Thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào "tam nông"
![]() |
Doanh nghiệp đầu tư cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ tới 10 tỷ đồng/dự án - Ảnh minh họa |
Đây là đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc xây dựng Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP nhằm kịp thời đáp ứng những vấn đề mới nảy sinh, các yếu tố tác động lớn đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp như: Giá thịt lợn hiện nay của nước ta tăng cao. Do vậy, cần bổ sung đối tượng này vào chính sách hỗ trợ để khôi phục ngành chăn nuôi lợn, tạo cạnh tranh bình đẳng, hạ giá thành sản phẩm về mặt bằng chung.
Bên cạnh đó, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, chế biến nông, lâm thủy sản; xu hướng thay đổi của thị trường nông sản trong nước và quốc tế theo hướng an toàn, hiệu quả; kịp thời đón nhận cơ hội đầu tư từ các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước như Hiệp định thương mại tự do EVFTA, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP… cũng là những lý do cần thiết phải xây dựng Nghị định mới về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Dự thảo nêu rõ nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là Nhà nước ưu đãi đầu tư thông qua miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cho doanh nghiệp; hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư hoặc cấp bù chênh lệch lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp; đơn giản thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Miễn, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ tín dụng đầu tư
Dự thảo quy định các chính sách ưu đãi và hỗ trợ gồm: Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước. Cụ thể, doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước.
Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 7 năm tiếp theo.
Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 5 năm tiếp theo.
Đối với chính sách hỗ trợ tín dụng đầu tư, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành như sau: Mức hỗ trợ bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất cho vay tín dụng đầu tư Nhà nước, tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hỗ trợ.
Thời gian hỗ trợ lãi suất tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại: Tối đa 8 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, tối đa 6 năm đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, tối đa 4 năm đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư. Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản có quy mô tối thiểu 5 ha trở lên được hỗ trợ 200 triệu đồng/ha để xây dựng hạ tầng, cấp nước, thoát nước, xử lý môi trường. Diện tích nuôi tăng lên mức hỗ trợ được tăng lên tương ứng. Mức hỗ trợ không quá 50% tổng mức đầu tư dự án, tối đa 10 tỷ đồng/dự án.
Các tin khác

Hỗ trợ 3 tỷ đồng cho mỗi dự án liên kết theo chuỗi giá trị nông nghiệp

“Số hóa” tín dụng chính sách

An Giang: Hiệu quả nguồn vốn vay phục hồi phát triển kinh tế

Tín dụng chính sách: Động lực để Phú Yên thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp sức cho Tân Kỳ giảm nghèo bền vững

Hợp tác giúp hội viên nông dân tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Quỹ tín dụng muốn xây dựng app trực tuyến

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Đắk Nông

Vốn chính sách giúp phụ nữ Quế Phong thoát nghèo

Quảng Ngãi: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 4.709 tỷ đồng

Agribank - 35 năm vững bước cùng “tam nông”

Đồng Tháp: Hệ thống quỹ tín dụng cho vay hơn 900 tỷ đồng

Bến Tre: Chỉ đạo tăng cường cho vay qua tổ vay vốn

Vốn ngân hàng thúc đẩy kinh tế biển phát triển bền vững

KonTum: Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng
