Thêm 6 tỉnh được đăng ký thông tin tín dụng thể nhân
CIC tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh giá dịch vụ thông tin tín dụng | |
CIC chính thức vận hành hệ thống hỗ trợ khách hàng | |
CIC tổ chức tập huấn chia sẻ thông tin tín dụng |
Khách hàng vay có thể đăng ký tài khoản để tra cứu thông tin, điểm tín dụng của bản thân, đăng ký nhu cầu tín dụng, yêu cầu thay đổi thông tin đăng ký trên cổng thông tin này.
Ảnh minh họa |
Theo ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng giám đốc CIC, 6 tháng đầu năm 2018, CIC đã tiếp tục tích cực triển khai nhiều giải pháp để hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động thông tin tín dụng của NHNN, mở rộng đối tượng và nguồn thu thập thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin…
Kết quả đến nay, CIC liên tục duy trì và thực hiện thu thập thông tin từ 100% TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trên 1.100 quỹ tín dụng nhân dân và 35 tổ chức tự nguyện. Do vậy, tổng số khách hàng vay được CIC cập nhật vào kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia là trên 36,8 triệu, tăng gần 2 triệu so với cuối năm 2017.
Ngoài ra, CIC còn đẩy mạnh mở rộng thu thập thông tin từ các tổ chức ngoài ngành như: Cập nhật thông tin doanh nghiệp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; C72 (Bộ Công An); Công ty CP Bán lẻ kỹ thuật số FPT, MOBIVI, mạng bán hàng trực tuyến ALUKAKU... Với những nỗ lực đẩy mạnh mở rộng thu thập thông tin của CIC, độ phủ thông tin tín dụng của Việt Nam liên tục được cải thiện, hiện đã vượt 51% theo đánh giá của Nhóm Ngân hàng Thế giới năm 2018.
Có thể nói thông tin tín dụng thể nhân là kênh quan trọng đối với ngân hàng cũng như người vay. Thông qua điểm tín dụng và các thông tin trong báo cáo tín dụng khách hàng vay, khách hàng vay có thể tự kiểm tra, cập nhật thông tin tín dụng về bản thân; nếu phát hiện có sai sót có thể khiếu nại theo đúng quy định để điều chỉnh, tránh rủi ro thông tin bị lợi dụng hoặc ngăn chặn sớm việc mạo danh.
Điểm tín dụng và các mức độ rủi ro tương ứng cho phép khách hàng vay tự đánh giá về khả năng tiếp cận tín dụng của chính mình khi có nhu cầu tiếp cận TCTD để vay vốn. Có thể thấy, điểm tín dụng là chìa khóa tiếp cận tín dụng của khách hàng vay. Điểm tín dụng càng cao, mức độ rủi ro càng thấp thì khả năng tiếp cận tín dụng càng cao. Đối với TCTD, điểm tín dụng là công cụ hỗ trợ cán bộ tín dụng đánh giá nhanh nhất và chính xác nhất về mức độ rủi ro liên quan đến khách hàng vay cá nhân, là mức tham chiếu kết quả đánh giá khách hàng so với các kết quả đánh giá nội bộ của hệ thống TCTD.