng cho ĐBSCL thì đây là điểm sáng cho kinh tế của khu vực này nói riêng cũng như xuất khẩu lúa gạo của cả nước nói chung. Tín dụng cho lúa gạo tăng 8-9% cao gần gấp đôi so với tín dụng tăng trung bình của cả nước. Bởi, lúa gạo đang là sản phẩm có tính chiến lược cũng như trong hoạt động xuất khẩu. Giá lúa gạo tăng lên thậm chí 40% giúp cho doanh nghiệp đặc biệt bà con trồng lúa đã có thêm thu nhập. Chính vì vậy, việc tín dụng tập trung cho lúa gạo được NHNN thường xuyên đôn đốc, yêu cầu chỉ đạo các NHTM cũng như NHNN chi nhánh các tỉnh TP khu vực ĐBSCL phải hết sức quan tâm, tạo điều một cách tích cực nhất cho những doanh nghiệp, thương lái, đơn vị sản xuất, chế biến và xuất khẩu lúa gạo vay vốn. Mặt khác, NHNN cũng động viên các ngân hàng đây là lĩnh vực rủi ro ít, lợi nhuận cao nên cần mạnh cho vay hơn nữa. Chính vì vậy, tín dụng đối với lúa gạo tăng rất tích cực.
Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng có giải pháp gì để đẩy mạnh tín dụng cho các lĩnh vực, đặc biệt là thủy sản, lúa gạo?
Hôm nay, NHNN tổ chức Hội nghị để giải quyết bài toán vốn cho lĩnh vực lúa gạo, thủy sản ĐBSCL. Ngoài chính sách chung, NHNN khẳng định sẽ tập trung vốn, không để thiếu vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề thu mua, chế biến, tạm trữ lúa gạo đặc biệt là xuất khẩu. Kể cả bằng tiền đồng cùng như cơ chế cho vay bằng ngoại tệ đối với những DN có nguồn thu ngoại tệ. Các chính sách đưa ra làm sao tạo để tranh thủ được các lợi ích tối đa, nhất là đối với lúa gạo xuất khẩu.
Bên cạnh thủ tục hành chính, câu chuyện lãi suất được doanh nghiệp, người vay quan tâm. NHNN đã có những cơ chế buộc các ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng lãi suất, giúp cho DN được tiếp cận lãi suất thấp hơn. Bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu các ngân hàng không chỉ là chủ động hạ lãi suất mà bắt buộc phải hạ lãi suất để cạnh tranh giữ chân các khách hàng tốt, đảm bảo chiếm lĩnh thị trường cũng như mục tiêu tăng tín dụng năm nay mà chưa được cao so với năm ngoái. Trên tinh thần chung đó là tiếp tục hạ lãi suất trong thời gian tới. Thực tế, các NHTM đã hạ lãi suất rất tích cực.
Ngoài ra, NHNN cùng chính quyền địa phương, Hiệp hội các doanh nghiệp, tập đoàn tìm ra tháo gỡ khó khăn về lãi suất, thủ tục, sự linh hoạt của các NHTM đối với cho vay, nhất là cho vay có tính chất thời vụ gắn với nông nghiệp nông thôn.
Tôi tin rằng, hội nghị này cùng với giải pháp của NHNN thì thời gian tới sẽ tạo điều kiện, cởi mở, mạnh mẽ hơn cho các NHTM, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp tăng trưởng tín dụng.
Hiện tại, doanh nghiệp đang chia sẻ lãi suất cho vay trung dài hạn giảm chậm hơn so với lãi suất ngắn hạn. Theo Phó Thống đốc xu hướng giảm lãi suất cho vay trung dài hạn có diễn ra trong thời gian tới để doanh nghiệp có thể đầu tư nhà xưởng, mở rộng sản xuất kinh doanh?
Lãi suất ngắn hạn giảm nhanh bởi lẽ vốn ngắn hạn có thể thay đổi lãi suất thường xuyên nên dẫn đến quyết định giảm lãi suất cho vay ngắn hạn nhanh hơn. Còn đối với lãi suất cho vay trung dài hạn, vì phần huy động vốn của người gửi tiền 1-2 năm thì phần trả lại tiền gửi cũng thời gian đó mới thực hiện được. Nên chuyện cho vay trung dài hạn cũng thế. Nhưng theo xu hướng lãi suất ngắn hạn đã giảm thì không có lý gì lãi suất trung dài hạn kéo dài hoặc ở mức cao mãi. Chính vì thế, chúng tôi tin rằng lãi suất trung dài hạn cũng có xu hướng hạ hơn trong thời gian tới.
Xin cảm ơn Phó Thống đốc!
Các tin khác

Tín dụng chính sách góp phần tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Tín dụng đang rất hỗ trợ, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp

Lãi suất rẻ đang dần thẩm thấu

Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực lúa gạo, thuỷ sản đồng bằng sông Cửu Long

Dư địa điều hành chính sách tiền tệ không còn nhiều, cần đẩy mạnh chính sách tài khóa

Bàn giải pháp tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế

Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận vốn

Ngân hàng tìm mọi giải pháp hỗ trợ khách hàng yên tâm vay vốn

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhưng không bằng mọi giá

Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng cho các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng

Tăng cường hợp tác giữa VAMC với ngân hàng thúc đẩy xử lý nợ xấu hiệu quả

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng đảm bảo phù hợp thực tiễn

LPBank chào bán trái phiếu ra công chúng đợt 3 tăng quy mô vốn hoạt động

Agribank dành thêm 10.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi đối với khách hàng SME

Agribank dành 3.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi chia sẻ khó khăn với lĩnh vực lâm, thủy sản

Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Trị: Tăng cường chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
