Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển Đồng bằng sông Cửu Long
![]() | Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Tư duy, tầm nhìn mới sẽ mang lại cơ hội và giá trị mới |
Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Bí thư Thành ủy Thành phố Cần Thơ Lê Quang Mạnh đồng chủ trì.
Ngân hàng luôn đồng hành cùng ĐBSCL
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành nông nghiệp, là vùng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản, lúa gạo và rau quả lớn nhất của cả nước. Thời gian qua, để tạo lập môi trường và tạo đà cho phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là các ngành hàng nông sản chủ lực NHNN đã và đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong tiếp cận tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
“Ngày 5/12/2022 mới đây, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các TCTD, trong đó Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.
![]() |
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Bí thư Thành ủy Thành phố Cần Thơ Lê Quang Mạnh đồng chủ trì hội nghị |
Theo bà Hà Thu Giang - Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, tính đến cuối cuối tháng 11/2022, tổng dư nợ tín dụng của các TCTD ở ĐBSCL đạt 955.451 tỷ đồng, tăng 13,53% so với cuối 2021. Trong đó tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn luôn được các TCTD quan tâm với dư nợ đạt gần 540.000 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cuối năm 2021.
Một số mặt hàng nông sản chủ lực trong vùng có mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng, như dư nợ ngành thủy sản đạt 112.455 tỷ đồng, tăng 16% và chiếm gần 54% dư nợ thủy sản toàn quốc, trong đó dư nợ cho vay cá tra và tôm đạt 62.953 tỷ đồng, chiếm 56% dư nợ cho thủy sản của vùng; dư nợ ngành lúa gạo đạt 89.388 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cuối năm 2021 và chiếm gần 55% dư nợ lúa gạo toàn quốc; dư nợ ngành rau quả đạt 19.441 tỷ đồng và chiếm khoảng 21% dư nợ rau quả toàn quốc…
Đánh giá cao nỗ lực của ngành Ngân hàng và các TCTD trên địa bàn trong việc đầu tư vốn vào lĩnh vực nông sản, Bí thư Thành ủy Thành phố Cần Thơ Lê Quang Mạnh khẳng định, dòng vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì hoạt động và phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch.
Phát biểu tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp như ông Hoàng Minh Nhật - Giám đốc Công ty Hoàng Minh Nhật (Cần Thơ) cũng hoan nghênh việc ngành Ngân hàng duy trì thường xuyên các cuộc đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng, hỗ trợ ngành nông nghiệp ở ĐBSCL trong thời gian qua. Theo ông Nhật, việc thúc đẩy tín dụng cho hàng nông sản không chỉ liên quan đến doanh nghiệp mà còn tác động tích cực lên hơn 17 triệu dân ĐBSCL. Đặc biệt việc ngân hàng cung cấp tài chính cho chuỗi giá trị gạo với mức lãi suất hợp lý đã giúp giảm chi phí, giảm giá thành, qua đó nâng cao sức cạnh tranh cho gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
Tuy nhiên theo phản ánh của các Hiệp hội, doanh nghiệp, sau hai quý “được mùa” đầu năm, hoạt động xuất khẩu nông thuỷ sản những tháng cuối năm gặp rất nhiều khó khăn, tồn kho lớn. Nguyên nhân do lạm phát tăng cao trên toàn cầu, trong khi nhiều nền kinh tế lớn - vốn là những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam - suy giảm tốc độ tăng trưởng, khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên toàn cầu sụt giảm mạnh. Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại, các doanh nghiệp đề nghị ngành Ngân hàng ổn định tỷ giá và giảm lãi suất, đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng…
Chia sẻ với những khó khăn này, các ngân hàng đã tiết giảm tối đa chi phí, giảm lợi nhuận để giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, VietinBank cam kết từ nay đến Tết nguyên đán dành hạn mức giải ngân thêm 5.000 tỷ đồng và giảm lãi suất 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng với dư nợ bằng đồng Việt Nam đối với nhu cầu thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực ĐBSCL. Trong khi Agribank cũng thông tin, dự kiến trong năm 2022 ngân hàng sẽ tiết giảm khoảng 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, trong đó dự kiến khu vực ĐBSCL được giảm khoảng 300 tỷ đồng…
Tuy nhiên, đại diện các ngân hàng cũng đề nghị các doanh nghiệp cần kiểm soát hàng tồn kho, cơ cấu lại hoạt động, cơ cấu lại tài sản để duy trì hoạt động ổn định. Bên cạnh đó để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp nên sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hoá…
Nhấn mạnh tinh thần đồng hành, chia sẻ cùng người dân, doanh nghiệp, ngành Ngân hàng sẵn sàng triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phát triển kinh tế trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL, đặc biệt nhu cầu vốn để kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng yêu cầu các đơn vị trong ngành Ngân hàng bám sát diễn biến của thị trường, điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu kiên định ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống.
Đồng thời đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với thời hạn và lãi suất hợp lý theo Nghị định 55/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Chủ động tiếp cận người dân, doanh nghiệp thuộc ngành hàng thủy sản, lúa gạo, rau quả... để đánh giá về nhu cầu tín dụng nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn để doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của vùng ĐBSCL.
Thống đốc yêu cầu các TCTD tiếp tục tập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhất là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, phân bổ tín dụng hợp lý cho khu vực trọng điểm như ĐBSCL. Các ngân hàng đã công bố các gói tín dụng ưu tiên phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ đúng như cam kết.
Thống đốc cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, các sở, ban ngành, chính quyền các cấp quan tâm, chia sẻ đồng hành phối hợp chặt chẽ với ngành Ngân hàng trong triển khai các chính sách; đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để cùng tháo gỡ khó khăn trong các lĩnh vực đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng... giúp người dân, doanh nghiệp vùng ĐBSCL vượt qua khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển trong thời gian tới.
Các tin khác

Tháo gỡ vướng mắc, bất cập để thúc đẩy mô hình kinh tế hợp tác xã phát triển

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 24/5

Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

TP.HCM lý giải nguyên nhân khiến kết quả thực hiện cơ chế đặc thù không như mong đợi

Thực hiện ngay các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí

Đầu tư công: Danh mục đã rõ, vấn đề nằm ở triển khai

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 23/5

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06

Chậm phân bổ vốn đầu tư công: Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm người đứng đầu

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 6/2023

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Ủy ban Tài chính - Ngân sách kiến nghị 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp

Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề xuất cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank

FDI chất lượng cao sẽ hỗ trợ kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 22/5

Cạn nước, ngành điện cầu cứu than và khí

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
